BÀI GIÁO LÝ VỀ NIỀM SAY MÊ LOAN BÁO TIN MỪNG : LÒNG NHIỆT THÀNH TÔNG ĐỒ CỦA NGƯỜI TÍN HỮU – BÀI 20. CHÂN PHƯỚC JOSÉ GREGORIO HERNÁNDEZ CISNEROS, VỊ BÁC SĨ CỦA NGƯỜI NGHÈO VÀ TÔNG ĐỒ CỦA HÒA BÌNH
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Hôm nay, chúng ta đến Venezuela để khám phá gương mặt của một bác sĩ, Chân phước José Gregorio Hernández Cisneros, sinh năm 1864, say mê loan báo Tin Mừng. Đức ái là ngôi sao Bắc Cực hướng dẫn cuộc sống của ngài. Hơn hết, ngài gần gũi với những người yếu đuối nhất, đến mức ở quê hương, ngài được mệnh danh là “bác sĩ của người nghèo”. Ngài thích sự giàu có của Tin Mừng hơn sự giàu có của tiền bạc, dành cả cuộc đời để giúp đỡ những người nghèo khó mà ngài nhìn thấy Chúa Giêsu nơi họ. José Gregorio được thúc đẩy bởi ngọn lửa nội tâm, bởi ước muốn sống để phục vụ Chúa và tha nhân. Ngài đã nhiều lần cố gắng trở thành một tu sĩ và linh mục, nhưng nhiều vấn đề sức khỏe đã ngăn cản ngài thực hiện điều đó. Đây là lòng nhiệt thành tông đồ thực sự: không theo đuổi những khát vọng của riêng mình, nhưng sẵn sàng tuân theo những kế hoạch của Thiên Chúa. Chính như thế mà ngài chấp nhận y học như một chức tư tế: “chức tư tế của nỗi đau con người”. Nguồn sức mạnh của ngài là sự thân mật với Chúa. Ngài là một người cầu nguyện: ngài tham dự thánh lễ hằng ngày, nơi ngài kết hợp mọi thứ ngài sống với lễ vật của Chúa Giêsu. José Gregorio cũng cảm thấy được kêu gọi hiến dâng mạng sống cho hòa bình, bởi vì ngài không thể giữ cho mình sự bình an mà ngài có được trong tâm hồn khi lãnh nhận Bí tích Thánh Thể. Cuộc hành trình trần thế của ngài kết thúc một cách đột ngột, trên đường phố, khi ngài đang thực hiện một công việc của lòng thương xót, và trong một bệnh viện, nơi ngài đã biến công việc của mình thành một kiệt tác về điều thiện.
Dưới đây là bài giáo lý của Đức Thánh Cha ngày 13/9/2023 :
Anh chị em thân mến, chào anh chị em !
Trong các bài giáo lý của chúng ta, chúng ta tiếp tục gặp gỡ những chứng nhân say mê loan báo Tin Mừng. Chúng ta hãy nhớ rằng đây là một loạt bài giáo lý về lòng nhiệt thành tông đồ, ý chí và cả lòng nhiệt thành nội tâm để hiện thực Tin Mừng. Hôm nay, chúng ta hãy đến Châu Mỹ Latinh, chính xác hơn là đến Venezuela, để làm quen với gương mặt của một giáo dân, Chân phước José Gregorio Hernández Cisneros. Sinh năm 1864, ngài học biết đức tin đặc biệt từ mẹ mình, như ngài kể lại: “Mẹ tôi đã dạy tôi nhân đức từ khi còn trong nôi, bà đã giúp tôi lớn lên trong sự hiểu biết về Thiên Chúa và trao cho tôi đức ái như là người dẫn đường. » Chúng ta hãy chú ý: chính những người mẹ truyền lại đức tin. Đức tin được truyền tải bằng phương ngữ, nghĩa là bằng ngôn ngữ của những người mẹ, phương ngữ mà những người mẹ biết nói với con cái mình. Và hỡi các bà mẹ, hãy lưu tâm truyền tải đức tin bằng phương ngữ mẫu tử này.
Quả thế, đức ái là ngôi sao Bắc Cực hướng dẫn cuộc sống của Chân phước José Gregorio: tốt lành và rạng rỡ, tâm trạng vui vẻ, ngài có trí thông minh tuyệt vời và trở thành bác sĩ, giáo sư đại học và nhà khoa học. Nhưng, trên hết, ngài là một bác sĩ gần gũi với những người yếu đuối nhất, đến mức ở quê hương, ngài được mệnh danh là “bác sĩ của người nghèo”. Ngài luôn quan tâm đến người nghèo. Ngài thích Tin Mừng hơn sự giàu có của tiền bạc, dành cả cuộc đời để giúp đỡ những người túng thiếu. Nơi người nghèo, người bệnh, người di cư, người đau khổ, José Gregorio đã nhìn thấy Chúa Giêsu. Và sự thành công mà ngài chưa bao giờ tìm kiếm trên thế giới, ngài đã nhận được nó và tiếp tục nhận được nó, từ những người gọi ngài là “vị thánh của dân chúng”, “vị tông đồ của đức ái”, “nhà thừa sai của niềm hy vọng”. Những cái tên đẹp: “Vị thánh của dân chúng”, “vị tông đồ của đức ái”, “nhà thừa sai của niềm hy vọng”.
