ANNE-SOPHIE VIVIER-MURESAN, KHOA TRƯỞNG KHOA THẦN HỌC CỦA PARIS
Anne-Sophie Vivier-Muresan được bầu làm trưởng khoa Theologicum – Khoa Thần học và Khoa học Tôn giáo của Học viện Công giáo Paris. Bà là người phụ nữ đầu tiên đứng đầu cơ sở này.
Anne-Sophie Vivier-Muresan, trưởng khoa thần học: đó là người phụ nữ đầu tiên của Học viện Công giáo Paris (ICP), một cơ sở đáng kính được thành lập vào năm 1875. Được bầu trong ba năm, bà kế vị cha Jean-Louis Souletie. Ở tuổi 45, đã kết hôn và là mẹ của hai đứa con, bà là giáo dân và người phụ nữ đầu tiên đảm nhận trách nhiệm này trong khoa. Bà đứng đầu khoa thần học nói tiếng Pháp lớn nhất, một con tàu với một nghìn sinh viên, hơn 700 thính giả và 200 giáo viên.
Khi được bổ nhiệm, bà đã chia sẻ trực giác của mình cho những năm tới, với ý định “tiếp tục và đổi mới những nỗ lực đã được thực hiện nhằm xóa bỏ mọi ngăn cách việc giảng dạy thần học, để giúp nó có thể phát huy đầy đủ vai trò của mình trong việc phục vụ cơ thể giáo hội và xã hội : phát triển mối liên kết với các khoa khác của Học viện Công giáo Paris và với trường đại học công lập, đa dạng hóa công chúng bằng cách đặc biệt tạo thuận lợi cho việc tiếp cận của những người trẻ trong quá trình đào tạo ban đầu, và nêu bật chuyên môn phong phú của khoa về đối thoại đại kết, liên tôn giáo và liên văn hóa .”
Mối quan tâm này được minh họa bằng chính cuộc hành trình của bà. Chính những nghiên cứu của bà về nhân chủng học xã hội, cũng như cuộc gặp gỡ của bà với Hồi giáo – “thế giới Hồi giáo đặt câu hỏi rất nhiều về đức tin Kitô giáo về Chúa Ba Ngôi” – , rồi với Đông phương Kitô giáo, ở Ai Cập và Iran, nơi bà đã sống nhiều năm, đã đặc biệt đã dẫn bà đến với thần học. Lĩnh vực chuyên môn chính của bà bao gồm thần học về Chúa Ba Ngôi, thần học tôn giáo và các vấn đề khác nhau liên quan đến Hồi giáo. Nữ tiến sĩ cả thần học và nhân chủng học xã hội này giải thích : “Tôi ngày càng chuyên sâu hơn về các vấn đề nhân học tôn giáo và, tại một thời điểm, tôi hiểu rằng nếu tôi muốn đi đến cùng phương pháp hiểu con người là gì và việc tìm kiếm sự siêu việt của con người, thì tôi phải mở ra với thần học”. Luận án thần học của bà, « Cuộc đối thoại của Tình yêu Ba Ngôi. Những viễn cảnh được mở ra bởi Dumitru Stăniloae », đã mang về cho bà Giải thưởng Jean et Maurice de Pange năm 2020.
Là giáo sư tại Theologicum từ năm 2009, bà cũng giữ các chức vụ như phó giám đốc Viện Khoa học và Thần học Tôn giáo (ISTR) từ năm 2011 đến năm 2020. Với mong muốn xây dựng cầu nối giữa các nền văn hóa, bà cũng là người điều hành chương trình cấp bằng đại học về “việc mục vụ cho cuộc gặp gỡ với người Hồi giáo” (Dupram) và, kể từ năm 2020, điều hành Viện Nghiên cứu Đại kết cấp cao (Iséo).
Là một nhà thần học về các tôn giáo, người nói được nhiều thứ tiếng, nhà giáo-nhà nghiên cứu thuộc đơn vị nghiên cứu “tôn giáo, văn hóa và xã hội” này của ICP đã làm việc về các vấn đề đại kết và liên tôn. Bà đã tham gia nhiều hội nghị và hội thảo quốc tế, và các ấn phẩm của bà bao gồm các tác phẩm như tập biên bản của hội nghị chuyên đề gần đây được tổ chức tại ICP, Hòa bình của các Giáo hội, Hòa bình của Thế giới?, đồng tác giả với nhà thần học Chính thống Julija Vidovic (Cerf , 2023 ).
Xác tín rằng “thần học có thể giúp Giáo hội thoát khỏi cuộc khủng hoảng”, bà ý thức rằng, “đối với một giáo dân, việc làm thần học không phải là điều hiển nhiên cũng như không dễ dàng”, và sẽ chú ý, giống như người tiền nhiệm của mình, “khuyến khích việc giảng dạy thần học nơi giáo dân”.
Bên trong ICP (nguồn ảnh: dioceseparis.fr)
Hiệu trưởng Học viện Công giáo Paris hiện nay là cha Emmanuel Petit, được Hội đồng các Giám mục sáng lập của ICP bầu vào tháng 3 năm 2021. Cha đã kế nhiệm Đức Ông Philippe Bordeyne, người được Đức Phanxicô bổ nhiệm làm hiệu trưởng của Học viện thần học Gioan-Phaolô II về các khoa học hôn nhân và gia đình ở Rôma, từ 1/9/2021.
Tý Linh
(theo Christophe Henning và Céline Hoyeau, nhật báo La Croix)
Tags: các thánh-nhân vật, Đối-thoại-liên-tôn
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- DIỄN VĂN CỦA PHANXICÔ CHO CÁC THAM DỰ VIÊN CUỘC HỌP ĐƯỢC TỔ CHỨC BỞI TÒA THƯỢNG THẨM RÔMA
- THƯ VỀ VIỆC ĐỔI MỚI NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ GIÁO HỘI
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 14. CÁC ƠN CỦA HIỀN THÊ. CÁC ĐẶC SỦNG, NHỮNG ƠN CỦA CHÚA THÁNH THẦN VÌ ÍCH CHUNG
- ẤN BẢN MỚI CỦA SÁCH BÀI ĐỌC DÀNH CHO TANG LỄ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
- CARLO ACUTIS VÀ PIER GIORGIO FRASSATI SẼ ĐƯỢC PHONG THÁNH TRONG NĂM THÁNH
- ĐỨC PHANXICÔ: THIÊN CHÚA SẼ CÓ LỜI CUỐI CÙNG VỀ CUỘC CHIẾN Ở UCRAINA
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ LẦN THỨ 39 : TÔI XÂY DỰNG CUỘC SỐNG CỦA TÔI TRÊN NHỮNG NIỀM HY VỌNG NÀO ?
- SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN TO LỚN VỀ CÁC SỐ LIỆU CỦA CUỘC XUNG ĐỘT
- THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ VỀ VIỆC KÍNH NHỚ CÁC THÁNH, CHÂN PHƯỚC, ĐẤNG ĐÁNG KÍNH VÀ TÔI TỚ CHÚA CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: MỌI SỰ ĐỀU QUA ĐI, CHÚA KITÔ VẪN CÒN MÃI
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
- NICARAGUA: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BỊ TRỤC XUẤT ĐẾN GUATEMALA
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- Ở RÔMA, SỰ TRIỂN LÃM ĐÁNG KINH NGẠC VỀ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ NHỜ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO