BÀI GIÁO LÝ VỀ THÁNH GIUSE – BÀI 6. THÁNH GIUSE, CHA NUÔI CỦA CHÚA GIÊSU
Trong bài giáo lý mới nhất về thánh Giuse hôm 5/1/2022, Đức Phanxicô suy niệm về thánh Giuse, cha nuôi của Chúa Giêsu, như là mẫu gương cho các bậc cha mẹ ngày nay, và đồng thời ngài khích lệ và đề cao việc nhận con nuôi, dù có “rủi ro”. Đặc biệt ngài cầu xin thánh Giuse “cầu bàu cho các đôi vợ chồng đang ước muốn có con”.
Quả thế, đối với Đức Thánh Cha, “Thánh Giuse cho chúng ta thấy rằng loại liên kết này không phải là thứ yếu; đó không phải là làm người đến sau, không phải. Loại chọn lựa này là trong số những hình thức cao thượng nhất của tình yêu, tình phụ tử và tình mẫu tử”.
Trích dẫn Tông huấn Patris corde, ngài cho thấy sự cao cả của thiên chức làm cha không chỉ ở chỗ cho một đứa con ra đời, nhưng còn ở chỗ lãnh lấy trách nhiệm: “Người cha không được sinh ra, nhưng được tạo ra. Một người đàn ông không trở thành một người cha chỉ bằng cách cho một đứa bé chào đời, nhưng bằng cách nhận lấy trách nhiệm chăm sóc cho đứa trẻ. Bất cứ khi nào một người đàn ông chấp nhận trách nhiệm về cuộc sống của người khác, thì cách nào đó ông trở thành cha đối với với người”.
Qua bài giáo lý này, Đức Thánh Cha nhắc nhở “có một sự ích kỷ nào đó” trước tình cảnh mồ côi hôm nay, và nhất là cảnh giác một nguy cơ khi “có nhiều, nhiều đôi bạn không có con bởi vì họ không muốn có, hay họ chỉ có một con – nhưng họ có hai con chó, hai con mèo…Vâng, chó và mèo thay thế cho con cái”. Và đối với ngài, điều đó là “càng rủi ro hơn khi không có chúng. Càng rủi ro hơn khi chối bỏ tình phụ tử, hay chối bỏ tình mẫu tử, dù là thực sự hay thiêng liêng”.
Được biết, từ buổi tiếp kiến chung này trở đi, thì các giáo dân nam, nữ, các tu sĩ nam, nữ đang làm việc ở Vatican có thể đảm nhận việc đọc các bài đọc sách Thánh hay lời cầu chúc đối với Đức Thánh Cha, cũng như đọc bài tóm tắt bài giáo lý của ngài.
Dưới đây là bài giáo lý của Đức Thánh Cha:
Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Hôm nay, chúng ta sẽ suy niệm về thánh Giuse là cha của Chúa Giêsu. Các thánh sử Matthêu và Luca trình bày ngài như là cha nuôi của Chúa Giêsu, chứ không phải là cha ruột của Người. Matthêu nêu rõ điều này, khi tránh dùng công thức “cha của”, được dùng gia phả cho tất cả tổ tiên của Chúa Giêsu; thay vào đó, ngài xác định thánh Giuse là “chồng của bà Ma-ri-a, bà là mẹ Đức Giê-su cũng gọi là Đấng Ki-tô” (1, 16). Trái lại, Luca khẳng định điều đó bằng cách nói rằng ngài là cha “được cho là” của Chúa Giêsu (3, 23), nghĩa là, ngài xuất hiện như cha của Người.
Để hiểu được tư cách làm cha được quy cho hay hợp pháp của thánh Giuse, cần phải nhớ rằng vào thời cổ đại, ở phương Đông, thể chế nhận con nuôi là rất phổ biến, hơn ngày nay. Người ta nghĩ về trường hợp phổ biến ở Israel về “luật về anh em chồng thế hôn”, như được trình bày trong sách Đệ Nhị Luật: “Khi có những anh em ở chung với nhau, và một trong những người đó chết mà không có con trai, thì vợ của người chết không được lấy một người xa lạ, ngoài gia đình; một người anh em chồng sẽ đến với nàng, lấy nàng làm vợ và chu toàn bổn phận của một người anh em chồng đối với nàng. Đứa con đầu lòng nàng sinh ra sẽ duy trì tên của người anh em đã chết; như vậy tên của người chết sẽ không bị xóa khỏi Israel” (25, 5-6). Nói cách khác, cha của đứa trẻ này là anh/em rể, nhưng người cha hợp pháp vẫn là người đã khuất, người trao cho đứa trẻ mới sinh tất cả các quyền thừa kế. Mục đích của luật này gồm hai mặt: để đảm bảo cho con cháu của người đã khuất và bảo tồn gia sản.
Với tư cách là người cha chính thức của Chúa Giêsu, thánh Giuse thực hiện quyền đặt tên cho con của mình, công nhận con về mặt pháp lý. Về mặt pháp lý ngài là cha, nhưng không về mặt sinh sản; ngài đã không sinh ra Người.
Vào thời cổ đại, danh xưng là bản tóm lược về căn tính của một người. Thay đổi tên của một người có nghĩa là thay đổi chính người đó, như trong trường hợp của Abram, mà tên của ông Thiên Chúa đã đổi thành “Abraham”, có nghĩa là “cha của nhiều dân tộc”, vì, sách Sáng Thế Ký nói, ông sẽ là “cha của nhiều dân tộc” (17, 5). Điều tương tự cũng diễn ra đối với Gia-cóp, sẽ được gọi là “Israel”, có nghĩa là “người đấu với Thiên Chúa”, bởi vì ông đã đấu với Thiên Chúa để buộc Ngài chúc lành cho ông (x. Stk 32, 29; 35, 10).
Nhưng trên hết, đặt tên cho ai hay điều gì có nghĩa là xác nhận thẩm quyền của một người trên những gì được đặt tên, như Ađam đã làm khi đặt tên cho tất cả các loài động vật (x. Stk 2, 19-20).
Thánh Giuse đã biết rằng, đối với người con của Đức Maria, một danh xưng đã được Thiên Chúa chuẩn bị rồi – tên của Chúa Giêsu được ban cho Người bởi người cha đích thực của Người, là Thiên Chúa – “Giêsu”, nghĩa là “Chúa cứu”; như Thiên thần giải thích, “Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi” (Mt 1, 21). Khía cạnh đặc biệt này của thánh Giuse làm cho chúng ta có thể suy nghĩ về cương vị làm cha và cương vị làm mẹ. Và điều này, tôi nghĩ, là rất quan trọng: nghĩ về cương vị làm cha hôm nay. Bởi vì chúng ta đang sống trong một thời đại có tiếng là mồ côi, phải không? Thật kỳ lạ: nền văn minh của chúng ta là điều gì đó của một trẻ mồ côi, và tình trạng mồ côi này có thể được cảm nhận. Xin thánh Giuse, Đấng thay thế người cha đích thực là Thiên Chúa, giúp chúng ta hiểu cách giải quyết cảm thức mồ côi này vốn rất tai hại cho chúng ta hôm nay.
Đưa một đứa trẻ vào thế giới để chỉ trở thành cha hay mẹ của đứa trẻ mà thôi thì không đủ. “Người cha không được sinh ra, nhưng được tạo ra. Một người đàn ông không trở thành một người cha chỉ bằng cách cho một đứa bé chào đời, nhưng bằng cách nhận lấy trách nhiệm chăm sóc cho đứa trẻ. Bất cứ khi nào một người đàn ông chấp nhận trách nhiệm về cuộc sống của người khác, thì cách nào đó ông trở thành cha đối với với người” (Tông thư Patris corde). Cách đặc biệt tôi nghĩ đến tất cả những ai mở ra đón nhận sự sống bằng cách nhận con nuôi, đó là một thái độ tốt đẹp và rộng lượng. Thánh Giuse cho chúng ta thấy rằng loại liên kết này không phải là thứ yếu; đó không phải là làm người đến sau, không phải. Loại chọn lựa này là trong số những hình thức cao thượng nhất của tình yêu, tình phụ tử và tình mẫu tử. Có biết bao nhiêu đứa trẻ trên thế giới đang chờ đợi ai đó chăm sóc chúng! Và biết bao cặp vợ chồng muốn làm cha, làm mẹ những không thể thực hiện được vì lý do sinh học; hoặc, dù họ đã có con cái, nhưng họ muốn chia sẻ tình cảm gia đình của họ với những người không có nó. Chúng ta không nên sợ hãi khi chọn con đường nhận con nuôi, chấp nhận “rủi ro” khi đón nhận những đứa trẻ. Và ngày nay, với tình cảnh mồ côi, có một sự ích kỷ nào đó. Ngày nọ, tôi đã nói về việc ngày nay có một mùa đông dân số, trong đó chúng ta thấy rằng người ta không muốn có con, hay chỉ có một con và không thêm nữa. Và có nhiều, nhiều đôi bạn không có con bởi vì họ không muốn có, hay họ chỉ có một con – nhưng họ có hai con chó, hai con mèo…Vâng, chó và mèo thay thế cho con cái. Vâng, thật buồn cười, tôi hiểu, nhưng đó là thực tế. Và việc chối bỏ tình phụ tử hay tình mẫu tử này làm cho chúng ta suy giảm, nó lấy đi tính nhân văn của chúng ta. Và bằng cách này, nền văn minh trở nên già cỗi và không còn nhân văn, bởi vì nó đánh mất sự phong phú của tình phụ tử và mẫu tử. Và quê hương của chúng ta phải đau khổ, vì nó không có trẻ em, và, như người ta đã nói hơi hài hước, “và bây giờ ai sẽ đóng thuế cho tiền trợ cấp của tôi, nếu không có con cái?”: thật đáng cười, nhưng đó là sự thât. Ai sẽ chăm sóc tôi? Tôi cầu xin thánh Giuse ơn thức tỉnh lương tâm và nghĩ về điều này: về việc có con. Tình phụ tử là sự viên mãn của đời người. Hãy nghĩ về điều này. Quả thật, có tình phụ tử thiêng liêng của những ai dâng hiến mình cho Thiên Chúa, và tình mẫu tử thiêng liêng; nhưng những ai sống ở đời và lập gia đình, hãy nghĩ về việc có con cai, về việc trao ban sự sống, mà chúng sẽ nhận từ bạn cho tương lai. Ngoài ra, nếu bạn không có con cái, thì hãy nghĩ đến việc nhận con nuôi. Đó là một rủi ro, vâng: có một đứa con luôn là một rủi ro, hoặc là tự nhiên hoặc do nhận con nuôi. Nhưng càng rủi ro hơn khi không có chúng. Càng rủi ro hơn khi chối bỏ tình phụ tử, hay chối bỏ tình mẫu tử, dù là thực sự hay thiêng liêng. Nhưng khi chối bỏ, một người nam hay một người nữ không phát triển cảm thức về tình phụ tử hay tình mẫu từ, thì họ đang thiếu điều gì đó, điều gì đó cơ bản, điều gì đó quan trọng. Xin hãy suy nghĩ về điều này.
Tôi mong rằng các thể chế sẽ luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ về việc nhận con nuôi, bằng cách giám sát cách nghiêm túc nhưng cũng đơn giản hóa thủ tục cần thiết để ước mơ của biết bao đứa trẻ đang cần một gia đình, và của biết bao đôi vợ chồng muốn hiến mình trong tình yêu, có thể thành hiện thực. Cách đây ít lâu, tôi có nghe lời chứng của một người, một bác sĩ – một nghề quan trọng – không có con cái, và ông và vợ của ông đã quyết định nhận một người làm con nuôi. Và khi đến thời điểm, người ta trao cho họ một đứa trẻ và nói với họ, “Nhưng chúng tôi không biết sức khỏe của đứa trẻ như thế nào. Có lẽ nó bị bệnh”. Và ông nói – tôi đã thấy nó – ông nói, “Nếu bạn hỏi tôi điều này trước khi đến, thì có lẽ tôi đã nói không. Nhưng tôi đã thấy đứa trẻ: tôi sẽ đưa nó theo tôi”. Đây cũng là niềm khao khát trở thành cha nuôi, trở thành mẹ nuôi. Đừng sợ điều này.
Tôi cầu nguyện để không ai cảm thấy thiếu thốn mối dây tình thương phụ tử. Và những ai chịu cảnh mồ côi, ước gì họ sẽ đi tiếp mà không có cảm giác khó chịu này. Xin thánh Giuse cha chở, và giúp đỡ các trẻ mồ côi; và xin Ngài cầu bàu cho các đôi vợ chồng đang ước muốn có con. Chúng ta hãy cùng nhau cầu xin điều này:
Lạy thánh Giuse,
ngài đã yêu thương Chúa Giêsu bằng tình yêu hiền phụ,
xin gần gũi với nhiều trẻ em không có gia đình
và đang khao khát có một người cha và người mẹ.
Xin ngài nâng đỡ các đôi bạn không thể có con cái,
qua đau khổ này, xin giúp họ khám phá ra một kế hoạch lớn lao hơn.
Xin ngài chắc chắn để không ai thiếu một mái ấm, một mối dây liên hệ,
một người để chăm sóc chúng;
và xin chữa lành tính ích kỷ của những ai khép mình trước sự sống,
để họ có thể mở rộng tâm hồn cho tình yêu. Amen
Xin cảm ơn ngài.
———————————-
Tý Linh chuyển ngữ
(nguồn: Vatican.va)
Tags: Audience, Giuse, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 14. CÁC ƠN CỦA HIỀN THÊ. CÁC ĐẶC SỦNG, NHỮNG ƠN CỦA CHÚA THÁNH THẦN VÌ ÍCH CHUNG
- ẤN BẢN MỚI CỦA SÁCH BÀI ĐỌC DÀNH CHO TANG LỄ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
- CARLO ACUTIS VÀ PIER GIORGIO FRASSATI SẼ ĐƯỢC PHONG THÁNH TRONG NĂM THÁNH
- ĐỨC PHANXICÔ: THIÊN CHÚA SẼ CÓ LỜI CUỐI CÙNG VỀ CUỘC CHIẾN Ở UCRAINA
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ LẦN THỨ 39 : TÔI XÂY DỰNG CUỘC SỐNG CỦA TÔI TRÊN NHỮNG NIỀM HY VỌNG NÀO ?
- SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN TO LỚN VỀ CÁC SỐ LIỆU CỦA CUỘC XUNG ĐỘT
- THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ VỀ VIỆC KÍNH NHỚ CÁC THÁNH, CHÂN PHƯỚC, ĐẤNG ĐÁNG KÍNH VÀ TÔI TỚ CHÚA CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: MỌI SỰ ĐỀU QUA ĐI, CHÚA KITÔ VẪN CÒN MÃI
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
- NICARAGUA: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BỊ TRỤC XUẤT ĐẾN GUATEMALA
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- Ở RÔMA, SỰ TRIỂN LÃM ĐÁNG KINH NGẠC VỀ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ NHỜ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
- ĐỨC TGM JUSTIN WELBY, NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU GIÁO HỘI ANH GIÁO, TỪ CHỨC
- NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO: ĐỨC PHANXICÔ SẼ DÙNG BỮA TRƯA VỚI 1.300 NGƯỜI NGHÈO