José Gregorio là một người khiêm tốn, một người tử tế và hay giúp đỡ. Đồng thời, ngài được đánh động bởi ngọn lửa nội tâm, bởi ước muốn sống phục vụ Chúa và tha nhân. Được thúc đẩy bởi lòng nhiệt thành này, ngài đã nhiều lần cố gắng trở thành một tu sĩ và linh mục, nhưng nhiều vấn đề sức khỏe đã ngăn cản ngài thực hiện điều đó. Tuy nhiên, sự yếu đuối về thể chất không khiến ngài khép kín nơi chính mình, nhưng trở thành một bác sĩ thậm chí còn nhạy cảm hơn với nhu cầu của người khác; ngài gắn bó với Chúa Quan Phòng và, được rèn giũa tâm hồn mình, đã đi sâu hơn vào điều thiết yếu. Đây là lòng nhiệt thành tông đồ thực sự: nó không theo đuổi những khát vọng của riêng mình, nhưng sẵn sàng cho các kế hoạch của Thiên Chúa. Chính như thế mà Chân Phước hiểu rằng khi chăm sóc người bệnh, ngài đã thực hành ý muốn của Thiên Chúa, khi giúp đỡ người đau khổ, mang lại niềm hy vọng cho người nghèo, làm chứng cho đức tin không phải bằng lời nói mà bằng gương sáng. Chính như thế – thông qua con đường nội tâm này – ngài đã đón nhận y học như một chức tư tế: “chức tư tế của nỗi đau con người” (M. YABER, José Gregorio Hernández: Médico de los Pobres, Apóstol de la Justicia Social, Misionero de las Esperanzas, 2004, 107). Điều quan trọng biết bao là không phải chịu đựng mọi sự một cách thụ động, nhưng, như Thánh Kinh nói, làm mọi sự với tinh thần tốt lành, để phục vụ Chúa (x. Cl 3, 23).
Nhưng chúng ta hãy tự hỏi: José Gregorio lấy đâu ra tất cả nhiệt tình, nhiệt thành này? Điều đó đến từ một xác tín và một sức mạnh. Sự xác tín là ân sủng của Thiên Chúa. Ngài đã viết rằng “nếu trên thế giới có người tốt và người xấu, thì người xấu có đó vì chính họ đã trở nên xấu, nhưng người tốt chỉ như vậy nhờ sự giúp đỡ của Chúa” (27 / 5 /1914). Và ngài là người đầu tiên cảm thấy cần ân sủng mà ngài đã cầu xin trên đường phố và rất cần tình yêu. Và đây chính là sức mạnh đã truyền cảm hứng cho ngài: sự thân mật với Thiên Chúa. Đó là một người cầu nguyện – có ân sủng của Thiên Chúa và sự thân mật với Chúa – đó là một người cầu nguyện và tham dự Thánh lễ.
Và khi tiếp xúc với Chúa Giêsu, Đấng hiến thân trên bàn thờ cho mọi người, José Gregorio cảm thấy được mời gọi hiến dâng mạng sống mình cho hòa bình. Chiến tranh thế giới thứ nhất đang diễn ra. Như thế, chúng ta đang đến ngày 29 tháng 6 năm 1919: một người bạn đã đến thăm ngài và thấy ngài rất hạnh phúc. Quả thế, José Gregorio đã biết rằng hiệp ước chấm dứt chiến tranh đã được ký kết. Lễ vật của ngài đã được đón nhận và dường như ngài cảm thấy nhiệm vụ của mình trên trần thế đã kết thúc. Sáng hôm đó, như thường lệ, ngài đi lễ và bấy giờ ngài ra ngoài mang thuốc cho người bệnh. Nhưng khi đang băng qua đường, ngài bị xe tông; được đưa đến bệnh viện, ngài qua đời khi đang kêu tên Đức Trinh Nữ. Cuộc hành trình trần thế của ngài kết thúc như thế, trên con đường thực hiện công việc của lòng thương xót, và trong một bệnh viện, nơi ngài đã biến công việc của mình thành một kiệt tác với tư cách là một bác sĩ.
Thưa anh chị em, trước chứng từ này, chúng ta hãy tự hỏi: tôi, đứng trước Thiên Chúa đang hiện diện nơi những người nghèo gần tôi, đứng trước những người đau khổ nhất trên thế giới, tôi phản ứng thế nào? Và tấm gương của José Gregorio có chạm đến tôi như thế nào? Ngài khuyến khích chúng ta dấn thân vào các vấn đề xã hội, kinh tế và chính trị lớn ngày nay. Nhiều người nói về chúng, nhiều người chỉ trích và cho rằng mọi thứ đều tồi tệ. Nhưng đó không phải là điều mà người Kitô hữu được kêu gọi để làm, thay vào đó, họ được mời gọi quan tâm đến chúng, làm bẩn đôi tay mình: trước hết, như Thánh Phaolô đã dạy chúng ta, hãy cầu nguyện (x. 1 Tm 2, 1-4), và tiếp đến không tham gia vào thói buôn chuyện – buôn chuyện là một bệnh dịch – nhưng vào việc thúc đẩy điều tốt, xây dựng hòa bình và công lý trong sự thật. Điều đó cũng là lòng nhiệt thành tông đồ, đó là việc loan báo Tin Mừng, và đây là mối phúc Kitô giáo: “Phúc thay ai xây dựng hòa bình” (Mt 5, 9). Chúng ta hãy đi theo con đường của Chân phước Gregorio: một giáo dân, một bác sĩ, một con người của đời thường, được thúc đẩy bởi lòng nhiệt thành tông đồ để sống bằng cách thực thi bác ái suốt cuộc đời mình.
————————————-
Tý Linh chuyển ngữ
(nguồn : vatican.va)
Tags: Audience, bác ái-liên đới, các thánh-nhân vật, Hòa-bình, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- THÔNG ĐIỆP GIÁNG SINH VÀ PHÉP LÀNH URBI ET ORBI 2024 : CẦU MONG TIẾNG SÚNG HÃY IM BẶT !
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS