ASIA BIBI, VỊ TỬ ĐẠO THỜI NAY

Written by xbvn on Tháng Mười Một 17th, 2023. Posted in Luân lý, Nhân bản, Ơn gọi, Tâm linh, Thế Giới, Tý Linh

Trước các tham dự viên hội nghị về “Chiều kích cộng đoàn của sự thánh thiện”, được Bộ Phong Thánh tổ chức trong ba ngày qua tại Rôma, Đức Phanxicô, trong bài phát biểu ngày 16/11/2023, đã nhắc lại ba chiều kích của sự thánh thiện, “hiệp nhất, gia đình, tử đạo”. Ngài đề cập đến các cặp vợ chồng thánh thiện, như gia đình Ulma ở Ba Lan, cũng như 21 người Copts bị Daesh giết hại ở Libya hay 9 năm tù của Asia Bibi ở Pakistan, “một trường hợp đời sống Kitô hữu được sống trong sự tử đạo liên tục”.

Theo Đức Phanxicô, sự thánh thiện có chiều kích “gia đình”, theo nghĩa “đó là một cuộc hành trình cộng đoàn được thực hiện theo từng cặp”, như được giảng dạy bởi cha mẹ của Thánh Têrêsa hoặc gia đình Ulma, bị Đức Quốc xã tàn sát và được phong chân phước vào tháng 9 vừa qua ở Ba Lan. Sự thánh thiện cũng “hợp nhất” với Thiên Chúa và anh chị em của mình, điều này dẫn đến “cái ôm hiệp nhất và hòa bình” mà thế giới ngày nay cần đến. Trên hết, sự thánh thiện là “tử đạo”, như được thể hiện qua lịch sử lâu dài của các nhân chứng, từ các vị tử đạo của thế kỷ đầu tiên cho đến những người Copts bị Daesh sát hại vào năm 2015 ở Libya, bị giết vì đức tin hoặc bị bách hại như Asia Bibi người Pakistan.

Asia Bibi, một cuộc tử đạo liên tục

Và Đức Thánh Cha tập trung vào cuộc đời của người phụ nữ Công giáo Pakistan này, nhân vật chính trong cuộc phiêu lưu pháp lý kéo dài 9 năm, giữa các bản án tử hình vì tội báng bổ và án tù, cho đến khi bà được tuyên trắng án cuối cùng. ĐTC Phanxicô nói: “Một trường hợp đời sống Kitô hữu đã được sống trong sự tử đạo liên tục”. “Bà đã ở tù rất nhiều năm, và con gái bà đã mang Bí tích Thánh Thể đến cho bà, cho đến khi các thẩm phán tuyên bố bà vô tội. Gần chín năm chứng tá Kitô giáo! Bà là một người nữ tiếp tục sống và có rất nhiều người giống như bà, làm chứng cho đức tin và đức ái”.

Sự thánh thiện, lời kêu gọi gửi đến tất cả những người đã được rửa tội

Trước các tham dự viên hội nghị kéo dài ba ngày về “Chiều kích cộng đoàn của sự thánh thiện”, do Bộ Phong Thánh tổ chức tại Học viện Giáo Phụ Augustinanum, Đức Phanxicô đã nhắc lại ba “khía cạnh” của sự thánh thiện, bắt đầu với “chiều kích cộng đoàn” được Công đồng Vatican II lưu ý mà Đức Gioan Phaolô II đã thể hiện thành điều mà ngài gọi là “ơn gọi phổ quát nên thánh”. Đó là lời mời gọi mọi người nên thánh. Quan điểm này đã phát triển theo thời gian, được chứng minh bằng “số lượng các cuộc phong chân phước và phong thánh cho các người nam và người nữ thuộc các bậc sống khác nhau: đã lập gia đình, độc thân, linh mục, tu sĩ và giáo dân ở mọi lứa tuổi, mọi gia đình – tôi nghĩ đến các vị tử đạo của Ba Lan – thuộc mọi nguồn gốc và mọi nền văn hóa”. Tất cả anh chị em thuộc về “dân thánh trung thành của Thiên Chúa” hay thuộc về những người được gọi là các vị thánh “bên cạnh”, “các thành viên trong các cộng đồng của chúng ta”, những người “đã cảm nghiệm được lòng bác ái lớn lao trong những điều nhỏ nhặt của trong cuộc sống hằng ngày, bất chấp những giới hạn và lỗi lầm của mình, khi theo Chúa Giêsu cho đến cùng”.

Một sự kiện cộng đoàn

Đức Phanxicô giải thích: họ là mẫu gương về “sự thánh thiện hiệp nhất”, theo nghĩa “đó không chỉ là một sự kiện cá nhân mà còn là một sự kiện cộng đoàn”. Bởi vì “khi Thiên Chúa kêu gọi cá nhân, điều đó luôn mang lại lợi ích cho mọi người”. Về vấn đề này, Đức Thánh Cha trích dẫn Gaudium et spes, khẳng định rằng “sự thánh thiện hiệp nhất và, thông qua lòng bác ái của các thánh, chúng ta có thể biết được mầu nhiệm của Thiên Chúa, Đấng hiệp nhất với mọi người, ôm lấy toàn thể nhân loại trong lòng thương xót của Ngài, để tất cả mọi người được nên một”. Trong chiều hướng đó, Đức Thánh Cha nhận định rằng thế giới ngày nay cần tìm thấy sự hiệp nhất và hòa bình trong vòng tay ôm lấy như vậy.

Các đôi bạn thánh thiện

Cái “chúng ta” này mang chiều kích của sự thánh thiện “gia đình”. Giáo hội có nhiều mẫu gương về “các cặp vợ chồng thánh thiện, trong đó mỗi người phối ngẫu là khí cụ để thánh hóa người kia”. Đức Thánh Cha Phanxicô trích dẫn một số đôi bạn: Louis và Zélie Martin; Chân phước Luigi và Maria Beltrame Quattrocchi; đấng đáng kính Tancredi và Giulia di Barolo và Sergio và Domenica Bernardini. Không quên Jozef và Wiktoria Ulma cùng bảy đứa con của họ, những người đã bị Đức Quốc xã sát hại dã man vì giấu người Do Thái trong nhà của họ và là những người đã được phong chân phước vào tháng 9 vừa qua ở Ba Lan. Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng họ là “những tấm gương sáng”, và “tất cả đều là những vị tử đạo”.

Thời của các vị tử vì đạo

Vì sự thánh thiện cũng là “tử đạo”. Đức Thánh Cha lưu ý : “Đó là một gương mẫu mạnh mẽ mà chúng ta có rất nhiều ví dụ trong lịch sử Giáo hội, từ các cộng đoàn nguyên thủy cho đến thời hiện đại, qua nhiều thế kỷ và ở nhiều nơi trên thế giới”. Không có thời đại nào không có các vị tuẫn đạo, và thời đại chúng ta cũng không ngoại lệ. Đức Phanxicô nói: “Thông thường, đây là toàn bộ các cộng đoàn đã sống Tin Mừng một cách anh hùng hoặc đã dâng hiến mạng sống của tất cả các thành viên của mình cho Thiên Chúa”. Và bài diễn văn còn mở rộng hơn nữa nếu chúng ta xem xét “chiều kích đại kết” của việc tử đạo, với tất cả các thành viên thuộc các niềm tin Kitô khác nhau. Đức Giáo Hoàng đề cập đến 21 vị tử đạo Copts bị các chiến binh thánh chiến sát hại trên một bãi biển Libya vào năm 2015. Trong cuộc gặp gỡ vào tháng Năm với Thượng Phụ Tawadros II, Đức Thánh Cha đã công bố rằng họ đã được đưa vào sổ bộ tử đạo Rôma. Vì vậy, các vị tử đạo cũng cho Giáo hội Công giáo.

Tý Linh

(theo Salvatore Cernuzio – Vatican News)

Tags: , ,

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Mười Hai 2024
H B T N S B C
« Th11    
  1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30 31