BÀI GIÁO LÝ VỀ CẦU NGUYỆN – BÀI 27. CẦU NGUYỆN HIỆP THÔNG VỚI ĐỨC MARIA
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha:
Hôm nay, bài giáo lý được dành bàn về cầu nguyện hiệp thông với Đức Maria, và diễn ra vào hôm trước Tễ Truyền Tin. Con đường chính yếu của cầu nguyện Kitô giáo là nhân tính của Chúa Giêsu. Chúa Kitô là Đấng Trung Gian, là cây cầu chúng ta đi qua để thưa với Chúa Cha. Mọi lời cầu nguyện chúng ta dâng lên Thiên Chúa đều nhờ Chúa Kitô, với Chúa Kitô và trong Chúa Kitô và được thực hiện nhờ sự chuyển cầu của Người. Đức Trinh Nữ Maria chiếm một vị trí đặc biệt trong đời sống và lời cầu nguyện của người Kitô hữu vì Mẹ là Mẹ của Chúa Giêsu. Đôi tay, đôi mắt và thái độ của Mẹ là một “sách giáo lý” sống động và chỉ ra hòn đá tảng, trung tâm: Chúa Giêsu. Mẹ là tôi tớ khiêm nhường của Chúa. Chúa Giêsu đã mở rộng vai trò làm mẹ của Đức Maria cho toàn thể Giáo hội bằng cách trao phó người môn đệ yêu dấu cho Mẹ, ngay trước khi chết trên thập giá. Đức Maria đã và đang hiện diện trong những ngày đại dịch, gần gũi với những người kết thúc cuộc hành trình trần thế của họ trong tình trạng cô lập, không có sự an ủi của sự gần gũi của gia đình. Đức Maria luôn ở đó với sự dịu dàng của người mẹ. Là người nữ của tiếng “xin vâng”, Đức Maria ở đó, Mẹ cầu nguyện cho chúng ta; Mẹ cầu nguyện cho những người không cầu nguyện. Mẹ là Mẹ của chúng ta.
Dưới đây là bài giáo lý của Đức Thánh Cha, ngày 24/3/2021 :
Anh chị em thân mến, chào anh chị em !
Hôm nay, bài giáo lý được dành bàn về cầu nguyện hiệp thông với Đức Maria, và nó diễn ra chính vào hôm trước Lễ Truyền Tin. Chúng ta biết rằng con đường chủ yếu của cầu nguyện Kitô giáo là nhân tính của Chúa Giêsu. Thật vậy, niềm tin tưởng điển hình trong cầu nguyện Kitô giáo sẽ mất đi ý nghĩa nếu Ngôi Lời không nhập thể, ban cho chúng ta mối quan hệ con thảo với Chúa Cha trong Chúa Thánh Thần. Trong bài đọc, chúng ta đã nghe về cuộc quy tụ của các môn đệ, những người phụ nữ đạo đức và Đức Maria, những người cầu nguyện sau khi Chúa Giêsu Lên Trời: đó là cộng đồng Kitô hữu đầu tiên đang chờ đợi món quà của Chúa Giêsu, lời hứa của Chúa Giêsu.
Chúa Kitô là Đấng Trung Gian, là cây cầu chúng ta đi qua để thưa với Chúa Cha (x. Giáo lý Giáo hội Công giáo, số 2674). Ngài là Đấng Cứu Chuộc duy nhất: không có ai đồng công cứu chuộc với Chúa Kitô. Ngài là Đấng Trung Gian tuyệt hảo, Ngài là Đấng Trung Gian. Mỗi lời cầu nguyện chúng ta dâng lên Thiên Chúa đều vì Chúa Kitô, với Chúa Kitô và trong Chúa Kitô và nó được thực hiện nhờ sự chuyển cầu của Người. Chúa Thánh Thần mở rộng vai trò trung gian của Chúa Kitô đến mỗi thời đại và mọi nơi: không có danh nào khác mà chúng ta có thể được cứu (x. Cv 4, 12). Chúa Giêsu Kitô: Đấng Trung Gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người.
Chính từ sự trung gian độc nhất của Chúa Kitô mà những quy chiếu khác mang ý nghĩa và giá trị của chúng, những quy chiếu mà người Kitô hữu tìm thấy cho lời cầu nguyện và lòng sùng kính của mình, và quy chiếu đầu tiên của các quy chiếu là Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Chúa Giêsu.
Mẹ chiếm một vị trí đặc biệt trong cuộc sống và do đó cũng trong lời cầu nguyện của người Kitô hữu, bởi vì Mẹ là Mẹ của Chúa Giêsu. Các Giáo hội Đông phương thường miêu tả Mẹ là Odigitria, người “chỉ ra con đường”, nghĩa là Chúa Giêsu Kitô, Con của Mẹ. Tôi chợt nghĩ đến bức tranh cổ tuyệt đẹp và đơn sơ về Đức Mẹ Odigitria trong nhà thờ chánh tòa Bari : Đức Trinh Nữ cho thấy Chúa Giêsu, trần trụi. Sau đó, người ta mặc cho Người một chiếc áo dài để che đi sự trần trụi này, nhưng sự thật là Chúa Giêsu được miêu tả trần trụi, để cho thấy rằng Người, một người được sinh ra bởi Đức Maria, là Đấng Trung Gian. Và Mẹ chỉ ra Đấng Trung Gian: Mẹ là Odigitria. Trong nghệ thuật ảnh tượng Kitô giáo, Mẹ hiện diện ở khắp mọi nơi, đôi khi ngay cả rất nổi bật, nhưng luôn luôn trong tương quan với Con của Mẹ và phụ thuộc vào Người. Đôi tay, đôi mắt, thái độ của Mẹ là một “sách giáo lý” sống động và chúng luôn chỉ ra trục xoay, trung tâm: Chúa Giêsu. Đức Maria hoàn toàn hướng về Người (xem GLGHCG, số 2674). Khi đó chúng ta có thể nói rằng Mẹ là một người môn đệ hơn là một người Mẹ. Dấu hiệu này tại tiệc cưới Cana: Đức Maria nói: “Người bảo gì các con hãy làm theo”. Mẹ luôn chỉ ra Chúa Kitô; Mẹ là môn đệ đầu tiên của Người.
Đây là vai trò mà Đức Maria đã đảm nhận trong suốt cuộc đời trần thế của mình và được Mẹ giữ mãi mãi: trở thành người tôi tớ khiêm tốn của Chúa, không có gì hơn. Ở một thời điểm nào đó, trong các sách Tin Mừng, Mẹ gần như biến mất; nhưng Mẹ trở lại vào những thời điểm quan trọng, như ở Cana, khi Con của Mẹ, nhờ sự can thiệp ân cần của Mẹ, đã thực hiện “dấu lạ” đầu tiên (xem Ga 2,1-12), và sau đó là trên đồi Golgotha, dưới chân Thập Giá.
Chúa Giêsu đã mở rộng vai trò làm mẹ của Đức Maria cho toàn thể Giáo hội khi Người trao phó người môn đệ yêu dấu cho Mẹ, ngay trước khi chết trên thập giá. Kể từ thời điểm đó, tất cả chúng ta đều được đặt dưới tà áo của Mẹ, như chúng ta thấy trong một số bức bích họa hoặc bức tranh thời Trung cổ. Ngay cả trong điệp ca đầu tiên bằng tiếng Latinh – Sub tuum praesidium confugimus, sancta Dei Genitrix (Chúng con xin trú ẩn dưới sự che chở của Đức Mẹ rất thánh, Mẹ Chúa Trời hoặc Chúng con trông cậy rất thánh Đức Mẹ Chúa Trời): Đức Trinh Nữ, với tư cách là Mẹ mà Chúa Giêsu trao phó cho chúng ta, bao bọc tất cả chúng ta; nhưng với tư cách là Mẹ, chứ không phải là nữ thần, không phải là đấng đồng cứu chuộc: với tư cách là Mẹ. Đúng là lòng đạo đức Kitô giáo luôn dành cho Mẹ những tước hiệu cao đẹp, như một người con đối với mẹ mình: biết bao điều thật đẹp đẽ mà một người con nói với người mẹ mà nó yêu thương! Nhưng chúng ta hãy cẩn thận: những điều đẹp đẽ mà Giáo hội và các thánh nói về Đức Maria không làm mất đi tính độc nhất cứu chuộc của Chúa Kitô. Người là Đấng Cứu Chuộc duy nhất. Đó là những biểu hiện tình yêu giống như tình yêu của một người con đối với mẹ mình – đôi khi quá đáng. Nhưng tình yêu, chúng ta biết, luôn khiến chúng ta làm những điều quá đáng, nhưng bằng tình yêu.
Do đó, chúng ta bắt đầu cầu nguyện với Mẹ bằng cách nói với Mẹ một số cách diễn đạt hiện diện trong các Tin Mừng: “đầy ân sủng”, “có phúc hơn mọi phụ nữ” (xem GLGHCG, số 2676tt.). Trong Kinh Kính Mừng, tước hiệu “Theotokos”, “Mẹ Thiên Chúa” do Công đồng Êphêsô tuyên bố cũng nhanh chóng xuất hiện. Và cũng giống như trong Kinh Lạy Cha, sau lời ca ngợi, chúng ta thêm vào lời cầu nguyện: chúng ta xin Mẹ cầu cho chúng ta là kẻ có tội, để Mẹ chuyển cầu với lòng dịu dàng của Mẹ, “khi nay và trong giờ lâm tử”. Khi nay, trong những hoàn cảnh cụ thể của cuộc sống, và vào giây phút cuối đời, để Mẹ đồng hành với chúng ta – với tư cách là Mẹ, với tư cách là người môn đệ đầu tiên – trong cuộc hành trình đến sự sống vĩnh cửu.
Đức Maria luôn hiện diện bên giường bệnh của những đứa con của Mẹ sắp rời bỏ cõi đời này. Nếu ai đó thấy mình cô đơn và bị bỏ rơi, thì Mẹ là Mẹ, Mẹ ở đó rất gần gũi, như Mẹ đã ở bên cạnh Con mình khi mọi người bỏ rơi Người.
Đức Maria đã và đang hiện diện trong những ngày xảy ra đại dịch, bên cạnh những người không may kết thúc cuộc hành trình trần thế của mình trong tình trạng cô lập, không có sự an ủi của sự gần gũi của những người thân yêu của họ. Đức Maria luôn ở đó, bên cạnh chúng ta, với sự dịu dàng từ mẫu của Mẹ.
Những lời cầu nguyện dâng lên Mẹ không phải là vô ích. Là người nữ của tiếng “xin vâng”, người đã nhanh chóng chấp nhận lời mời gọi của Thiên Thần, Mẹ cũng đáp lại lời cầu xin của chúng ta, Mẹ lắng nghe tiếng nói của chúng ta, cả những tiếng nói vẫn bị nhốt trong trái tim chúng ta, không có sức mạnh để thoát ra, nhưng chính Thiên Chúa biết rõ hơn chúng ta. Mẹ lắng nghe họ như một người mẹ. Giống như bất kỳ người mẹ tốt lành nào và hơn thế nữa, Đức Maria bảo vệ chúng ta khỏi những nguy hiểm, Mẹ quan tâm đến chúng ta, ngay cả khi chúng ta bị cuốn vào công việc và mất phương hướng, gây nguy hiểm không chỉ cho sức khỏe mà còn cả ơn cứu rỗi của chúng ta. Đức Maria ở đó, Mẹ cầu nguyện cho chúng ta, Mẹ cầu nguyện cho những người không cầu nguyện. Mẹ cầu nguyện với chúng ta. Tại sao ? Bởi vì Mẹ là Mẹ của chúng ta.
——————————-
Tý Linh chuyển ngữ
(nguồn: vatican.va)
Tags: Audience, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- THÔNG ĐIỆP GIÁNG SINH VÀ PHÉP LÀNH URBI ET ORBI 2024 : CẦU MONG TIẾNG SÚNG HÃY IM BẶT !
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS