BÀI GIÁO LÝ CỦA ĐỨC PHANXICÔ VỀ TUỔI GIÀ- BÀI 3. TUỔI GIÀ, NGUỒN LỰC CHO TUỔI TRẺ VÔ TÂM
Tiếp tục loạt bài giáo lý về tuổi già, trong buổi tiếp kiến chung hôm 16/3/2022, Đức Phanxicô bàn về hình ảnh ông Nô-ê. Đang khi thế giới hiện nay phải chịu nhiều ràng buộc và áp lực khác nhau, nơi mà sự băng hoại đang thống trị, thì ơn gọi của Nô-ê, được Thiên Chúa chọn, rất giàu ý nghĩa.
Quả thế, trong trình thuật Thánh Kinh, Thiên Chúa đã giao phó cho ông Nô-ê nhiệm vụ cứu Trái Đất khỏi sự băng hoại và lụt hồng thủy. Giống như ông, mỗi người chúng ta hôm nay được mời gọi đặc biệt quan tâm đến sự sống dưới mọi hình thức. Thế giới cần đến những người trẻ mạnh mẽ tiến về phía trước, và sự khôn ngoan của người cao tuổi.
Đức Thánh Cha đặc biệt cảnh báo về những nguy cơ khủng khiếp về một cuộc chiến tranh nguyên tử có thể xảy ra do sự vô tâm của con người. Ngài nói: “Dường như biểu tượng của trận lụt hồng thủy đang dần thắng thế trong vô thức của chúng ta. Rốt cuộc, đại dịch hiện nay đang đặt ra một thứ thế chấp đáng kể đối với sự thể hiện vô tâm của chúng ta về những điều quan trọng, đối với sự sống và số phận của nó“.
Ngài nhắc nhở: “Sự vô tâm chỉ bận tâm đến bản thân : đây là cửa ngõ dẫn đến sự băng hoại nhấn chìm cuộc sống của mọi người. Sự băng hoại cũng lợi dụng rất nhiều sự vô tâm không tốt này. Khi mọi sự đều ổn đối với ta, thì tôi không bận tâm đến người khác : sự vô tâm này làm suy yếu sự phòng vệ của chúng ta, làm chai lì lương tâm của chúng ta và khiến chúng ta – thậm chí cách vô tình – trở thành đồng lõa. Vì sự băng hoại không phải luôn hành động đơn lẽ, một người duy nhất : nó luôn có đồng bọn.”
Hiểu sâu xa hơn theo bài giáo lý này, thì việc nại đến chiến tranh hay bạo lực vũ trang, cũng như hành vi sử dụng bom nguyên tử là một hình thức “tuổi trẻ vô tâm” hay một “tuổi già không trưởng thành” hay “hư hỏng”. Và đó là nguồn của sự băng hoại và “lụt hồng thủy” của con người.
Dưới đây là bài giáo lý của Đức Thánh Cha:
Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Trình thuật Thánh Kinh – bằng ngôn ngữ biểu tượng vào thời đại nó được viết – nói với chúng ta một điều ấn tượng : Thiên Chúa đau khổ trước sự độc ác lan tràn của con người, vốn đã trở thành một phong cách sống bình thường, đến nỗi Ngài nghĩ đã lầm lỗi khi tạo dựng nên họ và đã quyết định loại bỏ họ. Một giải pháp triệt để. Thậm chí có thể có một sự chuyển biến nghịch lý về lòng thương xót. Không còn nhân văn, không còn lịch sử, không còn phán xét, không còn kết án. Và nhiều nạn nhân định sẵn của sự băng hoại, của bạo lực và bất công sẽ mãi mãi được buông tha.
Chẳng phải, bị đè nặng bởi cảm giác bất lực trước sự dữ hoặc bị mất tinh thần bởi « các ngôn sứ của sự diệt vong bất hạnh », nên đôi khi chúng ta cũng nghĩ rằng thà không sinh ra thì tốt hơn sao ? Có phải chúng ta tin tưởng vào một số lý thuyết gần đây tố cáo loài người là một sự thiệt hại tiến hóa đối với sự sống trên hành tinh của chúng ta ? Mọi thứ đều tiêu cực, phải không ?
Thực ra, chúng ta đang phải chịu nhiều áp lực, phải hứng chịu những lời mời mọc trái chiều khiến chúng ta bối rối. Một mặt, chúng ta có niềm lạc quan về một tuổi trẻ vĩnh cửu, được thổi bùng bởi những tiến bộ phi thường của công nghệ kỹ thuật, vốn mô tả cho chúng ta một tương lai đầy những thứ máy móc hiệu quả và thông minh hơn chúng ta, những thứ sẽ chữa trị bệnh tật của chúng ta và sẽ tưởng tượng cho chúng ta những giải pháp tốt nhất để không chết – thế giới của người máy….Mặt khác, trí tưởng tượng của chúng ta dường như luôn tập trung nhiều hơn vào việc trình bày một một thảm họa cuối cùng khiến chúng ta biến mất. Những gì đang diễn ra với một cuộc chiến tranh nguyên tử có thể xảy ra. Vào « ngày sau » đó – nếu vẫn còn ngày và còn người – người ta sẽ phải bắt đầu lại từ đầu. Tất nhiên, tôi không muốn tầm thường hóa chủ đề về sự tiến bộ. Nhưng dường như biểu tượng của trận lụt hồng thủy đang dần thắng thế trong vô thức của chúng ta. Rốt cuộc, đại dịch hiện nay đang đặt ra một thứ thế chấp đáng kể đối với sự thể hiện vô tâm của chúng ta về những điều quan trọng, đối với sự sống và số phận của nó.
Trong trình thuật Thánh Kinh, khi vấn đề là cứu thoát sự sống trên trái đất khỏi sự băng hoại và lụt hồng thủy, Thiên Chúa đã giao phó nhiệm vụ cho sự trung tín của người lớn tuổi tuổi nhất, là ông Nô-ê người « công chính ». Liệu tuổi già có cứu được thế giới không, tôi tự hỏi ? Theo nghĩa nào ? Và tuổi già sẽ cứu thế giới như thế nào ? Và đâu là triển vọng ? Có cuộc sống sau cái chết hay chỉ sống sót cho đến khi lũ lụt ?
Một lời của Chúa Giêsu, gợi lên « thời của ông Nô-ê », giúp chúng ta đào sâu ý nghĩa của trang Thánh Kinh mà chúng ta vừa nghe. Nói về thời sau hết, Chúa Giêsu nói : « Và cũng như thời ông Nô-ê, sự việc đã xảy ra cách nào, thì trong những ngày của Con Người, sự việc cũng sẽ xảy ra như vậy. Thiên hạ ăn uống, cưới vợ lấy chồng, mãi cho đến ngày ông Nô-ê vào tàu, và nạn hồng thủy ập tới, tiêu diệt tất cả » (Lc 17, 26-27). Thực ra, ăn uống, cưới vợ lấy chồng, là những điều rất bình thường và dường như không phải là những ví dụ về sự băng hoại. Sự băng hoại nằm ở đâu ? Sự băng hoại đó nằm ở đâu ? Trên thực tế, Chúa Giêsu nhấn mạnh sự kiện rằng con người, khi tự giới hạn vào việc hưởng thụ cuộc sống, họ thậm chí mất đi nhận thức về sự băng hoại, điều này vốn làm suy giảm phẩm giá và đầu độc ý nghĩa của nó. Khi sự nhận thức về sự băng hoại mất đi, và sự băng hoại trở thành điều bình thường : mọi thứ đều có cái giá của nó, mọi thứ ! Người ta mua bán dư luận, các hoạt động công lý….