BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 3. « ÔNG PHẢI ĐẶT TÊN CHO CON TRẺ LÀ GIÊSU ». TRUYỀN TIN CHO THÁNH GIUSE
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha:
Hôm nay, chúng ta tiếp tục chiêm ngắm Chúa Giêsu, niềm hy vọng của chúng ta, trong mầu nhiệm về nguồn gốc của Người được kể trong các Tin Mừng thời thơ ấu. Thánh sử Mátthêu đặt mình vào viễn cảnh của thánh Giuse, người đảm nhận tư cách làm cha hợp pháp của Chúa Giêsu. Trong thời gian đính hôn, tình yêu của thánh Giuse bị thử thách vì hôn thê của ngài là Đức Maria mang thai. Thánh Giuse, người công chính, lúc đó để cho sự khôn ngoan của Thiên Chúa hướng dẫn mình. Ngài đảm nhận vai trò làm cha có khả năng canh giữ, bảo vệ và truyền lại di sản vật chất và tinh thần. Hôn thê của ngài đang mang thai do bởi lời hứa của Chúa. Ngài tin tưởng, ngài đón nhận ước mơ của Chúa trên cuộc đời ngài và hôn thê của ngài. Ngài bước vào ân sủng của người biết sống lời hứa của Thiên Chúa bằng đức tin, đức cậy và đức mến.
Dưới đây là bài giáo lý của Đức Thánh Cha, ngày 29/1/2025 :
Anh chị em thân mến, chào anh chị em !
Hôm nay chúng ta tiếp tục chiêm ngắm Chúa Giêsu trong mầu nhiệm nguồn gốc của Người được các Tin Mừng thời thơ ấu kể lại.
Nếu Luca cho phép chúng ta làm điều đó từ quan điểm của Mẹ Người, là Đức Trinh Nữ Maria, thì Matthêu đặt mình vào viễn cảnh của thánh Giuse, người đảm nhận tư cách làm cha hợp pháp của Chúa Giêsu, bằng cách ghép Người vào gốc tổ Giesê và gắn liền Người với lời hứa cho Đavít.
Thật vậy, Chúa Giêsu là niềm hy vọng đang thành hiện thực của Israel: Người là con cháu được hứa với vua Đavít (x. 2Sm 7,12; 1Sbn 17,11), Đấng làm cho nhà của ông “được chúc phúc mãi mãi” (2Sm 7,29); đó là nhánh mọc ra từ gốc Giesê (x. Is 11,1), là “mầm công chính” được dự định trị vì như một vị vua đích thực, biết thi hành luật pháp và công lý (x. Gr 23, 5; 33, 15).
Thánh Giuse xuất hiện trong Tin Mừng Mátthêu với tư cách là hôn phu của Đức Maria. Đối với người Do Thái, lễ đính hôn đã là một ràng buộc pháp lý thực sự, chuẩn bị cho những gì sẽ xảy ra khoảng một năm sau, tức việc cử hành hôn nhân. Chính vào lúc này, người phụ nữ chuyển từ sự chăm sóc của người cha sang sự chăm sóc của chồng mình, cô chuyển đến sống với ông và sẵn sàng đón nhận món quà làm mẹ.
Chính tại thời điểm này, thánh Giuse phát hiện ra việc Đức Maria mang thai và tình yêu của ngài bị thử thách. Đối diện với một hoàn cảnh có thể dẫn đến sự tan vỡ của hôn ước, Luật đã đề xuất hai giải pháp khả thi: hoặc là hành vi pháp lý công, như triệu tập người phụ nữ ra tòa, hoặc hành vi riêng tư, chẳng hạn như trao cho người phụ nữ một lá thư rẫy vợ.
Thánh Matthêu định nghĩa thánh Giuse là một người “công chính” (zaddiq), một người sống theo Lề luật của Chúa, người được Luật này truyền cảm hứng trong mọi cơ hội của cuộc đời mình. Tuân theo Lời Chúa như thế, Thánh Giuse hành động một cách cân bằng: ngài không để mình bị xâm chiếm bởi những cảm xúc bản năng và nỗi sợ phải đem Đức Maria đi cùng, nhưng thích để mình được sự khôn ngoan của Thiên Chúa hướng dẫn hơn. Ngài đã chọn cách lìa bỏ Đức Maria một cách kín đáo, nghĩa là cách riêng tư (x. Mt 1, 19). Và chính sự khôn ngoan của thánh Giuse đã giúp ngài không phạm sai lầm và trở nên cởi mở và ngoan ngoãn trước tiếng Chúa.
Bằng cách này, Giuse thành Nadarét gợi nhớ lại một Giuse khác, con trai Giacóp, được mệnh danh là “thằng tướng chiêm bao” (x. Stk 37, 19), được cha rất yêu quý và bị anh em ghét bỏ, người mà Thiên Chúa đã nâng cao bằng cách đặt ông ngồi vào triều đình Pharaô.
Giuse thành Nadarét đã mơ về điều gì? Ngài mơ về phép lạ Thiên Chúa đã thực hiện nơi cuộc đời của Đức Maria, nhưng cũng mơ về phép lạ Thiên Chúa đã thực hiện trong cuộc đời của chính mình: đảm nhận vai trò làm cha có khả năng canh giữ, bảo vệ và truyền lại di sản vật chất và tinh thần. Cung lòng hôn thê của ngài đang mang thai do bởi lời hứa của Thiên Chúa, một lời hứa mang một danh xưng trong đó niềm xác tín về ơn cứu độ được ban cho tất cả mọi người (x. Cv 4,12).
Trong giấc ngủ, thánh Giuse đã nghe những lời này: “Này ông Giuse, con cháu Đavít, đừng ngại đón bà Maria vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần. Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên cho con trẻ là Giêsu, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ.” (Mt 1, 20-21). Đối mặt với mặc khải này, thánh Giuse không yêu cầu thêm bằng chứng, ngài tin tưởng. Thánh Giuse tín thác vào Chúa, ngài chấp nhận ước mơ của Thiên Chúa trên cuộc đời ngài và cuộc đời vị hôn thê của ngài. Như thế, ngài bước vào ân sủng của những ai biết sống lời hứa của Thiên Chúa bằng đức tin, đức cậy và đức mến.
Thánh Giuse, trong tất cả những điều này, không nói bằng lời, nhưng tin tưởng, hy vọng và yêu mến. Ngài không nói bằng “những lời sáo rỗng”, nhưng bằng những hành động cụ thể. Ngài thuộc về dòng dõi của những người mà thánh Tông đồ Giacôbê gọi là những người “thực hành Lời Chúa” (x. Gc 1, 22), chuyển Lời Chúa thành hành động, thành xương thành thịt, thành cuộc sống. Thánh Giuse tin tưởng vào Thiên Chúa và vâng phục: “Sự tỉnh thức nội tâm của ngài đối với Thiên Chúa… tự động trở thành sự vâng phục” (Benoît XVI, L’enfance de Jésus, Milan-Vatican 2012, 57).
Thưa anh chị em, chúng ta cũng cầu xin Chúa ơn biết lắng nghe hơn là nói, ơn biết mơ ước những ước mơ của Thiên Chúa và biết đón nhận Chúa Kitô một cách có trách nhiệm, Đấng, kể từ giây phút chúng ta chịu phép rửa, đã sống và lớn lên trong cuộc đời chúng ta. Cảm ơn anh chị em!
————————————
Tý Linh
(nguồn: vatican.va)
Tags: Audience, Giuse, năm thánh 2025, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- ĐHY PAROLIN : TRONG SUỐT MẬT NGHỊ, ĐỨC LÊÔ XIV “KHÔNG BAO GIỜ MẤT ĐI NỤ CƯỜI NHẸ NHÀNG CỦA MÌNH”
- NỮ TU OONAH O’SHEA ĐƯỢC BẦU LÀM CHỦ TỊCH UISG
- ĐỨC LÊÔ XIV, “MỘT GIÁO HOÀNG VÌ HÒA BÌNH VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT”
- GIÁO DỤC: ĐỨC LÊÔ XIV KHUYẾN KHÍCH ƠN GỌI TU TRÌ LA SAN
- NHỮNG KHUÔN MẶT CỦA HOẠT ĐỘNG TRUYỀN GIÁO CỦA ĐỨC LÊÔ XIV Ở PERU
- ĐỨC LÊÔ XIV TIẾP KIẾN NHÀ VÔ ĐỊCH QUẦN VỢT JANNIK SINNER
- VĂN PHÒNG BÁO CHÍNH TÒA THÁNH ĐƯA RA LỜI GIẢI THÍCH CHÍNH THỨC VỀ HUY HIỆU CỦA ĐỨC LÊÔ XIV
- NƠI Ở CỦA CÁC ĐỨC GIÁO HOÀNG QUA NHỮNG BIẾN ĐỘNG CỦA LỊCH SỬ
- “VIỆC BẦU ĐỨC LÊÔ XIV ĐÁNH DẤU BƯỚC NGOẶT TRONG TƯ TƯỞNG XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI”
- PHẬT TỬ VÀ KITÔ HỮU TRONG CUỘC ĐỐI THOẠI GIẢI THOÁT CHO THỜI ĐẠI CHÚNG TA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV GỬI CÁC CHUYÊN VIÊN TRUYỀN THÔNG : HÃY CHỌN LỰA CON ĐƯỜNG TRUYỀN THÔNG HÒA BÌNH
- MẬT NGHỊ HỒNG Y: ĐHY PAROLIN VÀ ĐHY PREVOST ĐƯỢC PHIẾU “RẤT CAO” TRONG CUỘC BỎ PHIẾU ĐẦU TIÊN ?
- CHÚA NHẬT ĐẦU TIÊN CỦA ĐỨC LÊÔ XIV VỚI CÁC TÍN HỮU VÀ TẠI MỘ THÁNH PHÊRÔ
- TỪ LÊÔ XIII ĐẾN LÊÔ XIV, VẤN ĐỀ XÃ HỘI MỚI
- MẬT NGHỊ: VÀ CÁC HỒNG Y BẮT ĐẦU PHÁT BIỂU NGAY SAU ĐÓ
- ĐỨC LÊÔ XIV TẠI MỘT ĐỀN THÁNH CỦA DÒNG THÁNH AUGUSTINÔ VÀ TẠI MỘ ĐỨC PHANXICÔ
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV CHO HỒNG Y ĐOÀN : « NGÀY NAY GIÁO HỘI TRAO CHO MỌI NGƯỜI DI SẢN HỌC THUYẾT XÃ HỘI CỦA MÌNH »
- CHÂN DUNG, KHẨU HIỆU VÀ HUY HIỆU CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV
- BỀ TRÊN TỔNG QUYỀN DÒNG AUGUSTINÔ: ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV ‘THỰC SỰ GẦN GŨI VỚI MỌI NGƯỜI’
- TÌM HIỂU DÒNG THÁNH AUGUSTINÔ CỦA ĐỨC LÊÔ XIV