Author Archive
ĐỨC PHANXICÔ VẪN VUI VẺ BẤT CHẤP BỊ VIÊM PHỔI CẢ HAI BÊN

Vào ngày thứ năm nằm viện, Đức Phanxicô vẫn còn tình trạng lâm sàng phức tạp. Chụp CT cho thấy bị viêm phổi cả hai bên. Tuy nhiên, ngài vẫn vui vẻ.
“ORDO AMORIS” LÀ GÌ?

Đáp lại lời phó tổng thống Mỹ khẳng định rằng bác ái ưu tiên hướng đến những người thân yêu của mình, Đức Phanxicô trả lời vào ngày 11 tháng 2 rằng bác ái Kitô giáo là nền tảng của một “tình huynh đệ mở ra cho tất cả mọi người”.
J.D. VANCE TRÁI NGƯỢC VỚI ĐỨC PHANXICÔ: “LIỆU TRẬT TỰ CỦA TÌNH YÊU CÓ BIỆN MINH CHO VIỆC TRỤC XUẤT NGƯỜI NƯỚC NGOÀI KHÔNG?”

Đức Phanxicô đã trả lời trực tiếp và gay gắt, trong một lá thư, cho Phó Tổng thống Hoa Kỳ J. D. Vance, người khẳng định rằng bác ái trước hết phải hướng đến những người thân của ông, và tuyên bố là dựa vào Ordo amoris mà thánh Tôma Aquino nói đến. Từ Thánh Tôma đến Người Samaritanô nhân hậu, Cha Alain Thomasset làm sáng tỏ cuộc tranh luận này.
NĂM THÁNH CỦA CÁC NGHỆ SĨ VÀ THẾ GIỚI VĂN HOÁ: BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ

Nhân dịp Năm Thánh của các Nghệ sĩ, một thánh lễ đã được cử hành vào Chủ Nhật, ngày 16/2/2025, tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô ở Rôma. Trong bài giảng của Đức Thánh Cha dành cho các nghệ sĩ và nhà văn hóa, do Đức Hồng y José Tolentino de Mendonça đọc, Đức Phanxicô khẳng định rằng ngài nhìn thấy nơi họ những người bảo vệ các Mối Phúc và vẻ đẹp, đồng thời mời gọi họ giáo dục về hy vọng.
ANNE LÉCU: “CÀNG QUAN TÂM ĐẾN THÁNH KINH, CHÚNG TA CÀNG QUAN TÂM ĐẾN CON NGƯỜI”

Nữ tu Anne Lécu, dòng Đa Minh, nhà văn tiểu luận và bác sĩ nhà tù, đã xuất bản, hôm thứ Năm ngày 13 tháng Hai, một tiểu luận mới về ngôn sứ Êlia, Le Seigneur n’était pas dans le feu (Cerf), trong đó Sơ khám phá một cách khéo léo sự tương phản giữa cơn cám dỗ về sự ngoạn mục ly kỳ và sự thinh lặng của Thiên Chúa. Đứng trước những thách thức của Giáo hội đương đại, ngày nay Sơ bảo vệ một nền linh đạo về đời thường, quan tâm đến những người mong manh nhất.
KHỔ HÌNH KHỦNG KHIẾP CỦA THÁNH NỮ APOLLINA

Nổi tiếng với việc làm dịu cơn đau răng và được tôn kính như vậy, Thánh nữ Apollina luôn được mô tả là một cô gái xinh đẹp bị giao vào tay những kẻ hành quyết tàn bạo, những kẻ được trang bị kìm và kẹp, nhổ từng chiếc răng của ngài … Hình ảnh dân gian này là sự phản ánh mờ nhạt của thực tế.
ĐHY PAROLIN PHẢN ĐỐI VIỆC TRỤC XUẤT NGƯỜI PALESTINE KHỎI GAZA

Bên lề các buổi lễ kỷ niệm Hiệp định Latêranô, thứ Năm ngày 13 tháng Hai tại Rôma, ĐHY Quốc vụ khanh Tòa Thánh đã phát biểu về Gaza và Ucraina, tin rằng người dân Gaza phải được phép ở lại vùng đất của mình và mong muốn một nền hòa bình “công bằng và lâu dài” cho Ucraina.
THÁNH KINH THỰC SỰ NÓI GÌ VỀ TIẾNG CƯỜI?

Thánh Kinh không được biết đến là một cuốn sách hài hước. Tuy nhiên, Thánh Kinh thường nói về tiếng cười. Thánh Kinh nói gì về nó? Và tại sao chúng ta không bao giờ thấy Chúa Giêsu cười trong các sách Tin Mừng? Những câu hỏi đã làm nảy sinh nhiều cuộc tranh luận trong lịch sử Kitô giáo.
THÁNH KINH: LOẠT VIDEO CHỐNG LẠI NHỮNG LỐI GIẢI THÍCH SAI LẠC

Ủy ban Giáo lý của HĐGM Pháp đã ra mắt vào thứ Sáu ngày 14 tháng 2 năm 2025 một loạt video mới do các chuyên gia và học giả Thánh Kinh thực hiện để đáp lại báo cáo của Ủy ban Độc lập về Lạm dụng Tình dục trong Giáo hội (Ciase), trong đó nêu bật tính cấp bách của việc “giúp đỡ việc đọc Thánh Kinh mang tính phê bình và thiêng liêng”.
350 GIÁO SĨ DO THÁI LÊN TIẾNG PHẢN ĐỐI VIỆC “THANH LỌC SẮC TỘC” Ở GAZA

Các nhà lãnh đạo tôn giáo và xã hội dân sự của Bắc Mỹ đang lên tiếng trên các trang của tờ New York Times phản đối kế hoạch của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm di dời người dân Palestine ra khỏi Dải Gaza nhằm tạo ra một khu phức hợp bất động sản du lịch mới. Khi được giới truyền thông Tòa Thánh đặt câu hỏi, các giáo sĩ khẳng định rằng “việc cưỡng bức di dời là vô đạo đức và trái với Công ước Genève” và “là điều đáng ghê tởm về mặt đạo đức”.
ĐỨC PHANXICÔ NHẬP VIỆN Ở RÔMA VÌ BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN

Vatican công bố hôm thứ Sáu ngày 14 tháng 2 năm 2025 rằng Đức Phanxicô đã nhập viện ở Rôma. Trong những ngày gần đây, ngài bị viêm phế quản khiến ngài không thể đọc bài giáo lý trong buổi tiếp kiến chung vừa qua.
TẠI SAO GIÁO HỘI CAN THIỆP VÀO VẤN ĐỀ XÃ HỘI?

LTS: Đức Phanxicô gởi thư cho HĐGM Hoa Kỳ, trong đó ngài khích lệ các Giám mục Mỹ dấn thân vào xã hội qua việc bảo vệ phẩm giá của người di cư, và đồng thời phê bình chính sách di cư của chính quyền Trump.
MỸ: CÁC HỆ PHÁI KITÔ VÀ CÁC TỔ CHỨC DO THÁI PHẢN ĐỐI VIỆC BẮT GIỮ NGƯỜI DI CƯ

Gần 30 hệ phái Kitô và các tổ chức Do Thái, địa phương hoặc quốc gia, đã đệ đơn kháng cáo pháp lý, vào thứ Ba ngày 11 tháng Hai, phản đối việc bắt giữ những người di cư ở những nơi nhạy cảm, chẳng hạn như các nơi thờ phượng. Một sự tiến triển về luật được Tổng thống Trump quyết định ngay sau khi ông nhậm chức.
BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 5 : « MỘT ĐẤNG CỨU ĐỘ ĐÃ SINH RA CHO ANH EM, NGƯỜI LÀ ĐẤNG KITÔ, LÀ ĐỨC CHÚA » (Lc 2, 11). CHÚA GIÊSU GIÁNG SINH VÀ CÁC MỤC ĐỒNG THĂM VIẾNG

Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha:
Hôm nay, chúng ta chiêm ngắm Chúa Giêsu, niềm hy vọng của chúng ta, nơi những biến cố giáng sinh của Người. Luca đặt việc giáng sinh của Người vào một thời kỳ rõ ràng và ở một nơi được xác định về mặt địa lý: Bêlem. Như thế, ngài nhấn mạnh sự khiêm nhường của Thiên Chúa, Đấng đi vào lịch sử, không lật đổ các cơ cấu của nó, nhưng soi sáng chúng và tái tạo chúng từ bên trong.
“LIỆU CHÍNH QUYỀN TRUMP SẼ CHỌN ĐỐI ĐẦU VỚI ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ?”

Thứ Ba, ngày 11/2/2025, Đức Phanxicô đã phản đối mạnh mẽ chính sách di cư của Donald Trump trong một lá thư gửi các giám mục Hoa Kỳ. Nhà nghiên cứu Benoit Gautier giải thích, phản ứng của một người thân cận với tổng thống Mỹ, xin Đức Phanxicô “đừng bận tâm đến biên giới”, đã tạo nên một cuộc khủng hoảng sâu xa.
SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ GỞI CHO TỔNG THỐNG PHÁP EMMANUEL MACRON NHÂN DỊP “HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH HÀNH ĐỘNG VỀ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO”

Nhân dịp “Hội nghị thượng đỉnh hành động về Trí tuệ nhân tạo” được tổ chức tại Paris, Đức Phanxicô đã gửi một thông điệp tới Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng như tới các tham dự viên. Ngài hy vọng “mỗi quốc gia có thể tìm thấy trí tuệ nhân tạo như một công cụ, một mặt, cho sự phát triển và đấu tranh chống đói nghèo, mặt khác, cho việc bảo vệ văn hóa và ngôn ngữ địa phương”. Ngài cũng nhấn mạnh rằng thách thức tối hậu vẫn luôn là con người: “Liệu con người, với tư cách là con người” trong bối cảnh tiến bộ công nghệ “có thực sự trở nên tốt hơn hay không”.
MẸ TÊRÊSA CALCUTTA ĐƯỢC GHI VÀO LỊCH CHUNG RÔMA

Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích đã công bố, Thứ Ba, ngày 11/2/2025, một sắc lệnh bao gồm việc cử hành lễ nhớ không bắt buộc Thánh Têrêsa Calcutta, trong lịch nghi thức Rôma vào ngày 5 tháng Chín.
ĐHY CUPICH HOAN NGHÊNH LÁ THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA GỬI CÁC GIÁM MỤC MỸ VỀ VẤN ĐỀ DI CƯ

Trong một cuộc phỏng vấn dành cho Vatican News, ĐHY Blase Cupich phản ứng với lá thư của Đức Phanxicô gửi các giám mục Hoa Kỳ, trong đó ngài bày tỏ sự ủng hộ của mình đối với sứ vụ bảo vệ quyền của người di cư. Đức Tổng Giám mục Chicago nhấn mạnh rằng việc bảo vệ phẩm giá của người di cư là “điều cấp bách hàng đầu vào thời điểm này” ở Hoa Kỳ.
NHẬP CƯ : ĐÂU LÀ CƠ SỞ CHO LỜI PHÁT BIỂU CỦA NGƯỜI KITÔ HỮU ?

« Ta là khách lạ, các ngươi đã đón tiếp Ta » : một lời phát biểu cho ngày nay
Christian Mellon, s.j., thành viên của Tâm tâm nghiên cứu và hoạt động xã hội của dòng Tên tại Pháp (Ceras), nguyên thư ký của Ủy ban Công lý và Hòa bình của HĐGM Pháp.
GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VÀ VẤN ĐỀ DI CƯ (*)

Nếu có một vấn đề mà thế giới Công giáo – các Đức Giáo hoàng, các cấp Tòa Thánh, các Hội đồng Giám mục, các phong trào giáo dân – đã lên tiếng một cách mạnh mẽ từ vài thập niên qua, đó là vấn đề di cư.