Điều này, trong thế giới kinh doanh, trong thế giới của nhiều ngành nghề, là thường thấy. Và như thế, họ sống sự băng hoại cách vô tâm, như thể điều đó là một phần bình thường của hạnh phúc con người. Khi bạn định làm một việc gì đó và nó chậm, tiến trình thực hiện là hơi chậm, bao nhiêu lần chúng ta nghe nói : « Nhưng, nếu bạn cho tôi tiền boa, tôi sẽ tăng tốc ». Rất nhiều lần. « Hãy cho tôi cái gì đó và tôi sẽ xúc tiến ». Tất cả chúng ta đều biết rất rõ điều đó. Thế giới của sự băng hoại dường như là một phần của sự bình thường của con người. Và đó là điều xấu xa, phải không ? Sáng nay, tôi đã nói chuyện với một người đàn ông, ông đã nói với tôi về vấn đề này ở vùng quê của ông ấy. Của cải của cuộc sống được tiêu thụ và thưởng thức mà không bận tâm về phẩm chất tinh thần của cuộc sống, không bận tâm về môi trường sống của ngôi nhà chung. Người ta khai thác mọi thứ, mà không quan tâm đến sự hành xác và sự chán nản mà nhiều người phải gánh chịu, cũng như sự xấu xa tổn hại đang đầu độc cộng đồng. Bao lâu cuộc sống bình thường có thể được đổ đầy bằng « sự sung túc », chúng ta không muốn nghĩ đến những gì làm cho nó thiếu vắng công lý và tình yêu. « Nhưng, tôi cảm thấy tốt ! Tại sao tôi phải nghĩ đến những vấn đề, đến các cuộc chiến tranh, sự khốn khổ của con người, đến tất cả sự nghèo khổ này, đến tất cả những điều xấu xa tồi tệ này ? Không, tôi ổn. Tôi không bận tâm đến người khác ». Đó là suy nghĩ vô thức đã dẫn chúng ta đến chỗ sống trong tình trạng băng hoại.
Tôi tự hỏi, sự băng hoại có thể trở thành bình thường không ? Thưa anh chị em, thật bất hạnh là có. Chúng ta có thể hít thở bầu khí băng hoại như chúng ta hít thở oxy. Nhưng đó là điều bình thường ! « Nếu bạn muốn tôi làm điều đó cách nhanh chóng, thì bạn cho tôi bao nhiêu ? ». Đó là điều bình thường ! Đó là điều bình thường, nhưng đó là điều xấu xa, không tốt ! Và điều gì mở đường ? Một điều : sự vô tâm chỉ bận tâm đến bản thân : đây là cửa ngõ dẫn đến sự băng hoại nhấn chìm cuộc sống của mọi người. Sự băng hoại cũng lợi dụng rất nhiều sự vô tâm không tốt này. Khi mọi sự đều ổn đối với ta, thì tôi không bận tâm đến người khác : sự vô tâm này làm suy yếu sự phòng vệ của chúng ta, làm chai lì lương tâm của chúng ta và khiến chúng ta – thậm chí cách vô tình – trở thành đồng lõa. Vì sự băng hoại không phải luôn hành động đơn lẽ, một người duy nhất : nó luôn có đồng bọn. Và nó luôn mở rộng, nó mở rộng.
Tuổi già ở địa vị thích hợp để hiểu được sự lừa dối của việc bình thường hóa một cuộc sống bị ám ảnh bởi sự hưởng thụ và trống rỗng nội tâm : một cuộc sống không suy nghĩ, không hy sinh, không nội tâm, không vẻ đẹp, không chân lý, không công lý, không tình yêu : tất cả điều này đều là sự băng hoại. Sự nhạy cảm đặc biệt của những người cao tuổi chúng ta, đối với những biểu hiện quan tâm, suy nghĩ và những biểu hiện tình cảm vốn làm cho chúng ta nhân văn, một lần nữa phải trở thành ơn gọi đối với nhiều người. Và đó sẽ là sự chọn lựa đầy yêu thương của người cao tuổi đối với những thế hệ mới. Chúng ta có nhiệm vụ báo động, cảnh báo : « Hãy chú ý, đó là sự băng hoại, nó không mang lại cho bạn gì cả ». Sự khôn ngoan của người lớn tuổi, ngày nay chúng ta cần đến rất nhiều để đấu tranh chống lại sự băng hoại. Các thế hệ mới đang chờ đợi chúng ta, những người cao tuổi, những người già, một lời ngôn sứ, một lời dẫn đến những viễn cảnh mới bên ngoài thế giới vô tâm của sự băng hoại này, của thói quen về những thứ hư hỏng. Phúc lành của Thiên Chúa chọn tuổi già cho đặc sủng rất nhân văn và nhân bản này. Đâu là ý nghĩa của tuổi già của tôi ? Mỗi người trong chúng ta, những người cao tuổi, có thể tự hỏi. Ý nghĩa là thế này : là một ngôn sứ về sự băng hoại và nói với người khác : « Dừng lại, tôi đã đi con đường đó và nó không dẫn đến đâu cả ! Bây giờ tôi kể cho bạn về kinh nghiệm của tôi ». Người lớn tuổi chúng ta phải trở thành những ngôn sứ chống lại sự băng hoại, giống như Nô-ê từng là ngôn sứ chống lại sự băng hoại vào thời của ông, vì ông là người duy nhất mà Thiên Chúa tin tưởng. Tôi hỏi tất cả anh chị em – và tôi cũng tự hỏi : tâm hồn tôi có rộng mở để trở thành một ngôn sứ chống lại sự băng hoại ngày nay không ? Đó là một điều xấu xa, khi người cao tuổi đã không trưởng thành và khi người ta trở nên già đi với cùng những thói quen hư hỏng như người trẻ. Chẳng hạn, hãy nghĩ đến những người xét xử bà Suzanna : một tuổi già hư hỏng. Và chúng ta, với kiểu tuổi già này, chúng ta sẽ không thể trở thành những ngôn sứ cho các thế hệ trẻ.
Và ông Nô-ê là mẫu gương cho tuổi già có khả năng tái sinh này : nó không hư hỏng, nó có khả năng tái sinh. Nô-ê không rao giảng, không phàn nàn, không đả kích, nhưng ông chăm lo cho tương lai của thế hệ đang lâm nguy. Chúng ta, những người cao tuổi, chúng ta phải chăm lo cho người trẻ, cho trẻ em đang lâm nguy. Ông đã xây dựng chiếc tàu đón tiếp và đưa con người và động vật vào tàu. Bằng cách chăm sóc sự sống, dưới mọi hình thức, ông Nô-ê đã thực hiện lệnh truyền của Thiên Chúa bằng cách lặp lại cử chỉ dịu dàng và quảng đại của việc tạo dựng, mà trên thực tế chính là tư tưởng truyền cảm hứng cho lệnh truyền của Thiên Chúa : một phúc lành mới, một công trình tạo dựng mới (x. Stk 8, 15-9,17). Ơn gọi của Nô-ê vẫn luôn có tính thời sự. Thánh tổ phụ vẫn cầu bầu cho chúng ta. Và chúng ta, những người nữ và người nam ở một độ tuổi nào đó – không nói là già, vì một số người bực mình vì điều đó : ở một độ tuổi nào đó – chúng ta đừng quên rằng chúng ta có khả năng về sự khôn ngoan, nói với người khác : « Hãy nhìn xem, còn đường băng hoại này chẳng dẫn đến đâu cả ». Chúng ta phải giống như rượu ngon – rượu ngon – mà, cuối cùng, khi nó lâu đời, có thể mang lại một thông điệp tốt chứ không phải xấu.
Hôm nay, tôi kêu gọi tất cả những ai đang có « một độ tuổi nào đó », không nói là « già ». Hãy chú ý : anh chị em có trách nhiệm tố giác sự băng hoại của con người trong đó chúng ta đang sống và lối sống của chủ nghĩa tương đối này được theo đuổi, hoàn toàn tương đối, như thể mọi thứ đều hợp pháp. Hãy tiến về phía trước. Thế giới cần đến, rất cần đến những người trẻ mạnh mẽ, tiến về phía trước, và những người già khôn ngoan. Chúng ta hãy cầu xin Chúa ơn khôn ngoan.
————————————
Tý Linh chuyển ngữ
(nguồn : vatican.va)
Tags: Audience, Ông Bà, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG