BÀI GIÁO LÝ VỀ THÁNH GIUSE: BÀI 7. THÁNH GIUSE, NGƯỜI THỢ MỘC
“Hôm nay, chúng ta phải tự hỏi mình phải làm gì để khôi phục lại giá trị của lao động ; và chúng ta có thể mang lại đóng góp gì, với tư cách là Giáo hội, để lao động được giải phóng khỏi lôgíc của lợi nhuận đơn thuần và có thể được sống như là một quyền lợi và một bổn phận cơ bản của nhân vị, thể hiện và nâng cao phẩm giá của nhân vị ?”. Đức Phanxicô đã đặt câu hỏi như thế trong bài giáo lý về thánh Giuse, người thợ mộc, trong buổi tiếp kiến chung hôm thứ Tư 12/1/2022.
Quả thế, Đức Thánh Cha đã cảnh giác : “Lao động thường trở thành con tin của bất công xã hội và, thay vì là một phương tiện nhân bản hóa, nó trở thành một vùng ngoại vi hiện sinh”, bởi vì có “những nạn nhân lao động”, có “những người bị bóc lột bởi lao động lậu”, có “những trẻ em bị cưỡng bức lao động”, và cả những người thất nghiệp vốn biểu lộ sự bất công xã hội. Đặc biệt “trong thời đại dịch này, nhiều người đã mất việc làm … và một số người, bị đè bẹp bởi một gánh nặng không thể chịu nổi, đã đi đến kết liễu đời mình.”, Đức Thánh Cha nhắc nhớ.
Tìm lại phẩm giá của lao động, đó là nhìn vào Chúa Giêsu và thánh Giuse để ý thức rằng lao động là con đường nhân bản hóa, con đường nên thánh, thể hiện tính sáng tạo và tương quan của con người.
Dưới đây là bài giáo lý của Đức Thánh Cha:
Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Các thánh sử Matthêu và Marcô gọi thánh Giuse là “thợ mộc” hay “thợ làm đồ gỗ”. Trước đó, chúng ta đã nghe rằng người dân thành Nadarét, khi nghe Chúa Giêsu nói, đã hỏi: “Ông này không phải là con của bác thợ mộc sao?” (13, 55; x. Mc 6, 3). Chúa Giêsu đã hành nghề của cha mình.
Từ Hy Lạp “tekton”, được sử dụng để chỉ công việc của thánh Giuse, đã được dịch bằng nhiều cách. Các Giáo Phụ Latinh đã dịch thành “thợ mộc”. Nhưng chúng ta đừng quên rằng ở Palestina thời Chúa Giêsu, gỗ được sử dụng không chỉ để làm cày và các đồ đạc khác nhau, nhưng còn để xây những ngôi nhà có khung bằng gỗ và các mái nhà bậc thang được làm bằng các thanh xà được nối với nhau bằng các cành cây và đất.
Do đó, thuật ngữ “thợ mộc” hay “thợ làm đồ gỗ” là một tên gọi cùng chủng loại, vừa chỉ thợ mộc vừa chỉ các công nhân tham gia vào các hoạt động liên quan đến xây dựng. Đó là một nghề khá khó, vì cần phải làm việc với các vật liệu nặng như gỗ, đá và sắt. Theo quan điểm kinh tế, nghề này không đảm bảo thu nhập cao, như ta có thể suy ra từ việc Đức Maria và thánh Giuse, khi các ngài dâng Chúa Giêsu vào Đền Thờ, đã chỉ dâng một đôi chim gáy hay một cặp bồ câu non (x. Lc 2, 24), như Luật đã truyền đối với người nghèo (x. Lv 12, 8).
Như thế, Chúa Giêsu thời niên thiếu đã học nghề này từ cha mình. Đó là lý do tại sao, ở tuổi trưởng thành, khi Ngài bắt đầu rao giảng, thì những người hàng xóm đã ngạc nhiên hỏi: “Bởi đâu ông ta được khôn ngoan và làm được những phép lạ như thế” (Mt 13, 54), và họ đã bị sốc về điều đó (x. c. 57), vì Ngài là con của bác thợ mộc, nhưng nói năng như một tiến sĩ luật, điều đó đã làm cho họ sốc.
Sự kiện tiểu sử liên quan đến thánh Giuse và Chúa Giêsu làm cho tôi nghĩ đến tất cả những người lao động trên thế giới, cách riêng những ai đang làm công việc nặng nhọc trong các hầm mỏ và trong một số nhà máy; những ai bị bóc lột bởi làm việc lậu; những nạn nhân của lao động: chúng ta đã thấy rằng ở Ý gần đây, có nhiều nhiều nạn nhân; các trẻ em bị cưỡng bức lao động và những người lục lọi trong các bãi rác để tìm kiếm một đồ vật để bán lại…Tôi lặp lại những gì tôi đã nói: các công nhân âm thầm, các công nhân làm những việc nặng nhọc trong các hầm mỏ và trong một số nhà máy…Chúng ta hãy nghĩ đến họ. Hãy nghĩ đến những người bị bóc lột bởi làm việc lậu, những người trả lương lậu, cách vụng trộm, không có lương hưu, không có gì cả. Và nếu bạn không làm việc, thì bạn không được an toàn. Lao động lậu. Và ngày nay, có nhiều lao động lậu. Chúng ta hãy nghĩ đến các nạn nhân lao động, phải chịu những tai nạn lao động. Hãy nghĩ đến các trẻ em bị buộc lao động : thật kinh khủng ! Một đứa trẻ đang tuổi vui chơi, lại bị ép buộc lao động như một người lớn ! Các trẻ em bị cưỡng bức lao động. Và hãy nghĩ đến những người nghèo này, đang lục lọi nơi các bãi rác để tìm thấy điều gì đó hữu ích để buôn bán : họ đi đến các bãi rác…Tất cả những người đó là anh chị em của chúng ta, đang kiếm sống bằng cách này : điều đó không mang lại cho họ phẩm giá ! Hãy nghĩ đến họ. Và điều đó đang diễn ra hôm nay, trên thế giới, điều đó đang diễn ra hôm nay. Nhưng tôi cũng nghĩ đến người thất nghiệp : có bao nhiêu người đến gõ cửa các nhà máy, các công ty : « Có việc gì để làm không ? ». – « Không, không có, không có… ». Thiếu việc làm. Và tôi cũng nghĩ đến những người, cách chính đáng, cảm thấy bị tổn thương nơi phẩm giá của mình bởi vì họ không tìm thấy việc làm. Họ trở về nhà : « Ê ? Bạn đã tìm thấy việc gì không ? » – « Không, không có gì…tôi đã đến Caritas và tôi mang về bánh mì ». Điều mang lại cho bạn phẩm giá, đó không phải là mang bánh mì về nhà. Bạn có thể lấy bánh mì ở Caritas : không, điều đó không mang lại cho bạn phẩm giá. Điều mang lại cho bạn phẩm giá, đó là kiếm được cơm bánh, và nếu chúng ta không cho người dân, những người nam và người nữ của chúng ta, khả năng kiếm được cơm bánh, thì đó là một bất công xã hội ở nơi này, nơi quốc gia này, trên lục địa này. Những người cai trị phải mang lại cho mọi người khả năng kiếm được cơm bánh, vì việc kiếm sống này mang lại cho họ phẩm giá. Lao động, đó là sự êm dịu của phẩm giá. Và đó là điều quan trọng. Nhiều người trẻ, rất nhiều ông bố và bà mẹ đang trải qua bi kịch không có một việc làm cho phép họ sống thanh thản. Họ sống ngày qua ngày. Và biết bao lần việc tìm kiếm của họ trở nên thảm thương đến độ họ mất hết hy vọng và mọi khát vọng sống. Trong thời đại dịch này, nhiều người đã mất việc làm – chúng ta biết điều đó – và một số người, bị đè bẹp bởi một gánh nặng không thể chịu nổi, đã đi đến kết liễu đời mình. Hôm nay, tôi muốn nhắc lại kỷ niệm của mỗi người trong số họ và gia đình của họ. Chúng ta hãy thinh lặng một chút để nhớ đến những người nam và người nữ đã tuyệt vọng bởi vì họ không tìm được việc làm.
Người ta không quan tâm đủ đến sự kiện rằng lao động là một thành phần thiết yếu trong đời sống con người và cả trên con đường nên thánh. Lao động không chỉ là một phương tiện kiếm sống : đó còn là một nơi mà chúng ta thể hiện chính mình, nơi chúng ta cảm thấy mình hữu ích và chúng ta học biết bài học lớn lao về cụ thể, vốn giúp đời sống thiêng liêng không trở nên duy tâm linh. Nhưng thật không may, lao động thường trở thành con tin của bất công xã hội và, thay vì là một phương tiện nhân bản hóa, nó trở thành một vùng ngoại vi hiện sinh. Tôi thường tự hỏi : Chúng ta làm công việc thường ngày với tinh thần nào ? Làm thế nào chúng ta quản lý sự mệt mỏi ? Chúng ta có cho rằng hoạt động của chúng ta chỉ liên quan đến số phận của chúng ta hay cũng liên quan đến số phận của người khác ? Thực ra, lao động là một phương thế thể hiện nhân cách của chúng ta, mà tự bản chất là tương quan. Và lao động cũng là một phương tiện thể hiện tính sáng tạo của chúng ta : mỗi người làm công việc của mình theo cách của mình, với phong cách riêng của mình ; cùng một công việc nhưng với phong cách khác nhau.
Thật đẹp khi nghĩ rằng Chính Chúa Giêsu đã lao động và Ngài đã học được nghệ thuật này từ thánh Giuse. Hôm nay, chúng ta phải tự hỏi mình phải làm gì để khôi phục lại giá trị của lao động ; và chúng ta có thể mang lại đóng góp gì, với tư cách là Giáo hội, để lao động được giải phóng khỏi lôgíc của lợi nhuận đơn thuần và có thể được sống như là một quyền lợi và một bổn phận cơ bản của nhân vị, thể hiện và nâng cao phẩm giá của nhân vị ?
Anh chị em thân mến, về tất cả điều đó, hôm nay tôi muốn đọc lại cùng với anh chị em lời kinh mà thánh Phaolô VI đã thưa với thánh Giuse vào ngày 1/5/1969:
Lạy thánh Giuse,
Quan Thầy của Giáo hội.
Ở bên cạnh Ngôi Lời Nhập Thể,
ngài đã làm việc mỗi ngày để kiếm cơm bánh,
đã kín múc từ Người sức mạnh để sống và làm việc chăm chỉ ;
ngài đã cảm nghiệm nỗi lo âu của ngày mai,
sự cay đắng của nghèo khổ, sự bấp bênh của lao động :
ngày nay ngài đã tỏa sáng tấm gương về con người của ngài,
khiêm tốn trước mặt mọi người
nhưng rất cao cả trước nhan Thiên Chúa,
xin bảo vệ người lao động trong cuộc sống khó nhọc hàng ngày,
xin ngăn họ khỏi rơi vào tình trạng chán nản,
nổi loạn tiêu cực,
cũng như rơi vào cám dỗ dục vọng ;
và xin gìn giữ hòa bình trên thế giới,
sự hòa bình này mới có thể bảo đảm sự phát triển của các dân tộc. Amen.
—————————-
Tý Linh chuyển ngữ
(nguồn: vatican.va)
Tags: Audience, Giuse, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG