Author Archive
“TẠI MẬT NGHỊ, CHÚA QUAN PHÒNG CŨNG CAN THIỆP QUA CHÍNH TRỊ”

Mật nghị Hồng y thu hút sự chú ý của nhiều người vượt xa biên giới của Giáo hội. Olivier Mathonat cho biết, sự kiện phi thường này thường bị giản lược thành một cuộc bầu cử chính trị tầm thường, nhưng thực tế của nó nằm đâu đó giữa chính trị và sự linh hứng của Chúa Thánh Thần.
ĐỨC PHANXICÔ MỜI GỌI ĐÁNH THỨC THẾ GIỚI

Trong Thánh lễ thứ tám của tuần cửu nhật cầu nguyện cho Đức cố Giáo hoàng Phanxicô hôm 3/5/2025, ĐHY Artime mời gọi biến đổi lòng nhiệt thành của các tông đồ, những người đã được Chúa Giêsu phục sinh hiện ra, thành một “chương trình sống”. “Sự kinh ngạc” của các ngài, trái ngược với “sự bối rối” và “sự nản lòng”, trở thành tấm gương cho những người ngày nay “có nhu cầu lớn muốn gặp Chúa”.
ĐỨC HỒNG Y PAROLIN, KIẾN TRÚC SƯ CỦA SỰ CÂN BẰNG ĐỊA CHÍNH TRỊ CỦA VATICAN

Khi mật nghị diễn ra vào ngày 7 tháng Năm, Aleteia cung cấp thông tin về một trong những Hồng y cử tri có tiếng nói đáng được quan tâm. ĐHY Pietro Parolin, 70 tuổi, là Quốc vụ khanh Tòa Thánh từ năm 2013 và là một trong những nhà ngoại giao xuất sắc nhất của Vatican. Là người kiến tạo chủ nghĩa đa phương, quen thuộc với các cơ quan hành chính của Vatican, ngài thể hiện tính liên tục ôn hòa với triều đại của Đức Phanxicô. Mặc dù chưa bao giờ điều hành một giáo phận, vị giáo sĩ người Ý này có tố chất của một nhà đàm phán, có kinh nghiệm trong việc cân bằng cán cân ở Rôma, có thể trấn an một Giáo triều bị lay động sau mười năm cải cách.
PHIÊN HỌP CHUNG LẦN 9 : CÁC HỒNG Y THẢO LUẬN VỀ NHU CẦU HY VỌNG TRONG NĂM THÁNH NÀY

177 vị Hồng y có mặt tại Rôma đã tổ chức phiên họp chung lần 9 tại Vatican vào sáng thứ Bảy 3/5, và thảo luận về nhu cầu hy vọng của Giáo hội trong suốt Năm Thánh đang diễn ra.
ĐHY GUGEROTTI NHẮC NHỚ KHO TÀNG THIÊNG LIÊNG CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐÔNG PHƯƠNG

Hôm thứ Sáu 2/5/2025, ĐHY Claudio Gugerotti đã chủ tế Thánh lễ thứ trong tuần cửu nhật cầu nguyện cho Đức cố Giáo hoàng Phanxicô, với sự tham dự của các Giáo hội Đông phương. Trong bài giảng của mình, ngài đã nhắc lại tính đặc thù của phụng vụ Byzantine, nhấn mạnh “nghịch lý đáng kinh ngạc của sự kiện Kitô giáo: một mặt là sự khốn khổ của con người tội lỗi chúng ta, mặt khác là lòng thương xót vô hạn của Thiên Chúa”.
PHIÊN HỌP CHUNG LẦN 8 : CÁC HỒNG Y THẢO LUẬN VỀ LOAN BÁO TIN MỪNG VÀ SỨ MẠNG

Loan báo Tin Mừng, tình huynh đệ, tính hiệp hành và sự hiệp nhất là một số chủ đề được thảo luận tại phiên họp chung lần 8 tại Vatican sáng 2/5/2025.
KỶ NIỆM 400 NĂM THÀNH LẬP TU HỘI TRUYỀN GIÁO, “MỘT ĐỘNG LỰC MỚI”

Gia đình Vinh Sơn đã kết thúc lễ kỷ niệm 400 năm ngày thành lập dòng Lazaristes tại Paris bằng thánh lễ trọng thể vào thứ Năm, ngày 1 tháng Năm. Dòng Thánh Vinh Sơn Phaolô, được thành lập vào năm 1625, vẫn giữ nguyên mục tiêu ban đầu: loan báo Tin Mừng cho người nghèo và đào tạo linh mục.
ĐHY FERNANDEZ : ĐỨC PHANXICÔ, TẤM GƯƠNG CỦA MỘT NGƯỜI LAO ĐỘNG QUẢNG ĐẠI

Vào thứ Năm, ngày 1/5/2025, ĐHY Victor Manuel Fernandez đã cử hành Thánh lễ thứ sáu trong tuần cửu nhật cầu nguyện cho linh hồn Đức cố Giáo hoàng Phanxicô. Vào ngày lễ Thánh Giuse Lao động, ĐHY đã bảo vệ tầm nhìn xã hội về lao động của Đức Phanxicô. ĐHY nhấn mạnh rằng cuộc đời của Đức cố Giáo hoàng là “một sự khích lệ để chúng ta sống công việc của mình một cách quảng đại”.
ĐỨC CHA CACCIA: TẠI LIÊN HỢP QUỐC, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÃ TẠO ĐƯỢC SỰ ĐỒNG THUẬN”

“Ngài đã hoàn toàn thay đổi cuộc đời tôi”, nhưng trên hết là cuộc đời của toàn thể Giáo hội bằng cách mang đến, với Evangelii Gaudium, “một làn gió trẻ trung và niềm vui cho tinh thần truyền giáo”. Bên cạnh những phân tích cá nhân này, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên hợp quốc ở New York đề cập đến sự tôn vinh của Liên hợp quốc dành cho Đức Phanxicô và mối liên kết kết hợp triều đại giáo hoàng với sân khấu đa phương độc đáo này, đó là Cung điện Kính, trụ sở của LHQ.
ĐHY SANDRI: ĐỨC PHANXICÔ ĐỂ LẠI DI SẢN VỀ SỰ PHỤC VỤ VÀ TẦM NHÌN

Chủ tế Thánh lễ thứ năm trong tuần cửu nhật tưởng nhớ Đức cố Giáo hoàng Phanxicô, ĐHY Sandri suy ngẫm về chứng tá phục vụ khiêm nhường của Đức Phanxicô cũng như về tầm nhìn lâu dài mà ngài để lại cho tương lai của Giáo hội.
LỊCH SỬ MẬT NGHỊ HỒNG Y, TỪ THỜI TRUNG CỔ ĐẾN NGÀY NAY

Con đường hướng đến cuộc bầu cử Giáo hoàng thứ 267 ngang qua thể chế này được tạo ra nhằm tránh việc kéo dài thời gian trống Tòa. Cần phải có đa số phiếu bầu là hai phần ba số phiếu thì mới có thể bầu được Giáo hoàng.
PHIÊN HỌP CHUNG LẦN 7: CÁC HỒNG Y XIN CÁC TÍN HỮU CẦU NGUYỆN

Trong phiên họp chung lần 7 vào thứ Tư, ngày 30 tháng Tư, 180 Hồng y đã có mặt tại Hội trường Thượng hội đồng để thảo luận về tình hình kinh tế của Tòa Thánh. Chủ đề về sự phân cực của Giáo hội cũng được đề cập giữa 124 hồng y cử tri và những người trên 80 tuổi, cũng như chủ đề về ơn gọi tu sĩ và linh mục.
TỔNG THƯ KÝ LIÊN HỢP QUỐC TƯỞNG NHỚ ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ

Trong lễ tưởng niệm đặc biệt tưởng nhớ Đức Phanxicô tại Liên Hợp Quốc ở New York vào thứ Ba, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres ca ngợi Đức cố Giáo hoàng vì luôn là “tiếng nói của hòa bình trong một thế giới chiến tranh”, nhắc nhở chúng ta về bổn phận đạo đức của mình, và là một “sứ giả của hy vọng” không ngừng.
CÁC HỒNG Y CÔNG NHẬN QUYỀN BỎ PHIẾU CỦA TẤT CẢ CÁC HỒNG Y CỬ TRI TRONG MẬT NGHỊ

Hồng y đoàn thông báo rằng tất cả 133 Hồng y cử tri tham gia mật nghị sắp tới đều có quyền bỏ phiếu bầu Giáo hoàng mới.
PHIÊN HỌP CHUNG LẦN 6: MẬT NGHỊ PHẢI MỞ RA CHO SỰ TỰ DO CỦA CHÚA THÁNH THẦN

Tại cuộc họp lần thứ sáu của các Hồng y để bầu Người kế vị Thánh Phêrô, Cha Donato Ogliari, một tu sĩ dòng Biển Đức, Viện phụ của Đan viện Biển Đức Thánh Phaolô Ngoại thành, đã thúc giục đặt Chúa Kitô ở trung tâm, có một Giáo hội cởi mở với tình huynh đệ và đối thoại, hoạt động vì lợi ích của thế giới và hòa bình.
ĐHY GAMBETTI : ĐỨC PHANXICÔ ĐÃ MỞ GIÁO HỘI RA CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI

Thánh lễ thứ tư trong tuần cửu nhật cầu nguyện cho Đức cố Giáo hoàng Phanxicô vào thứ Ba ngày 29 tháng Tư, tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô. Thánh lễ được chủ tế bởi Đức Hồng y Mauro Gambetti. ĐHY Giám quản Vương cung thánh đường Thánh Phêrô cùng với các kinh sĩ của Vương cung thánh đường đã tỏ lòng tôn kính Đức Giáo hoàng Phanxicô, người đã biến Giáo hội thành ngôi nhà cho tất cả mọi người.
MẬT NGHỊ: AI SẼ BẦU GIÁO HOÀNG TIẾP THEO

Mật nghị sắp tới khai mạc vào ngày 7 tháng Năm sẽ ít tập trung vào châu Âu hơn bao giờ hết, với hơn ba phần tư trong số 135 Hồng y cử tri được Đức Giáo hoàng Phanxicô bổ nhiệm, người đã định hình lại Hồng y đoàn, mở rộng tầm nhìn “hào phóng” hơn đến các vùng ngoại vi của Giáo hội.
TÍNH HIỆP HÀNH THEO ĐỨC PHANXICÔ

Đây là một tiến trình quan trọng do Giáo hội khởi xướng, dưới sự lãnh đạo của Đức cố Giáo hoàng. Trong suốt triều đại giáo hoàng của mình, ngài đã triệu tập sáu đại hội thượng hội đồng, bao gồm hai đại hội dành riêng cho tính hiệp hành, khuyến khích mỗi người đã chịu phép rửa tội hãy phát biểu và lãnh trách nhiệm. Đức Phanxicô đã ủng hộ và nỗ lực hướng tới một “sự phân quyền lành mạnh” của Giáo hội, điều này tác động như thế nào đến phương thức quản lý Giáo hội và đến quyền bính của Giáo hoàng, giám mục và linh mục? Phân tích với Cha Jean-François Chiron.
CÁC HỒNG Y THÔNG BÁO THÁNH LỄ TIỀN MẬT NGHỊ

Hồng y đoàn tổ chức phiên họp chung lần thứ sáu vào sáng thứ Ba 29/4 và công bố thời gian cử hành Thánh lễ ngoại lịch trước mật nghị và đoàn rước tiến vào Nhà nguyện Sistine.
HỒNG Y BECCIU SẼ KHÔNG THAM DỰ MẬT NGHỊ HỒNG Y

Trong một tuyên bố hôm thứ Ba, ĐHY Becciu cho biết ngài đã “quyết định vâng phục ý muốn của Đức Giáo hoàng Phanxicô, trong khi vẫn tin rằng mình vô tội“. Một quyết định “vì lợi ích của Giáo hội” và “góp phần vào sự hiệp thông và sự yên bình của mật nghị”.