Author Archive
VIỆT NAM: MỞ ÁN PHONG CHÂN PHƯỚC CHO ĐỨC CHA PIERRE LAMBERT DE LA MOTTE VÀ ĐỨC CHA PALLU
Ngày 13/1/2024, án phong chân phước cho Đức Cha Pierre Lambert de La Motte đã chính thức được mở tại giáo phận Phan Thiết. Hơn 20.000 tín hữu Việt Nam đã đến cầu nguyện với vị giám mục truyền giáo người Pháp vào thế kỷ 17, một trong những người sáng lập Giáo hội tại Việt Nam và Hội Thừa sai Hải ngoại Paris cùng với Đức cha Pallu. Nhìn lại ảnh hưởng đáng kể của hai vị Giám mục này đối với Giáo hội Công giáo Việt Nam.
ĐỨC PHANXICÔ KHAI MỞ NĂM CẦU NGUYỆN ĐỂ CHUẨN BỊ CHO NĂM THÁNH
Để sống “thời gian ân sủng” cho đến khi mở Cửa Thánh, Đức Phanxicô mời gọi các tín hữu “tăng cường” cầu nguyện. Tất cả các giáo phận đều được mời gọi đề xuất các cuộc hành hương, chuyến đi hoặc những khoảnh khắc cầu nguyện cá nhân hoặc cộng đoàn. Bộ Loan báo Tin Mừng sẽ công bố một loạt sách dành riêng cho việc cầu nguyện.
KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT III THƯỜNG NIÊN NĂM B: LOAN BÁO TIN MỪNG LÀ TRỞ NÊN HẠNH PHÚC HƠN BẰNG CÁCH GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHÁC ĐƯỢC HẠNH PHÚC
Vào Chúa Nhật Lời Chúa hôm 21/1/2024, Đức Phanxicô đã đề cập đến lời kêu gọi thực hiện sứ mạng của các môn đệ Chúa Giêsu. Ngài kêu gọi các tín hữu tại Quảng trường Thánh Phêrô hãy thể hiện niềm vui khi loan báo Tin Mừng của Chúa Giêsu.
BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHÚA NHẬT III THƯỜNG NIÊN NĂM B : HÃY ĐỂ CHO BẢN THÂN ĐƯỢC CHINH PHỤC BỞI VẺ ĐẸP MÀ LỜI CHÚA MANG LẠI CHO CUỘC SỐNG
Trong bài giảng Chúa Nhật Lời Chúa, hôm 21/1/2024, Đức Phanxicô đề cập đến tầm quan trọng của việc nuôi dưỡng bản thân bằng Lời Chúa, vốn khơi dậy tiếng gọi và sứ mạng từ Chúa Giêsu.
CHA WILFRID STINISSEN GIẢI THÍCH VỀ ĐÊM TỐI THIÊNG LIÊNG
Mỗi tháng trong Năm Cầu Nguyện 2024 này, thầy Baptiste de l’Assomption giúp chúng ta khám phá thông điệp về một nhân vật tâm linh ít được biết đến của thế kỷ 20. Thầy bắt đầu với cha Wilfrid Stinissen, dòng Cát Minh, một chuyên gia lớn về Thánh Gioan Thánh Giá, người cho chúng ta thấy “đêm tối” là một giai đoạn của đời sống thiêng liêng chuẩn bị cho sự kết hợp tình yêu với Thiên Chúa ở trung tâm tâm hồn.
ĐẠI CHỦNG VIỆN HUẾ: NGOẠI KHÓA VỀ TẾ BÀO GỐC VÀ LẬP TRƯỜNG CỦA GIÁO HỘI
Khóa học diễn ra từ ngày 15 đến 17 tháng 1 năm 2024, do cha Phêrô Trần Mạnh Hùng hướng dẫn.
NICARAGUA: ĐỨC CHA ALVAREZ ĐƯỢC TRẢ TỰ DO VÀ BỊ TRỤC XUẤT VỀ RÔMA CÙNG VỚI 18 NGƯỜI KHÁC
Đức cha Rolando Alvarez, Giám mục giáo phận Matagalpa và là nhân vật đối lập với chế độ của Daniel Ortega, đã được trả tự do và trục xuất về Vatican vào Chúa nhật ngày 14 tháng 1 cùng với một giám mục khác, 15 linh mục và hai chủng sinh. Đây là kết quả của các cuộc đàm phán ngoại giao của Vatican.
ĐỨC CHA GALLAGHER : « ĐỨC PHANXICÔ MUỐN THĂM VIỆT NAM »
Bộ trưởng ngoại giao Tòa Thánh, Đức cha Gallagher, mô tả buổi tiếp kiến vào thứ Năm ngày 19/1/2024 với các đại diện chính trị Việt Nam là “một cuộc gặp gỡ tích cực”. Ngài thông báo rằng ngài sẽ đến Việt Nam vào tháng 4 và ĐHY Parolin sẽ đến thăm đất nước này vào năm 2024. Về chuyến thăm của Đức Thánh Cha, ngài lạc quan: “Tôi nghĩ rằng chuyến đi này sẽ được thực hiện. Đức Phanxicô muốn đến đó và cộng đồng Công giáo cũng rất mong muốn điều đó.”
NGƯỜI CÔNG GIÁO CÓ BUỘC PHẢI ĐỒNG Ý VỚI ĐỨC GIÁO HOÀNG KHÔNG?
Một người Công giáo có bị buộc phải đồng ý với Đức Giáo hoàng về mọi mặt không? Không tuân theo lời ngài có phải là một tội không? Còn những văn bản chính thức được Vatican công bố thì sao? Cha Cédric Burgun, giáo sư tại Khoa Giáo luật ở Paris, giúp soi sáng vấn đề: đặt ra cho mình những câu hỏi trong lương tâm, tòa trong của mình, là một chuyện ; gieo rắc sự chia rẽ một cách công khai giữa những người Công giáo và chống đối Đức Giáo hoàng Phanxicô một cách có hệ thống là một chuyện khác.
BÀI GIÁO LÝ VỀ TẬT XẤU VÀ NHÂN ĐỨC – BÀI. 4 : MÊ DÂM DỤC
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha
Anh chị em thân mến, trong loạt bài giáo lý về các tật xấu và nhân đức, giờ đây chúng ta nói đến thói mê dâm dục, vốn đối nghịch với vẻ đẹp của tình yêu mà Đấng Tạo Thành đã ghi khắc trong cõi lòng chúng ta và gọi mời chúng ta dưỡng nuôi trong mối tương quan với người khác, đặc biệt là việc sử dụng tính dục của chúng ta một cách có trách nhiệm.
KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT II THƯỜNG NIÊN NĂM B: TÌM KIẾM, Ở LẠI VÀ LOAN BÁO CHÚA GIÊSU
Hôm Chúa Nhật ngày 14 /1/2024, Đức Phanxicô đã mời gọi các tín hữu hãy noi gương các môn đệ đầu tiên của Chúa Kitô. Cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và các môn đệ đầu tiên của Người, trong đó có Phêrô và Anrê, được tường thuật trong Tin Mừng Gioan, chất vấn mỗi người về mối quan hệ của chính họ với Chúa và đưa ra ba động từ để trả lời cho mối quan hệ đó: tìm kiếm, ở lại, loan báo.
CHÚC LÀNH CHO CÁC CẶP ĐỒNG TÍNH: CÁC GIÁM MỤC CỦA MAGHREB GIẢI PHÓNG MÌNH KHỎI PHẦN CÒN LẠI CỦA CHÂU PHI
Trong một thông cáo, vào cuối Đại hội toàn thể từ ngày 11-15/1/2024, các Giám mục Bắc Phi đã tuyên bố mở ra cho việc chúc lành cho “các đôi bạn bất quy tắc và những người đồng giới”. Các ngài tự tách mình ra khỏi sự từ chối được biểu lộ bởi tổ chức quy tụ các nhà lãnh đạo Công giáo từ lục địa này.
CHÚC LÀNH, ĐÓ LÀ XÁC NHẬN RẰNG CHÚNG TA ĐÃ ĐƯỢC THIÊN CHÚA YÊU THƯƠNG
Cuộc tranh luận về ý nghĩa của các lời chúc lành do Giáo hội ban có nguy cơ khiến chúng ta xa rời những điều thiết yếu, cha Benoist de Sinety, linh mục niên trưởng của giáo phận Lille, lập luận. Lời chúc lành của Chúa không dừng lại ở nơi tội lỗi của chúng ta bắt đầu.
VINH DANH CHA HENRI DIDON, NGƯỜI PHÁT MINH RA PHƯƠNG CHÂM OLYMPIC
Chúa Nhật ngày 14/1/2024, giáo phận Créteil đã vinh danh Henri Didon, linh mục và người bạn lớn của Pierre de Coubertin. Ngài đã phát minh ra phương châm của Thế vận hội Olympic: “Nhanh hơn, cao hơn, mạnh hơn”.
ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỀ CÁC ĐÔI BẠN BẤT QUY TẮC: “CHÚA CHÚC LÀNH CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI”
Đức Phanxicô, được nhà báo người Ý Fabio Fazio phỏng vấn trong chương trình “Che tempo che fa” trên kênh Nove, đề cập đến Tuyên ngôn “Fiducia supplicans”: “Mọi người phải bước vào cuộc đối thoại với việc chúc lành và nhìn ra con đường mà Chúa đề nghị”. Về chiến tranh: “Tôi sợ leo thang chiến tranh.” Ngài nói về sự từ nhiệm: “Hiện tại, nó không phải là trung tâm suy nghĩ của tôi”. Ngài thông báo hai chuyến tông du, tới Polynesia vào tháng 8 và tới Argentina vào cuối năm.
TỔNG THỐNG JAVIER MILEI CHÍNH THỨC MỜI ĐỨC PHANXICÔ ĐẾN THĂM ARGENTINA
Trong lá thư gửi Đức Phanxicô vào ngày 8 tháng 1, tân tổng thống Argentina, Javier Milei, đã chính thức mời Đức Phanxicô đến thăm quê hương của ngài. Cơ hội tạ lỗi sau những lời xúc phạm của vị nguyên thủ quốc gia này đối với Đức Thánh Cha trong chiến dịch tranh cử tổng thống vừa qua.
ĐỨC PHANXICÔ : CHÚC LÀNH CHO CON NGƯỜI, CHỨ KHÔNG CHÚC LÀNH CHO TỘI LỖI
Một “xứ truyền giáo”. Đây là cách Đức Phanxicô định nghĩa giáo phận Rôma trong cuộc gặp gỡ kín theo truyền thống, với hàng giáo sĩ Rôma được tổ chức vào ngày 13/1/2024 tại Vương cung thánh đường Thánh Gioan Latêranô. Đức Giáo Hoàng đến sau 9 giờ sáng và được Đức Hồng y Vicar Angelo De Donatis chào đón. Tại đây, ngài tuyên bố : chúc lành cho con người, chứ không chúc lành cho tội lỗi.
KỶ NGUYÊN MỚI Ở BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN
Việc ĐHY Víctor Manuel Fernández nhậm chức Bộ trưởng vào tháng 9 vừa qua đã mở ra một kỷ nguyên mới ở Bộ Giáo lý Đức tin. Từ tình trạng của những bà mẹ đơn thân cho đến việc lưu giữ tro cốt của những người đã khuất, rồi việc rửa tội cho người chuyển giới… và đặc biệt việc chúc lành cho những người trong hoàn cảnh bất quy tắc, những cách tiếp cận mục vụ mới xuất hiện từ nhiều văn bản được công bố bởi Bộ này. Điều đã khiến nhà báo Cyprien Viet đặt câu hỏi trong một bài viết được đăng trên trang Aleteia, ngày 17/12/2023 : Phải chăng có một cuộc cách mạng ở Bộ Giáo lý Đức tin ?
ĐỒNG Ý VỚI ĐỨC THÁNH CHA, CÁC GIÁO HỘI CHÂU PHI SẼ KHÔNG CHÚC LÀNH CHO CÁC CẶP ĐỒNG TÍNH LUYẾN ÁI
Một thông điệp được phát đi bởi Đức Hồng y Fridolin Ambongo, chủ tịch Sceam, tổng hợp các quan điểm của các Hội đồng Giám mục khác nhau ở lục địa Châu Phi và trả lời, trong sự đồng ý với Đức Giáo Hoàng, cho mối quan tâm của giáo dân, những người thánh hiến và các mục tử, sau khi công bố Tuyên ngôn Fiducia Supplicans.
CHÚC LÀNH CHO CÁC CẶP ĐỒNG TÍNH: TIẾNG “KHÔNG” NÓI LÊN TINH THẦN HIỆP HÀNH CỦA CÁC GIÁM MỤC CHÂU PHI
Các Giáo hội Châu Phi đã công bố một tuyên bố chung vào Thứ Năm, ngày 11 tháng Giêng, tuyên bố rằng họ đối lập với việc chúc lành cho các đôi bạn trong hoàn cảnh bất quy tắc. Những khác biệt trong quan điểm về Fiducia supplicans một cách nghịch lý lại khít với tầm nhìn của Đức Giáo hoàng, người, ngay từ đầu triều đại giáo hoàng của mình, đã kêu gọi một nền thần học thích ứng với các bối cảnh văn hóa khác nhau.