BÀI GIẢNG TƯỞNG NIỆM CUỘC THƯƠNG KHÓ CỦA CHÚA GIÊSU
Tại Giáo xứ Kim Long, Huế.
Kính thưa Anh Chị Em,
Trong Bài Thương Khó hôm nay, thánh Gioan ghi rõ: “Chính Chúa Giêsu vác lấy thập giá đi lên Núi Sọ”, ở đó người ta sẽ đóng đinh Ngài. Thập Giá gắn kết không rời Chúa Giêsu: Hễ có Chúa Giêsu là có thập giá, và khi chúng ta gặp phải thập giá thì cũng may mắn có Chúa Giêsu bị treo nơi thập giá. Chúng ta luôn có cả hai: Chúa Giêsu và Thập giá, Thập giá và Chúa Giêsu. Nếu cố tìm một Chúa Giêsu không có thập giá, chúng ta sẽ có nguy cơ gặp phải thập giá mà không có Chúa Giêsu cùng vác và nâng đỡ chúng ta.
Thiên Chúa toàn năng có thể dùng nhiều con đường khác để cứu độ loài người chúng ta, nhưng Chúa Giêsu đã chọn con đường khổ nạn thập giá, thì khổ nạn thập giá là con đường tốt nhất, hiệu quả nhất mà Ngài đã dùng để cứu độ chúng ta, và Ngài cũng mời gọi chúng ta vác thập giá tùy theo đấng bậc của mình mỗi ngày mà trung kiên đi theo Ngài cho đến cuối cuộc đời của chúng ta. Đó là một mầu nhiệm mà không phải lúc nào chúng ta cũng có thể hiểu và sống được hẳn hoi. Quả thế, lắm khi chúng ta không vui vẻ chấp nhận vác thập giá của mình, và cũng rất lắm lần chúng ta nghĩ người khác là thập giá nặng cho chúng ta, mà quên đi rất nhiều khi chính chúng ta lại là thập giá nặng hơn cho người khác, nặng đến đỗi người khác không thể vác nổi. Chúng ta cần nhớ điều đó để biết nâng đỡ nhau, nhất là khi gặp thử thách, hiểu lầm, đau khổ, yếu đuối, già cả, bệnh tật.
Tôi xin chia sẻ với Anh Chị Em câu chuyện này: Tại một giáo xứ nọ, cha sở có sáng kiến tổ chức trong Năm Thánh Hóa Gia Đình một ngày lễ đặc biệt cho các đôi vợ chồng trẻ trong giáo xứ mừng kỷ niệm ngày thành hôn. Ngài mời gọi mỗi đôi vợ chồng sắm một cây thánh giá đẹp có khắc tên cả hai người và ngày cử hành để được làm phép làm kỷ niệm. Một đôi vợ chồng kia có một số khác biệt quan điểm nên đôi khi cũng phải nặng lòng nhường nhịn chịu đựng lẫn nhau. Gần đến ngày lễ mà không thấy chồng sắm cây thánh giá của gia đình mình, chị vợ không khỏi lo lắng, nhưng mỗi lần chị nhắc đến thì anh chồng đều nói cách bí mật khó hiểu rằng “em đừng lo, anh đã có một cây thánh giá vô cùng đặc biệt.”
Khi đến nghi thức làm phép thánh giá kỷ niệm, các đôi vợ chồng đứng vòng quanh bàn thờ trên cung thánh. Cha sở yêu cầu mỗi gia đình dương cao thánh giá mình, thì người chồng kia đột ngột quay sang nắm eo ếch vợ nâng cao và đắc thắng nói to “Thưa Cha và anh chị em, đây là thánh giá của con”. Trong khi mọi người ngỡ ngàng lúng túng vì bất ngờ thì người vợ cũng quay sang đưa hai tay ôm eo ếch chồng và nghẹn ngào nói trong nước mắt: “Thưa Cha và anh chị em, đây là thánh giá của con, nhưng nặng quá, sức con yếu không nâng lên nổi” rồi chị òa khóc nức nở. Nhiều khuôn mặt cũng ngấn lệ, kèm theo những tiếng sụt sùi, nhất là cánh chị em phụ nữ. Anh chồng nghĩ vợ là thánh giá nặng cho mình, không ngờ chính anh lại là thánh giá nặng hơn cho vợ. Không thể dự liệu trước được tình huống bất ngờ này, Cha sở cũng xúc động lên tiếng: “Xin Chúa chúc lành và nâng đỡ chúng con, chúng con không dám xin Chúa cất đi đau khổ, nhưng chúng con xin Chúa đừng bỏ chúng con khi chúng con phải đau khổ”.
Anh Chị Em kính mến, trên đường khổ nạn, Chúa Giêsu đã ngã xuống ba lần. Ngài bị kiệt lực, may nhờ có ông Simong giúp vác đỡ thập giá mới đi đến nơi được. Chớ gì chúng ta cũng có thể trở nên những Simong vác đỡ cho Chúa và cho nhau trong cuộc đời này, để chúng ta cùng cố gắng giúp nhau trong tình liên đới, vì chỉ qua việc giúp đỡ lẫn nhau chúng ta mới có thể hy vọng gánh được sức nặng của thập giá. Đồng thời chúng ta cũng đừng bao giờ quên chạy đến cùng Chúa Giêsu, Đấng luôn vác phần nặng mà để phần nhẹ cho chúng ta, như Ngài đã mời gọi “Hỡi những ai phải mang vác nặng nề, hãy đến với Ta và Ta sẽ nâng đỡ bổ sức cho”. Bên cạnh đó, chúng ta cũng hãy tin tưởng chạy đến với Mẹ Maria, Mẹ đã theo sát Chúa Giêsu Con Mẹ trên đường khổ nạn thập giá, những đau khổ Chúa Giêsu chịu trên thân xác thì Mẹ lại chịu trong tâm hồn Mẹ, và hôm nay, Mẹ vẫn hằng đồng hành nâng đỡ chúng ta, là những con cái mà Mẹ đã nhận lãnh từ lời trăn trối của Chúa Giêsu trên thập giá, nhất là những lúc chúng ta gặp phải đau khổ buồn phiền:
Những lúc ngấm nỗi bồ hòn
Không cầm mình được lăn tròn nước mắt
Hỏi rằng sao trả quá đắt
Đồi cao thánh giá ai dắt ai dìu?
Dẫu rằng phải trả quá đắt
Đồi cao thánh giá Mẹ dắt Mẹ dìu.
Xin cầu chúc mỗi người chúng ta luôn cảm nghiệm được như vậy. Amen.
Micae-Phaolô Trần Minh Huy, pss
Tags: Mùa-Chay
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- TƯỞNG NIỆM CUỘC THƯƠNG KHÓ CỦA CHÚA GIÊSU: THÁNH GIÁ TRẢ LẠI CHO CHÚNG TA SỰ TỰ DO LỰA CHỌN ĐÍCH THỰC
- ĐÀNG THÁNH GIÁ TẠI COLISÉE: CHÚA GIÊSU MANG NHỮNG VẾT THƯƠNG CỦA LỊCH SỬ CHÚNG TA
- THÁNH LỄ THỨ NĂM TUẦN THÁNH: “TÌNH YÊU LÀ CHỨC TƯ TẾ DUY NHẤT”
- BÀI GIẢNG LỄ DẦU 2025 CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ: SỨ VỤ LINH MỤC LÀ CÔNG TRÌNH CỦA THIÊN CHÚA
- BÀI GIÁO LÝ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. II. CUỘC ĐỜI CHÚA GIÊSU. NHỮNG CUỘC ĐỐI THOẠI. BÀI 5. NGƯỜI CHA GIÀU LÒNG THƯƠNG XÓT. EM CON ĐÃ MẤT MÀ NAY LẠI TÌM THẤY (Lc 15, 32)
- MỘT BỨC TƯỢNG “ĐỨC MẸ HOA HƯỜNG MẦU NHIỆM” ĐƯỢC LÀM PHÉP TRONG KHU VƯỜN VATICAN
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT LỄ LÁ 2025: ĐỐI DIỆN VỚI NHỮNG ĐAU KHỔ, HÃY LUÔN CẢM NHẬN VÒNG TAY YÊU THƯƠNG QUAN PHÒNG CỦA THIÊN CHÚA
- BÀI GIẢNG LỄ LÁ 2025: “VÁC THÁNH GIÁ CỦA CHÚA KITÔ LÀ CÁCH CỤ THỂ NHẤT ĐỂ CHIA SẺ TÌNH YÊU CỨU ĐỘ CỦA NGƯỜI”
- GIỮA TIẾP BIẾN VĂN HÓA VÀ HỘI NHẬP VĂN HÓA, BÀI HỌC CỦA BA NGHỆ SĨ CÔNG GIÁO VIỆT NAM
- CHA ROBERTO PASOLINI: QUA VIỆC LÊN TRỜI, CHÚA GIÊSU MỜI GỌI CHÚNG TA TRỞ THÀNH CHỨNG NHÂN CỦA NGƯỜI
- PHÁP : KỶ LỤC MỚI VỀ SỐ LƯỢNG NGƯỜI DỰ TÒNG VÀO NĂM 2025!
- LÀN SÓNG DỰ TÒNG: GIÁO HỘI PHÁP TÁI KHÁM PHÁ SỨC MẠNH CỦA SỰ HOÁN CẢI
- BÀI GIÁO LÝ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. II. CUỘC ĐỜI CHÚA GIÊSU. NHỮNG CUỘC ĐỐI THOẠI. BÀI 4. CHÀNG THANH NIÊN GIÀU CÓ. CHÚA GIÊSU NHÌN ANH (Mc 10, 21)
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ NĂM THÁNH CỦA BỆNH NHÂN VÀ NHỮNG NHÂN VIÊN CHĂM SÓC SỨC KHỎE: CHIA SẺ NỖI ĐAU KHỔ CỦA NGƯỜI KHÁC LÀ MỘT BƯỚC HƯỚNG ĐẾN SỰ THÁNH THIỆN
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT V MÙA CHAY NĂM C: “TÔI CẢM NHẬN ĐƯỢC ‘NGÓN TAY CỦA THIÊN CHÚA’”
- CẦU NGUYỆN BẰNG KINH MÂN CÔI VỚI THÁNH GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ II
- SỰ PHỤC SINH CỦA CHÚA GIÊSU LOẠI BỎ NÃO TRẠNG BÁO THÙ
- 1700 NĂM SAU CÔNG ĐỒNG NIXÊ: NIỀM HY VỌNG CỬ HÀNH LỄ PHỤC SINH CHUNG
- LOẠT BÀI GIÁO LÝ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. II. CUỘC ĐỜI CHÚA GIÊSU. NHỮNG CUỘC ĐỐI THOẠI. BÀI 3. GIAKÊU. “HÔM NAY TÔI PHẢI Ở LẠI NHÀ ÔNG” (Lc 19, 5)
- KINH TIN KÍNH CỦA CÔNG ĐỒNG NIXÊ, THẺ CĂN CƯỚC CỦA NGƯỜI KITÔ HỮU