BÀI GIÁO LÝ VỀ THÁNH GIUSE. BÀI 5. THÁNH GIUSE, NGƯỜI DI CƯ CAN ĐẢM VÀ BỊ BÁCH HẠI
Đức Phanxicô tiếp tục loạt bài giáo lý về thánh Giuse trong buổi tiếp kiến chung hôm 29/12/2021, trong đó ngài trình bày thánh Giuse như là một người di cư can đảm và bị bách hại.
Và Đức Thánh cha đã rút ra “bài học mà thánh Giuse để lại cho chúng ta hôm nay”: “ Cuộc sống luôn có những nghịch cảnh dành cho chúng ta, điều này là đúng, mà khi đối mặt với chúng chúng ta cũng có thể cảm thấy bị đe dọa và sợ hãi. Nhưng không phải bằng cách bộc lộ điều xấu xa nhất trong chính chúng ta, như Hêrôđê đã làm, mà chúng ta có thể vượt qua những khoảnh khắc nào đó, nhưng đúng hơn bằng cách hành động như thánh Giuse đã phản ứng lại nỗi sợ hãi với lòng can đảm tin tưởng vào sự quan phòng của Thiên Chúa.”
Nói về việc di cư, Đức Thánh Cha nhấn mạnh: “Ngày nay, việc di cư là một thực tại mà chúng ta không thể nhắm mắt. Nó là một tai tiếng xã hội của nhân loại”, và đồng thời xin thánh Giuse giúp người di cư “tìm thấy sự đón tiếp và tình liên đới”. Cách đặc biệt, ngài mời gọi nhìn thấy nơi Chúa Giêsu mỗi một di dân hôm nay.
Đức Thánh Cha cũng cảnh giác “khả năng trở thành những Hêrôđê nhỏ bé” nơi mỗi người chúng ta, khi chúng ta “trở thành “chó sói” đối với những người khác”, “khi chúng ta cố gắng xua tan nỗi sợ hãi của chúng ta bằng sự kiêu ngạo, dù chỉ bằng lời nói, hay bằng những hành vi lạm dụng nhỏ được dùng để hành hạ những người gần với chúng ta”.
Dưới đây là bài giáo lý của Đức Thánh Cha:
Anh chị em thân mến, chào anh chi em!
Hôm nay, tôi muốn trình bày cho anh chị em về thánh Giuse là một người di cư can đảm và bị bách hại. Đây là cách thánh sử Matthêu mô tả ngài. Biến cố đặc biệt này trong cuộc đời của Chúa Giêsu, vốn cũng liên quan đến thánh Giuse và Đức Maria, theo truyền thống được gọi là “trốn sang Ai Cập” (x. Mt 2, 13-23). Gia đình Nadarét đã chịu đựng sự sỉ nhục như thế và cảm nghiệm tận mắt sự bấp bênh, nỗi sợ hãi và đau đớn khi phải rời bỏ quê hương của mình. Ngày nay, rất nhiều anh chị em của chúng ta vẫn bị buộc phải kinh nghiệm cùng chính bất công và đau khổ đó. Nguyên nhân hầu như luôn là sự kiêu ngạo và bạo lực của kẻ mạnh. Đây cũng là trường hợp của Chúa Giêsu.
Vua Hêrôđê biết được từ các Đạo sĩ về sự ra đời của “Vua dân Do Thái”, và tin tức này khiến ông bị sốc. Ông cảm thấy bất an, ông cảm thấy rằng quyền lực của ông đang bị đe dọa. Vì thế, ông tập hợp tất cả những người lãnh đạo của Giêrusalem để tìm ra nơi sinh của Ngài, và xin các Đạo sĩ báo cho ông những chi tiết chính xác, để – ông nói cách giả dối – ông cũng có thể đi thờ lạy Ngài. Nhưng khi ông nhận thấy rằng các Đạo sĩ lên đường theo một hướng khác, ông đã cưu mang một kế hoạch độc ác: giết tất cả trẻ em ở Bêlem dưới hai tuổi, đó là khoảng thời gian, theo tính toán của các Đạo sĩ, Chúa Giêsu đã giáng sinh.
Trong khi đó, một thiên thần truyền cho thánh Giuse: “Hãy trỗi dậy, đem Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai-cập, và cứ ở đó cho đến khi tôi báo lại, vì vua Hê-rô-đê sắp tìm giết Hài Nhi” (Mt 2, 13). Ngày nay, hãy nghĩ đến nhiều người đang cảm thấy sự thôi thúc bên trong này: “Hãy chạy trốn, hãy chạy trốn, vì ở đây có nguy hiểm”. Kế hoạch của Hêrôđê gợi nhớ đến kế hoạch của vua Pharaô ném tất cả trẻ em nam của dân Israel xuống sống Nin (x. Xh 1, 22). Cuộc chạy trốn sang Ai Cập gợi lên toàn bộ lịch sử của Israel bắt đầu với Abraham, người cũng đã tạm trú ở đó (x. Stk 12, 10); đến ông Giuse, con của Giacóp, bị các anh của mình bán (x. Stk 37, 36) trước khi trở thành “người cai trị vùng đất” đó (x. Stk 41, 37-57); đến Môisê, người đã giải thoát dân tộc của mình khỏi ách nô lên của người Ai Cập (x. Xh 1, 18).
Cuộc chạy trốn của Thánh Gia sang Ai Cập đã cứu Chúa Giêsu, nhưng không may nó không cản được Hêrôđê thực hiện vụ thảm sát của mình. Như thế, chúng ta đối diện với hai nhân cách đối lập nhau: một mặt, Hêrôđê với tính hung dữ, và mặt khác, thánh Giuse với sự quan tâm và can đảm. Hêrôđê muốn bảo vệ quyền lực của mình, chính làn da của mình, bằng sự tàn nhẫn độc ác, như đã được chứng thực bằng việc hành quyết một trong những bà vợ của ông, một số người con của ông và hàng trăm đối thủ. Ông là một người tàn ác: để giải quyết vấn đề, ông chỉ có một câu trả lời: giết chết. Ông là biểu tượng của nhiều bạo chúa trước đây và ngày nay. Và đối với họ, đối với những kẻ bạo chúa này, người dân không đáng kể; quyền lực mới đáng kể, và nếu họ cần không gian cho quyền lực, thì họ sẽ loại bỏ người dân. Và điều này đang diễn ra hôm nay: chúng ta không cần nhìn vào lịch sử xa xưa, nó đang diễn ra hôm nay. Ông là người đã trở thành “chó sói” đối với những người khác. Lịch sử đầy rẫy những nhân vật, sống phó mặc cho nỗi sợ hãi của họ, đã cố gắng chinh phục nó bằng cách thực thi quyền lực cách chuyên chế và thực hiện những hành vi bạo lực phi nhân. Nhưng chúng ta không được nghĩ rằng chúng ta sống theo quan điểm của Hêrôđê chỉ khi chúng ta trở thành bạo chúa, không phải; thực ra, đó là một thái độ mà tất cả chúng ta đều có thể trở thành con mồi, mỗi khi chúng ta cố gắng xua tan nỗi sợ hãi của chúng ta bằng sự kiêu ngạo, dù chỉ bằng lời nói, hay bằng những hành vi lạm dụng nhỏ được dùng để hành hạ những người gần với chúng ta. Chúng ta cũng có trong tâm hồn mình khả năng trở thành những Hêrôđê nhỏ bé.
Thánh Giuse đối lập với Hêrôđê: trước tiên, ngài là “một người công chính” (Mt 1, 19), và Hêrôđê là một kẻ độc tài. Hơn nữa, ngài chứng tỏ ngài là người can đảm khi nghe theo mệnh lệnh của Thiên thần. Người ta có thể hình dung ra những thăng trầm mà ngài phải đối diện trong cuộc hành trình dài và nguy hiểm và những khó khăn rắc rối khi ở lại một đất nước xa lạ, với một ngôn ngữ khác: nhiều khó khăn. Sự can đảm của ngài cũng nổi lên vào lúc ngài trở về, khi, được Thiên thần trấn an, ngài đã vượt qua nỗi sợ hãi có thể hiểu được của mình và cùng với Đức Maria và Chúa Giêsu sống ở Nadarét (x. Mt 2, 19-23). Hêrôđê và thánh Giuse là hai nhân vật đối lập, phản ánh hai khuôn mặt muôn thuở của nhân loại. Có một quan niệm sai lầm phổ biến khi xem sự can đảm như là đức tính riêng của người anh hùng. Trên thực tế, cuộc sống hàng ngày của mỗi người đòi hỏi can đảm. Cách sống của chúng ta – của anh chị em, của tôi, của mọi người: một người không thể sống mà không có lòng can đảm, sự can đảm để đối mặt với khó khăn từng ngày. Trong mọi thời đại và mọi nền văn hóa, chúng ta tìm thấy những người nam và người nữ can đảm mà, để kiên định với niềm tin của mình, đã vượt qua mọi khó khăn, và đã chịu đựng bất công, kết án và ngay cả cái chết. Can đảm đồng nghĩa với dũng mạnh, mà cùng với công bằng, khôn ngoan và tiết độ là một phần của nhóm các nhân đức được gọi là “các nhân đức bản lề”.
Bài học mà thánh Giuse để lại cho chúng ta hôm nay là: cuộc sống luôn có những nghịch cảnh dành cho chúng ta, điều này là đúng, mà khi đối mặt với chúng chúng ta cũng có thể cảm thấy bị đe dọa và sợ hãi. Nhưng không phải bằng cách bộc lộ điều xấu xa nhất trong chính chúng ta, như Hêrôđê đã làm, mà chúng ta có thể vượt qua những khoảnh khắc nào đó, nhưng đúng hơn bằng cách hành động như thánh Giuse đã phản ứng lại nỗi sợ hãi với lòng can đảm tin tưởng vào sự quan phòng của Thiên Chúa. Hôm nay, tôi nghĩ chúng ta cần một lời cầu nguyện cho tất cả những người di cư; những người di cư và tất cả những người bị bách hại, và tất cả những ai là nạn nhân của những hoàn cảnh thù nghịch: chúng có thể là chính trị, lịch sử hay những hoàn cảnh cá nhân. Nhưng, chúng ta hãy nghĩ đến nhiều người là nạn nhân của chiến tranh, những người muốn chạy trốn khỏi quê hương của họ nhưng không thể; chúng ta hãy nghĩ đến những người di cư bắt đầu đi vào con đường đó để được tự do, rất nhiều người trong số họ đã kết thúc trên đường phố hay trên biển; chúng ta hãy nghĩ về Chúa Giêsu trong vòng tay của thánh Giuse và Đức Maria, chạy trốn, và chúng ta hãy nhìn thấy nơi Ngài mỗi một di dân hôm nay. Ngày nay, việc di cư là một thực tại mà chúng ta không thể nhắm mắt. Nó là một tai tiếng xã hội của nhân loại.
Lạy thánh Giuse,
ngài đã trải qua nỗi đau khổ của những ai phải chạy trốn
ngài đã bị buộc phải chạy trốn
để cứu mạng sống của những người thân thiết nhất của ngài,
xin bảo vệ tất cả những ai đang chạy trốn vì chiến tranh, hận thù, đói khát.
Xin nâng đỡ họ trong những khó khăn của họ.
Xin thêm sức mạnh cho họ trong hy vọng, và xin để cho chọ tìm thấy sự đón tiếp và tình liên đới.
Xin hướng dẫn những bước đi của họ và xin mở rộng lòng của những ai có thể giúp đỡ họ. Amen.
——————–
Tý Linh chuyển ngữ
(nguồn: vatican.va)
Tags: Audience, Di dân, Giuse, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- DIỄN VĂN CỦA PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG
- BÁO CÁO CỦA HỘI THỪA SAI PARIS VỀ CÁC VỤ LẠM DỤNG TÌNH DỤC
- SỨ ĐIỆP CHO NGÀY THẾ GIỚI HÒA BÌNH 2025
- GIÁO HỘI ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 17. THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ NÓI : « XIN NGƯỜI NGỰ ĐẾN ! ». CHÚA THÁNH THẦN VÀ NIỀM HY VỌNG KITÔ GIÁO