Author Archive
ĐHY TAGLE LƯU Ý SỰ ẢO TƯỞNG VỀ BẢN THÂN VÀ MỜI GỌI PHÚC ÂM HÓA CÁC MẠNG XÃ HỘI
Trong bài phát biểu ở đại hội của Liên hiệp các Hội đồng Giám mục Á Châu (FABC) hôm 29/10/2022, ĐHY Tagle lưu ý sự ảo tưởng đến từ sự khẳng định nhận được từ những bức ảnh được đăng tải và đồng thời đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc đọc sách trong thời đại mạng xã hội, để phát triển tinh thần phản biện và sự đồng cảm.
NỮ TU BECQUART : CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG ĐƯỢC THÚC ĐẨY BỞI SỰ NĂNG ĐỘNG HIỆP HÀNH
Một năm trước đại hội nghị của Thượng hội đồng về tính hiệp hành, và trong khi Đức Phanxicô loan báo khóa họp thứ hai vào năm 2024, nữ tu Nathalie Becquart, phó thư ký của THĐ Giám mục, điểm lại tiến trình đang diễn ra trong Giáo hội hoàn vũ. Sơ đánh giá cao tính sáng tạo của các Giáo hội địa phương và nhắc lại vai trò thiết yếu của giới trẻ Công giáo, những người “đã đến đánh thức chiều kích hiệp hành của Giáo hội và đã làm sáng tỏ sự kiện rằng cách thức duy nhất truyền đạt đức tin ngày nay, đó là phong cách hiệp hành“.
ĐHY CZERNY : CHỨC NĂNG GIÁO DỤC CỦA THÁNH KINH LÀ ĐÀO TẠO VỀ CÔNG LÝ
Phát biểu tại Hội nghị chuyên đề về học thuyết xã hội của Giáo hội ở Học viện Newman ở Uppsala, Thụy Điển, bắt đầu vào ngày 27/10, Tổng trưởng Bộ Phục vụ sự phát triển con người toàn tiện đã nhắc lại rằng tình yêu là nền tảng của việc đọc Lời Chúa, chìa khóa giải thích duy nhất tạo ra một đời sống lành mạnh cho Giáo hội và xã hội. Và do đó, việc giảng dạy và phổ biến học thuyết xã hội của Giáo hội không phải là một hành động bên lề, nhưng chúng nằm ở chính trung tâm của việc loan báo Tin Mừng.
BÀI GIÁO LÝ VỀ SỰ PHÂN ĐỊNH – BÀI 7. ĐỐI TƯỢNG CỦA SỰ PHÂN ĐỊNH. SỰ PHIỀN MUỘN
“Không ai muốn phiền muộn, buồn phiền: đó là sự thật. Tất cả chúng ta đều muốn một cuộc sống luôn vui vẻ, phấn khởi và tròn đầy. Thế nhưng, ngoài việc không thể – bởi vì nó là không thể được – điều này cũng sẽ không tốt cho chúng ta. Quả thế, sự thay đổi từ một cuộc sống có xu hướng hướng đến tật xấu có thể bắt đầu từ một hoàn cảnh buồn phiền, hối hận về những gì mình đã làm”.
ĐỨC PHANXICÔ : « CHỨC LINH MỤC KHÔNG PHẢI LÀ MỘT CUỘC SỐNG TIỆN NGHI »
Trong buổi gặp gỡ hôm 24/10/2022 với các linh mục và chủng sinh ở Rôma, Đức Phanxicô đã đề cập nhiều chủ đề : từ phong cách trắc ẩn của người linh mục, được mời gọi gần gũi dân chúng, đến việc linh hướng, từ việc sử dụng các công nghệ kỹ thuật mới đến việc phân định, từ đối thoại giữa khoa học và đức tin đến vai trò của Giáo hội trong các cuộc chiến tranh.
Ở COLISÉE, ĐỨC PHANXICÔ ĐƯA RA LỜI KÊU GỌI HÒA BÌNH
Cùng với các nhà lãnh đạo tôn giáo trên thế giới, hôm 25/10/2022, Đức Phanxicô đã đến tham dự nghi thức bế mạc cuộc gặp gỡ liên tôn quốc tế lần thứ 36 được tổ chức ở Rôma bởi cộng đoàn Sant’Egidio : « Tiếng kêu của hòa bình ». Dịp này, ngài kêu gọi: « Các tôn giáo không thể được sử dụng cho chiến tranh. Chỉ hòa bình là thánh thiện và không ai được sử dụng danh Thiên Chúa để chúc lành cho khủng bố và bạo lực. Nếu anh chị em thấy chiến tranh xung quanh mình, đừng cam chịu ! Người dân muốn hòa bình ».
ĐỨC PHANXICÔ MỜI GỌI HỌC VIỆN GIOAN-PHAOLÔ II CHĂM SÓC GIA ĐÌNH MÀ KHÔNG CÓ « Ý THỨC HỆ »
Hôm 24/10/2022, Đức Phanxicô đã tiếp kiến các thành viên của Học viện thần học Gioan-Phaolô II về khoa học hôn nhân và gia đình của Tòa Thánh. Ngài đã đề cập đến sứ mạng của Học viện này do thánh Gioan-Phaolô II thiết lập, một Học viện đã trải qua cuộc canh tân cần thiết « để đáp ứng những thách thức nảy sinh vào đầu thiên niên kỷ thứ ba ».
KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXX THƯỜNG NIÊN NĂM C : HÃY CẨN THẬN VỚI THÓI SAY MÊ BẢN THÂN VÀ NÃO TRẠNG PHÔ TRƯƠNG
« Người Pharisiêu và người thu thuế liên quan chặt chẽ đến chúng ta. Nghĩ đến họ, chúng ta hãy nhìn lại chính mình : chúng ta hãy xác minh xem, trong chúng ta, như nơi người Pharisiêu, có sự xác tín về sự công chính của chính mình, điều khiến chúng ta coi thường người khác không ». Đức Phanxicô mời gọi người Kitô hữu tự chất vấn như thế trong buổi đọc Kinh Truyền Tin hôm Chúa Nhật 23/10/2022, và đồng thời cảnh giác mọi người trước cám dỗ « say mê bản thân và não trạng phô trương dựa trên hư danh, khiến ngay cả chúng ta là những Kitô hữu, những linh mục và giám mục » luôn có cái tôi trên môi miệng chúng ta.
TÒA THÁNH VÀ TRUNG QUỐC : GIA HẠN THỎA THUẬN LẦN THỨ HAI
Sau những cuộc « tham vấn và đánh giá thích hợp », cả hai bên đã đồng ý kèo dài thêm hai năm hiệu lực của thỏa thuận tạm thời về việc bổ nhiệm các giám mục được quy định trong lần đầu tiên vào năm 2018. Tòa Thánh muốn tiếp tục cuộc đối thoại tôn trọng và xây dựng để thúc đẩy sứ mạng của Giáo hội Công giáo và lợi ích của dân tộc Trung quốc.
SỐ LƯỢNG NGƯỜI CÔNG GIÁO GIA TĂNG TRÊN BỐN CHÂU LỤC
Gần đến Ngày Thế giới truyền giáo (23/10/2022), số liệu thống kê do Hãng thông tấn Fides công bố cho thấy sự gia tăng số lượng người được rửa tội trên khắp thế giới, ngoại trừ Châu Đại Dương. Số linh mục và nữ tu giảm ở Tây phương đang khi gia tăng ở Châu Phi và Châu Á.
HÌNH ẢNH CÁC CỰU CHỦNG SINH ĐẠI CHỦNG VIỆN HÒA BÌNH DÂNG LỄ TẠ ƠN TẠI ĐẠI CHỦNG VIỆN HUẾ
Hôm 21/10/2022, các cựu chủng sinh Đại Chủng viện Hòa Bình, trong đó có Đức cha Anphong Nguyễn Hữu Long, quý Cha và một số cựu chủng sinh khác cùng với các phu nhân của mình, đã đến dâng thánh lễ tạ ơn kỷ niệm 50 thành lập Đại Chủng viện Hòa Bình, Đà Nẵng. Sau thánh lễ, mọi người đã viếng nghĩa trang giáo sĩ tại Đại Chủng viện Huế, trong tâm tình biết ơn các ân sư là các linh mục Xuân Bích từng phục vụ tại Đại Chủng viện Hòa Bình. Sự diện diện của quý cựu chủng sinh Đại Chủng viện Hòa Bình cũng là một lời khích lệ và nâng đỡ cho các chủng sinh hiện tại trên con đường dâng hiến của mình.
BẢY PHẨM CHẤT CẦN THIẾT CỦA MỘT NGƯỜI MÔN ĐỆ TRUYỀN GIÁO
Bạn muốn mang Chúa Kitô đến cho thế giới nhưng bạn không biết liệu bạn đang đi đúng đường hay không. Nhân dịp tuần thế giới truyền giáo diễn ra từ ngày 16-23/10/2022, hãy khám phá những đặc điểm riêng của người môn đệ truyền giáo theo Đức Phanxicô.
SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI TRUYỀN GIÁO 2022 : « CÁC CON SẼ LÀ CHỨNG NHÂN CỦA THẦY »
Trong sứ điệp cho Ngày Thế Giới Truyền Giáo 2022, được công bố hôm 6/1/2022, với tựa đề « Các con sẽ là chứng nhân của Thầy », Đức Phanxicô đề nghị « dừng lại ở ba cách diễn đạt chủ chốt » để hiểu « ba nền tảng của đời sống và sứ mạng của các môn đệ: “Anh em sẽ là chứng nhân của Thầy”, “cho đến tận cùng trái đất” và “anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em”. » Và qua Sứ điệp này, Đức Thánh Cha cho biết ngài « tiếp tục ước mơ về một Giáo hội hoàn toàn truyền giáo và một mùa xuân truyền giáo mới nơi các cộng đoàn Kitô hữu. »
BÀI GIÁO LÝ VỀ SỰ PHÂN ĐỊNH – BÀI 6. NHỮNG YẾU TỐ PHÂN ĐỊNH. CUỐN SÁCH CỦA CUỘC ĐỜI MÌNH
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Anh chị em thân mến,
Trong những tuần này, qua các bài giáo lý, chúng ta nhấn mạnh đến những điều kiện để thực hiện một sự phân định tốt. Hôm nay, chúng ta sẽ bàn về một yếu tố mới rất cần thiết: câu chuyện của cuộc đời chúng ta.
ĐCV HUẾ: THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÂN LOẠI RÁC THẢI
Xã hội càng phát triển thì vấn đề môi sinh càng trở nên thách đố. Thực tế cho thấy, những trận ngập lụt, mưa bão, sạt lở đang diễn ra liên tiếp tại dải đất miền Trung những ngày gần đây cũng như các đợt hạn hán, thiên tai không ngừng xảy ra ở những nơi khác nhau trên thế giới chính là những “dấu chỉ” để chúng ta nhìn nhận lại thái độ và cách thức của mình đối với môi trường sống xung quanh, và đồng thời ý thức hơn điều mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh trong thông điệp Laudato Si’: “Tất cả đều liên kết với nhau” (số 91), và “không có hai cuộc khủng hoảng tách rời nhau, một về môi sinh và một về xã hội, nhưng chỉ một cuộc khủng hoảng duy nhất và phức tạp về môi sinh xã hội” (số 138). Vì “tiếng kêu của trái đất và tiếng kêu của người nghèo chỉ là một”.
KHOA HỌC CÓ THỂ CHỨNG MINH SỰ TỒN TẠI CỦA THIÊN CHÚA KHÔNG ?
Trở thành cuốn sách bán chạy nhất trong một vài tuần, cuốn sách, được xuất bản vào cuối năm 2021, đã muốn mang lại những bằng chứng về sự tồn tại của Thiên Chúa. Một hội nghị chuyên đề về « Thiên Chúa trước rủi ro của khoa học » quy tụ các nhà khoa học và thần học tại Collège des Bernardins, vào ngày 17/10/2022.
ĐỨC PHANXICÔ MỜI GỌI THAM GIA VỚI CÁC EM THIẾU NHI CẦU NGUYỆN CHO HÒA BÌNH
Sau buổi đọc Kinh Truyền Tin hôm Chúa Nhật 16/10/2022, Đức Phanxicô đã mời gọi kết nối cùng với các em thiếu nhi đang tham gia sáng kiến « một triệu thiếu nhi lần hạt Mân Côi cầu nguyện cho hòa bình trên thế giới », được tiến hành, vào ngày 18/10/2022, bởi Tổ chức Trợ giúp Giáo hội Đau khổ (AED). Cùng với các em, Đức Thánh Cha kêu gọi cầu nguyện cho các dân tộc đang đau khổ vì chiến tranh và bạo lực, đặc biệt là Ucraina.
MỘT THƯỢNG HỘI ĐỒNG VỚI HAI KHÓA HỌP ĐỂ KHÍCH LỆ SỰ THAM GIA
Thông báo của Đức Thánh Cha, và khuôn mặt của một Giáo hội ngày càng truyền giáo hơn nhờ sự tham gia của tất cả mọi người.
Tác giả : Andrea Tornielli
KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXIX THƯỜNG NIÊN NĂM C : CẦU NGUYỆN LÀ PHƯƠNG THUỐC CHO ĐỨC TIN, LÀ THUỐC BỔ CHO TÂM HỒN
Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin hôm Chúa Nhật 16/10/2022, Đức Thánh Cha đã mời gọi các Kitô hữu kiên trì cầu nguyện trong suốt ngày sống, đặc biệt bằng những lời nguyện tắt, để luôn « hòa hợp » và kết nối với Chúa. Ngài nhắc nhở rằng đức tin của chúng ta sẽ cạn kiệt nếu không có đời sống cầu nguyện, vốn là phương thuốc cho đức tin, là thuốc bổ cho tâm hồn.
THÁNH TÊRÊXA AVILA ĐÃ ĐƯỢC THÁNH GIUSE CHỮA LÀNH NHƯ THẾ NÀO ?
Thánh Têrêxa Avila đã từng nói về thánh Giuse : « Cho đến nay, thánh Giuse chưa bao giờ quên làm những gì tôi cầu xin ngài ». Một lần khác, thánh nữ đã tổ chức một buổi lễ ăn mừng hoành tráng mừng thánh Giuse với pháo hoa…