BÀI GIÁO LÝ VỀ TẬT XẤU VÀ NHÂN ĐỨC – BÀI 5 : TẬT HÀ TIỆN
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Chúng ta tiếp tục bài giáo lý về các tật xấu và nhân đức và hôm nay chúng ta nói về tật hà tiện. Đó là một căn bệnh của tâm hồn mà thường không liên quan gì đến tiền bạc. Tật hà tiện có thể xâm chiếm các đan sĩ, những người đã từ bỏ những tài sản thừa kế to lớn, lại gắn bó trong sự cô tịch của tu phòng của mình với những đồ vật ít giá trị. Để sửa chữa điều này, một phương pháp được đề xuất, triệt để nhưng rất hiệu quả: suy niệm về sự chết. Mối liên hệ sở hữu mà chúng ta xây dựng với các đồ vật chỉ có tính chất bề ngoài, bởi vì chúng ta không phải là chủ nhân của thế giới. Thói hà tiện là một nỗ lực nhằm xua đuổi nỗi sợ chết: nó tìm kiếm những sự an toàn vốn sẽ sụp đổ ngay cả khi chúng ta nắm bắt được chúng. Thường xảy ra rằng chính của cải sở hữu chúng ta. Một số người giàu không còn tự do nữa, họ thậm chí không có thời gian để nghỉ ngơi. Họ luôn lo lắng vì gia sản được xây dựng bằng mồ hôi nước mắt của mình có thể biến mất trong chốc lát. Chỉ có Thiên Chúa là Đấng giàu có và chỉ có Ngài ban cho chúng ta sự giàu có thực sự, nhưng bằng cách trở nên nghèo khó vì chúng ta.
Dưới đây là bài giáo lý của Đức Thánh Cha, ngày 24/1/2024 :
Anh chị em thân mến, chào anh chị em !
Chúng ta tiếp tục các bài giáo lý về các tật xấu và nhân đức và hôm nay chúng ta nói về tật hà tiện, nghĩa là hình thức gắn bó với tiền bạc khiến con người không thể trở nên rộng lượng.
Đây không phải là một tội chỉ liên quan đến những người có tài sản lớn, nhưng là một tật xấu nhiều mặt, thường không liên quan gì đến số dư tài khoản vãng lai. Đó là bệnh của tâm hồn, không phải của ví tiền.
Các phân tích của các Giáo phụ sa mạc về tật xấu này cho thấy làm thế nào thói hà tiện cũng có thể ảnh hưởng đến các đan sĩ, những người đã từ bỏ những tài sản thừa kế to lớn, lại gắn bó trong sự cô tịch của tu phòng của mình với những đồ vật ít giá trị: họ không cho mượn chúng, họ không không chia sẻ chúng, và họ thậm chí còn ít sẵn sàng cho đi chúng hơn nữa. Sự gắn bó với những thứ nhỏ nhặt. Đối với họ, những đồ vật này đã trở thành một loại vật thờ không thể bỏ được. Một kiểu hồi quy về giai đoạn những đứa trẻ bám vào đồ chơi của mình bằng cách lặp đi lặp lại: “Cái đó là của con! Cái đó là của con!”. Sự gắn bó như vậy tước đi mọi tự do. Ẩn trong yêu sách này là mối quan hệ không lành mạnh với thực tại, vốn có thể dẫn đến các hình thức tích trữ cưỡng bức hoặc tích lũy bệnh hoạn.
Để chữa căn bệnh này, các đan sĩ đã đề xuất một phương pháp triệt để, nhưng rất hiệu quả: suy niệm về sự chết. Dù trên đời này có tích lũy bao nhiêu của cải, thì chúng ta cũng tuyệt đối chắc chắn một điều: chúng sẽ không theo vào quan tài. Chúng ta không thể mang theo của cải. Chính ở đó bộc lộ sự phi lý của tật xấu này. Mối liên hệ sở hữu mà chúng ta xây dựng với các đồ vật chỉ là bề ngoài, bởi vì chúng ta không phải là những ông chủ của thế giới: mảnh đất mà chúng ta yêu quý này thực ra không phải của chúng ta, và chúng ta đi lại ở đó như những người xa lạ và những người hành hương (x. Lv 25, 23).
Những cân nhắc đơn giản này cho phép chúng ta hiểu được sự điên rồ của tật hà tiện cũng như lý do sâu xa của nó. Nó cố gắng xua tan nỗi sợ chết: nó tìm kiếm sự an toàn trong những giá trị vốn sẽ sụp đổ ngay lúc chúng ta nắm bắt được chúng. Hãy nhớ lại dụ ngôn về người đàn ông ngu ngốc, cánh đồng của ông ta sinh ra rất nhiều mùa màng và ông ta đang bị mê hoặc bởi ý nghĩ làm thế nào để mở rộng kho thóc của mình để tích trữ tất cả mùa màng. Người đàn ông đã tính toán mọi thứ, lên kế hoạch cho mọi thứ cho tương lai. Nhưng ông ta đã không tính đến yếu tố chắc chắn nhất trong cuộc sống: cái chết. Tin Mừng nói : “Đồ ngốc! Nội đêm nay, người ta sẽ đòi lại mạng ngươi, thì những gì ngươi sắm sẵn đó sẽ về tay ai? ” (Lc 12, 20).
Trong những trường hợp khác, chính những tên trộm sẽ làm việc này. Ngay cả trong các Tin Mừng, chúng cũng xuất hiện nhiều lần và, mặc dù hành động của chúng đáng chê trách, nhưng nó có thể trở thành một lời cảnh báo hữu ích. Đây là điều Chúa Giêsu giảng trong Bài Giảng Trên Núi: “Anh em đừng tích trữ cho mình những kho tàng dưới đất, nơi mối mọt làm hư nát, và kẻ trộm khoét vách lấy đi. Nhưng hãy tích trữ cho mình những kho tàng trên trời, nơi mối mọt không làm hư nát, và kẻ trộm không khoét vách lấy đi.” (Mt 6, 19-20). Vẫn trong câu chuyện của các Giáo phụ sa mạc, người ta kể câu chuyện về một tên trộm đã gây bất ngờ cho vị đan sĩ trong giấc ngủ và đánh cắp một ít tài sản mà ông cất giữ trong tu phòng. Khi tỉnh dậy, không hề băn khoăn về những gì đã xảy ra, vị đan sĩ lên đường đi tìm tên trộm và, khi đã tìm thấy hắn, thay vì đòi lại tài sản bị ăn trộm, ông lại đưa cho hắn một ít đồ vật còn sót lại và nói : “Bạn quên lấy chúng!”
Thưa anh chị em, chúng ta có thể là chủ nhân của những của cải mà chúng ta sở hữu, nhưng thường thì điều ngược lại xảy ra: những của cải này cuối cùng lại sở hữu chúng ta. Một số người giàu không còn tự do nữa, thậm chí không còn thời gian để nghỉ ngơi, họ phải canh chừng vì việc tích lũy của cải cũng cần phải chăm lo. Họ luôn trăn trở vì gia sản được xây dựng bằng mồ hôi nước mắt nhưng có thể biến mất bất cứ lúc nào. Họ quên mất việc rao giảng Tin Mừng, vốn không cho rằng sự của cải tự nó là một tội, nhưng chắc chắn chúng là một trách nhiệm. Thiên Chúa không nghèo: Ngài là Chúa của mọi sự, nhưng – Thánh Phaolô viết – “Người vốn giàu sang phú quý, nhưng đã tự ý trở nên nghèo khó vì anh em, để lấy cái nghèo của mình mà làm cho anh em trở nên giàu có” (2 Cor 8, 9).
Đây là điều mà kẻ hà tiện không hiểu được. Lẽ ra họ có thể là nguồn chúc lành cho nhiều người, nhưng thay vào đó, họ đã dấn thân vào ngõ cụt của sự bất hạnh. Và cuộc đời của người hà tiện thật đáng thương: tôi nhớ trường hợp của một quý ông mà tôi quen biết ở giáo phận kia, một người rất giàu có, mẹ của ông bị bệnh. Ông đã kết hôn. Các anh em thay phiên nhau chăm sóc mẹ, và buổi sáng người mẹ dùng sữa chua. Ông đã cho bà một nửa vào buổi sáng và nửa còn lại vào buổi chiều và để tiết kiệm nửa hộp sữa chua. Đó là thói hà tiện, đó là sự quyến luyến của cải. Rồi quý ông này qua đời, và các bình luận của những người đến canh thức tang lễ như sau: “Nhưng bạn thấy rõ rằng người này chẳng có gì bên mình cả: ông ta đã bỏ lại tất cả đằng sau”. Rồi họ nói với vẻ hơi giễu cợt: “Không, không, họ không thể đóng quan tài lại vì ông ấy muốn mang theo mọi thứ”. Và điều đó khiến người khác chê cười, thói hà tiện: cuối cùng chúng ta phải dâng thân xác, linh hồn của mình cho Chúa và chúng ta phải bỏ lại tất cả. Chúng ta hãy tỉnh thức và quảng đại: quảng đại với mọi người và quảng đại với những người cần chúng ta nhất. Cảm ơn anh chị em.
———————————
Tý Linh chuyển ngữ
(nguồn : vatican.va)
Tags: Audience, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- THÁNH GIOAN: “THÁNH TÔNG ĐỒ VÀ THÁNH SỬ KHÔNG PHẢI LÀ CÙNG MỘT NGƯỜI”
- CÁC NĂM THÁNH QUA DÒNG LỊCH SỬ
- NĂM THÁNH 2025: CHỈ BỐN CỬA THÁNH ĐƯỢC MỞ TẠI RÔMA
- THÔNG ĐIỆP GIÁNG SINH VÀ PHÉP LÀNH URBI ET ORBI 2024 : CẦU MONG TIẾNG SÚNG HÃY IM BẶT !
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE