Author Archive
THỨ HAI PHỤC SINH HAY THỨ HAI THIÊN THẦN
Chúa Kitô đã phục sinh ! Alleluia ! Các bạn có biết rằng thứ Hai lễ Phục Sinh cũng được gọi là thứ Hai Thiên Thần không ?
CANH THỨC VƯỢT QUA : ĐỪNG NHƯỢNG BỘ CHO NHỮNG NẤM MỘ BỊ NIÊM PHONG
Đức Phanxicô đã chủ sự Canh thức Vượt qua tối thứ Bảy 8/4/2023, trong đó Lễ Phục Sinh được cử hành : cuộc chiến thắng của Chúa Kitô trên sự chết. Trong bài giảng của mình, Đức Thánh Cha mời gọi nhớ lại Galilêa của chính mình, một thời điểm quan trọng trong cuộc sống khi Chúa Kitô trở thành « Chúa của cuộc đời chúng ta », để không nhượng bộ cho “những nấm mộ bị niêm phong”, nhưng “tìm lại niềm vui gặp gỡ với Thiên Chúa“.
« TƯ TƯỞNG CỦA CHA HENRI DE LUBAC LÀ MỘT ĐÓNG GÓP LỚN CHO GIÁO HỘI NGÀY NAY »
Các Giám mục Pháp đã tuyên bố mở án phong chân phước cho ĐHY Henri de Lubac (1896-1991). Theo Michel Fédou, thần học gia dòng Tên, ĐHY đã ghi dấu sâu xa tư tưởng của Giáo hội đương đại.
Ở COLISÉE, CÁC NẠN NHÂN CHIẾN TRANH CẦU XIN ƠN BÌNH AN CỦA CHÚA KITÔ
Đàng Thánh Giá Thứ Sáu Tuần Thánh đã diễn ra ở Colisée vào tối 7/4/2023 trước sự hiện diện khoảng 20 000 tín hữu. Vì Đức Thánh Cha vắng mặt do thời tiết lạnh, nên ĐHY De Donatis đã hướng dẫn nghi thức này. Các bài suy niệm 14 chặng năm nay là những chứng tá đến từ các nước có chiến tranh, được lắng nghe bởi Đức Thánh Cha trong các chuyến tông du của ngài.
THỨ SÁU TUẦN THÁNH TẠI VATICAN : TẠI SAO BÍ MẬT NHƯ THẾ XUNG QUANH ĐÀNG THÁNH GIÁ 2023
Cách hoàn toàn bất thường, Vatican đã không phổ biến trước các bản văn của Đàng Thánh Giá vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh 7/4/2023. Một sự chọn lựa giả định để tránh áp lực chính trị : bản văn có thể chứa đựng một lời kêu gọi mạnh mẽ về sự hòa giải của hai dân tộc Ucraina và Nga.
BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ TIỆC LY 2023 : MỖI NGƯỜI CHÚNG TA ĐỀU CÓ THỂ VẤP NGÃ
Chiều Thứ Năm Tuần Thánh, ngày 6/4/2023, Đức Phanxicô đã đến trại giam Casal del Marmo dành cho trẻ vị thành niên ở ngoại ô Rôma, để cử hành Thánh lễ Tiệc Ly. Nhân dịp này, ngài đã rửa chân cho 12 trẻ vị thành niên thuộc các quốc tịch khác nhau đang bị giam trong nhà tù này. Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nhắc nhở rằng mỗi người chúng ta đều có thể vấp ngã và đồng thời mời gọi giúp đỡ nhau và không đi theo con đường sai trái.
BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ LÀM PHÉP DẦU 2023 : SỰ TRƯỞNG THÀNH CỦA LINH MỤC NGANG QUA CHÚA THÁNH THẦN
Hôm 6/4/2023, Thứ Năm Tuần Thánh, Đức Phanxicô đã cử hành Thánh lễ làm phép Dầu ở Vương cung thánh đường thánh Phêrô. Trong bài giảng dài 25 phút của mình, Đức Thánh Cha nói về ý nghĩa của việc xức dầu, nhấn mạnh vai trò của Chúa Thánh Thần trong đời sống linh mục, cách riêng trong những lúc khủng hoảng, vốn có nguy cơ dẫn đến các cám dỗ « thỏa hiệp », « bù trừ » và « nản lòng », cũng cũng có thể là thời cơ cho một hành trình mới. Ngài cũng mời gọi các linh mục tạo nên và gìn giữ sự hài hòa trong Giáo hội. Ngài lưu ý các linh mục về sự phản chứng trong lối sống và cũng không quên cảm ơn về chứng tá dấn thân phục vụ của họ.
ĐÂU LÀ PHÂN ĐỊNH LUÂN LÝ ĐỐI VỚI CÁC VIỆC BÁC ÁI ?
Lòng bác ái có thể được biểu lộ như thế nào? Xuyên qua những công việc bác ái. Nhưng đối với nhiều người, bác ái bị nghi ngờ, từ ngữ “bác ái” gợi lên một khuôn mẫu lỗi thời, che giấu tồi một sự tiếp tay đối với một trật tự xã hội bất công. Trong Deus Caritas est, số 26, Đức Bênêđíctô XVI đã nhắc lại phong trào chống đối hoạt động bác ái của Giáo hội từ thế kỷ 19, được tư tưởng Marxít triển khai cách rõ ràng. “Việc chống đối này cho rằng người nghèo không cần đến những công việc bác ái, nhưng đòi hỏi công bằng. Những việc bác ái – việc bố thí – trong thực tế chỉ là cách thức để người giàu bỏ qua việc tái lập công bằng, ru ngủ lương tâm, bảo vệ vị trí riêng của mình và tước đi quyền lợi của người nghèo….”. Đức Bênêđíctô XVI nhìn nhận “vài điểm trong lập luận này, nhưng nhiều điểm sai lệch”.
NHỮNG HÌNH ẢNH GÂY SỐC VỀ MỘT CHÚA GIÊSU SIÊU THỰC ĐẠT ĐƯỢC TỪ TẤM KHĂN LIỆM THÁNH
Một cuộc triển lãm đặc biệt được tổ chức từ ngày 14/10/2022 tại nhà thờ chánh tòa Salamanque : « Người đàn ông bí ẩn », tái tạo người đàn ông của Tấm Khăn Liệm Thánh, lần đầu tiên được tạc cách siêu thực và hoàn toàn phù hợp với các phân tích của Tấm Khăn Liệm Thánh ở thành Turin. Các kết quả thật kinh ngạc và cho thấy một hình ảnh chưa từng có, nếu không muốn nói là rất bạo lực về cuộc Thương khó của Chúa Kitô.
ĐỨC PHANXICÔ : “HÃY NHÌN LÊN THẬP GIÁ ĐỂ NIỀM HY VỌNG NẢY SINH TRONG CHÚNG TA”
Chúng ta hãy nhìn Chúa Giêsu bị lột trần và thương tích, và hãy trở về với điều cốt yếu, với sự đơn sơ, và hãy biến những vết thương của chúng ta thành nguồn hy vọng, và cũng để giúp chữa lành vết thương của tha nhân. Đức Phanxicô đã dành bài giáo lý về « Đấng Chịu Đóng Đinh, nguồn hy vọng » để giúp các tín hữu bước vào Tam Nhật Thánh.
TỔNG THỐNG CHILÊ CẢM ƠN CÁC KITÔ HỮU ĐÃ DẤN THÂN DƯỚI CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI
Trong một buổi lễ diễn ra vào Chúa Nhật 2/4/2023, Tổng thống Chilê đã bày tỏ lòng biết ơn đối với người Công giáo và các tổ chức Kitô giáo đã trợ giúp đồng bào của mình, vốn là nạn nhân của bạo lực dưới chế độ độc tài quân sự.
ĐỨC PHANXICÔ KÉO DÀI THỜI HẠN KHÁNG CÁO CHO CÁC TU SĨ BỊ SA THẢI KHỎI DÒNG TU
Một tự sắc của Đức Phanxicô được công bố vào ngày 3/4/2023. Một người bị sa thải khỏi Dòng tu giờ đây sẽ có 30 ngày để trình bày kháng cáo của mình, và sẽ không còn cần phải « yêu cầu bằng văn bản việc hủy bỏ hoặc sửa đổi sắc lệnh đối với tác giả của nó ».
ĐỨC PHANXICÔ : HÃY QUAN TÂM ĐẾN « NHỮNG CHÚA KITÔ BỊ BỎ RƠI »
Trong Lễ Lá, hôm Chúa Nhật 2/4/2023, Đức Phanxicô đã mời gọi các tín hữu hướng đến “những người bị bỏ rơi”. Ngài cảm ơn mọi người về lời cầu nguyện dành cho ngài trong thời gian nằm viện.
NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ HẰNG NĂM DIỄN RA VÀO CHÚA NHẬT NÀO ?
Có người hỏi chúng tôi : « Ngày mai, Chúa Nhật Lễ Lá (2/4/2023), có phải là Ngày Quốc tế Giới Trẻ không, vì thấy trong Lời nguyện tín hữu vẫn coi là Ngày Quốc tế Giới trẻ ? » Và có lẽ còn thấy một số giáo phận vẫn còn tổ chức ngày này vào Chúa Nhật Lễ Lá.
VIDEO BÀI GIẢNG TĨNH TÂM CỦA ĐỨC CHA PHÊRÔ NGUYỄN VĂN KHẢM: HÃY RA KHỎI NHỮNG NẤM MỒ TRÊN MẠNG XÃ HỘI
Bài giảng vào ngày Chúa Nhật 26/3/2023, tại nhà thờ thánh Đaminh – Ba Chuông. Bắt đầu từ phút thứ 7:25. (nguồn: gxdaminh.net).
Ý LÀ NƯỚC ĐẦU TIÊN CẤM CHATGPT NHÂN DANH ĐỜI SỐNG RIÊNG TƯ
ĐỨC THÁNH CHA XUẤT VIỆN
GIÁO HỘI CÔNG GIÁO PHÁP MỞ ÁN PHONG CHÂN PHƯỚC CHO ĐỨC HỒNG Y HENRI DE LUBAC
Trong Hội nghị khoáng đại, các Giám mục Pháp đã biểu quyết, vào ngày 31/3/2023, việc mở án phong chân phước cho ĐHY Henri de Lubac, s.j.,. Đây là vị Hồng y người Pháp mà Đức Phanxicô thường trích dẫn khi đề cập đến tính trần tục thiêng liêng là mối nguy hại nhất của Giáo hội.
HÃY NHỚ LẠI NHỮNG ĐIỀU KỲ DIỆU CHÚA ĐÃ LÀM
(Thánh vịnh 104, 4-5)
Hôm nay là ngày thứ 5 của tuần thứ 5 mùa chay (ngày 30 tháng 3 năm 2023), tôi đến văn phòng làm việc tại cư xá sinh viên Thánh Thomas More, có trụ sở nằm đối diện với Đại học Tây Úc. Vào khoảng lúc 10 giờ ba mươi phút, tôi đi sang bên nhà nguyện để chuẩn bị mọi thứ cho thánh lễ mà tôi sẽ cử hành lúc 12 giờ trưa cho các sinh viên. Việc đầu tiên tôi làm là dọn đồ lễ, chuẩn bị bánh rượu và xem qua các bài đọc trong thánh lễ hôm nay. Tôi lướt qua bài đọc 1, trích từ sách Sáng Thế (St 17, 3-9), nói về việc Thiên Chúa thiết lập giao ước với ông Abraham, vì Chúa muốn đặt ông làm tổ phụ nhiều dân tộc.
« HỌC THUYẾT KHÁM PHÁ » CHƯA BAO GIỜ LÀ CỦA CÔNG GIÁO
Một « thông tri » chung từ các Bộ Văn hóa và Phát triển con người toàn tiện thừa nhận rằng « nhiều Kitô hữu đã thực hiện những hành vi ác ý » đối với người dân bản địa. Nhưng những sắc lệnh của các Đức Giáo hoàng vào thế kỷ XV nhượng lại tài sản của các dân tộc nguyên thủy cho những quốc vương thực dân là các tài liệu chính trị, được dùng làm công cụ cho các hành vi vô đạo đức. Từ năm 1537, Đức Giáo hoàng Phaolô III đã long trọng tuyên bố rằng người bản địa không được bị biến thành nô lệ hay bị tước đoạt.