BÀI PHÁT BIỂU SAU CÙNG DÀNH CHO CÁC HỒNG Y BẦU CHỌN ĐỨC GIÁO HOÀNG
Nhật báo chính thức của Tòa Thánh đã phổ biến bài suy niệm được phát biểu trước các Hồng y vào đầu cuộc họp mật tuyển viện cuối cùng, khi các cánh cửa đã khép lại.
Tòa Thánh có một nhật báo chính thức, có tựa đề « Acta Apostolicae Sedis ». Nó được viết bằng tiếng Latinh, nhưng các văn kiện được đăng lại ở đó là bằng ngôn ngữ gốc. Các tập sách của nó, từ tập năm 1909, có thể được đọc trên trang web của Vatican : http://www.vatican.va/archive/aas/index_fr.htm
Từ năm 2003, nó đuọc phổ biến dưới hình thức các tập sách hằng tháng mà các trang của nó được đánh số từ tháng Giêng. Tập cuối cùng đã được in cũng là tập đầu tiên về triều đại Giáo hoàng Phanxicô.
Người ta đọc thấy ở đó các tập biên bản của mật tuyển viện mà, ngày 13/3/2013, đã bầu chọ ĐHY Bergoglio làm Giáo hoàng.
Điều mới mẻ, đó là toàn văn bài suy niệm được đọc trước các Hồng y bầu giáo hoàng ngày 12/3, lúc đó các cánh cửa đã được khép lại, ngay trước lúc bắt đầu bỏ phiếu.
Chính ĐHY Prosper Grech, người Malta, thuộc dòng Augustin, 87 tuổi, tức hết quyền bầu cử, đã được giao trách nhiệm về bài suy niệm này. Vào cuối bài suy niệm, ngài đã rời Nhà nguyện Sixtine.
Dưới đây chúng ta có được 10 đoạn của bản văn này. Nó tương ứng với nhiều điểm liên quan đến « những gì mà Chúa Kitô chờ đợi nơi Giáo Hội của Ngài », theo ĐHY Grech.
Khi đọc lại chúng hôm nay, chúng ta tự nhiên nhận thấy chúng giống với những điểm mà vào đầu triều đại của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô đã dấn thân nhất và những điểm ngài ít thực hiện hơn.
Dưới đây là bài suy niệm của ĐHY Grech :
« Hành vi mà anh em sắp thực hiện trong Nhà Nguyện Sixtine này… »
[…] Tôi không có ý định vẽ nên bức chân dung máy móc về vị tân Giáo hoàng và càng không có ý định trình bày một kế hoạch làm việc cho vị Giáo hoàng tương lai. Nhiệm vụ rất tế nhị này là của Chúa Thánh Thần, Đấng đã ban cho chúng ta, trong suốt những thập niên vừa qua, một loạt các vị Giáo hoàng tuyệt vời và thánh thiện. Ý định của tôi là rút ra từ Thánh Kinh một vài suy tư để giúp chúng ta hiểu những gì Chúa Kitô chờ đợi nơi Giáo Hội của Ngài. […]
Tin Mừng không hạ giá
Sau khi phục sinh, Chúa Giêsu sai các Tông đồ đi khắp thế giới để, từ khắp muôn dân, các ngài làm cho trở thành những môn đệ và rửa tội cho họ nhân danh Cha, Con và Thánh Thần (Mt 28,19). Giáo Hội thực hiện điều đó bằng cách trình bày Tin Mừng không hạ giá, không giảm thiểu lời. […] Khi chúng ta tìm kiếm những thỏa hiệp đối với Tin Mừng, thì chúng ta sẽ làm rỗng đi « sự năng động » của nó, như thể chúng ta rút khỏi một quả lựu đạn kíp nổ của nó. Cũng không được nhượng bộ cho cám dỗ nghĩ rằng sự cần thiết của phép rửa được tương đối hóa vì Công đồng Vatican II cào bằng việc đạt tới ơn cứu độ ngay cả đối với những người ở bên ngoài Giáo Hội. Thêm vào đó, ngày nay có một hành xử lạm dụng của nhiều người Công giáo dửng dưng vốn chểnh mạng hay khước từ rửa tội cho con cái của mình.
Cớ vấp phạm của thập giá
Việc rao giảng Tin Mừng về Nước Thiên Chúa được cụ thể hóa trong việc rao giảng « Chúa Giêsu-Kitô, và là Chúa Giêsu-Kitô chịu đóng đinh » (1 Cr 2,2). […] Chính cớ vập phạm này của thập giá, vốn hạ thấp « sự kiêu ngạo » của con người và nâng dậy những con người cho đến chỗ làm cho họ chấp nhận một sự khôn ngoan đến từ trên cao. Cũng trong trường hợp này, tương đối hóa con người của Chúa Kitô bằng cách đặt ngài bên cạnh « những vị cứu tinh » khác sẽ làm cho chính Kitô giáo trống rỗng từ bản chất. Chính việc rao giảng sự phi lý của thập giá mà, trong ít ra 300 năm, đã giảm thiểu tối đa những tôn giáo của đế quốc Rôma và mở tâm trí con người đến một cái nhìn hy vọng và phục sinh mới mẻ. Chính niềm hy vọng này mà thế giới hôm nay đang khao khát, một thế giới đang chịu một sự trầm cảm trong cuộc sống.
Giáo Hội tuẫn đạo
Chúa Kitô đóng đinh được gắn liền với Giáo Hội chịu đóng đinh. Giáo Hội là Giáo Hội của các vị tử vì đạo, từ các vị tuẫn đạo của các thế kỷ đầu tiên cho đến nhiều tín hữu mà, nơi nhiều đất nước, đang chuốc lấy cái chết chỉ vì đi lễ Chúa nhật. […] Chúa Giêsu đã tiên báo : « Nếu họ đã bắt bớ Thầy, thì họ cũng sẽ bắt bớ các con » (Ga 15,20). Do đó, việc bách hại là một « điều làm nên » (quid constitutivum) Giáo Hội, […] đó là một thập giá mà Giáo Hội phải ôm lấy. Tuy nhiên, việc bách hại không phải luôn luôn về thể lý, cũng có sự bách hại của dối trá : « Phúc cho các con khi người tả sỉ nhục các con, bách hại các con và vu khống các con đủ điều vì Thầy » (Mt 5,11). Từ đó, anh em đã kinh nghiệm thời gian gần đây, do một số phương tiện truyền thông không thích Giáo Hội. Khi các cáo buộc là sai lầm, thì đừng coi nó là quan trọng, cho dầu chúng gây nên một sự đau đớn to lớn.
Khi các cáo buộc nói lên chân lý
Khi những người tấn công chúng ta nói chân lý, như đã là trường hợp đối với nhiều cáo buộc ấu dâm, thì đó là điều khác. Khi đó cần phải khiêm hạ trước nhan Chúa và trước người đời và tìm cách triệt từ điều xấu bằng mọi giá, như Đức Bênêđictô XVI đã làm… Chỉ theo cách này mà chúng ta lấy lại được sự tín nhiệm trước mắt người thế và chúng ta mang lại một gương mẫu thành thực. Ngày nay nhiều người không tin vào Chúa Kitô bởi vì khuôn mặt của Ngài bị che giấu đằng sau một thể chế thiếu sự trong sáng. Nhưng nếu, gần đây, chúng ta đã khóc than về nhiều biến cố đau lòng đã xảy đến cho các giáo sĩ và giáo dân, bao gồm cả trong giáo triều, thì chúng ta phải nghĩ rằng những sự xấu xa này, dù nghiêm trọng, chỉ là một chứng sổ mũi nếu chúng ta so sánh với một số điều xấu xa của quá khứ lịch sử của Giáo Hội. Cũng như, với sự trợ giúp của Thiên Chúa, những điều xấu xa xưa kia đã được vượt qua, thì cũng thế cuộc khủng hoảng hiện nay sẽ được vượt qua. Ngày cả chứng sổ mũi phải được chăm sóc chu đáo, để nó không biến thành chứng viêm phổi.
Khói Satan trong Giáo Hội
Óc quỷ quyệt của thế gian, « mysterium iniquitatis » (mầu nhiệm của sự gian ác) (2 Tx 2,7), luôn cố gắng len lỏi vào Giáo Hội. Hơn nữa, không được quên lời khuyến cáo dành cho dân Israël xưa bởi các ngôn sứ : đừng tìm cách liên minh với vương quốc Babylon cũng như với Ai Cập, nhưng chấp nhận một chính sách thuần túy « bởi đức tin » bằng cách chỉ tin tưởng vào Thiên Chúa (x. Is 30,1 ; 31,1-3 ; Ôsê 12,2) và chỉ giao ước với Ngài. Hãy can đảm lên ! Chúa Kitô khuyến khích chúng ta khi ngài thốt lên : « Hãy tin tưởng, Thầy đã thắng thế gian » (Ga 16,33). […]
Những ly giáo đang phục kích
Một nhiệm vụ cũng rất khó khăn cho vị Giáo hoàng tương lai là duy trì sự hiệp nhất ngay chính giữa lòng Giáo Hội Công Giáo. Giữa những người cực đoan duy truyền thống và những người cực đoan cấp tiến, giữa các linh mục bất tuân và những linh mục không nhìn nhận những dấu chỉ của thời đại, sẽ luôn có nguy cơ những cuộc ly giáo ngấm ngầm không chỉ làm hại Giáo Hội, nhưng còn đi ngược lại ý muốn của Thiên Chúa : sự hiệp nhất bằng mọi giá. Tuy nhiên, sự hiệp nhất không muốn nói sự đồng nhất. Rõ ràng điều đó không khép lại cánh cửa cho cuộc thảo luận bên trong Giáo Hội, hiện diện trong suốt lịch sử Giáo Hội. Mọi người được tự do bày tỏ tư tưởng liên quan đến sứ mạng của Giáo Hội, với điều kiện những đề nghị này nằm trong đường hướng của « kho tàng đức tin » mà Đức Giáo Hoàng và tất cả các Giám mục có sứ mạng gìn giữ. […]
Tự do tính dục và sự tiến bộ
Ngày nay, bất hạnh thay, thần học chịu tư tưởng yếu kém đang ngự trị trong thế giới triết học và chúng ta cần đến một nền tảng triết học vững chắc để có thể khai triển tín điều theo một lối thông thích học vững chắc, nói một ngôn ngữ mà thế giới hiện đại có thể hiểu được. Thế nhưng, thường xảy ra là những đề nghị được trình bày bởi nhiều tín hữu vì sự tiến bộ của Giáo Hội lại được xây dựng trên mức độ tự do nhượng bộ trong lãnh vực tính dục. Dĩ nhiên, các luật lệ và các truyền thống vốn không thuần túy thuộc về Giáo Hội có thể được thay đổi, nhưng mọi thay đổi không đồng nghĩa với sự tiến bộ ; cần phải phân định liệu những thay đổi này có hiệu quả làm gia tăng sự thánh thiện của Giáo Hội hay là che giấu nó. […]
Nhóm nhỏ còn lại này đã không quỳ gối trước thần Baal
Ở Tây phương, hay ít ra ở Châu Âu, chính Kitô giáo đang trải qua một cuộc khủng hoảng. […] Đang ngự trị ở đó một sự vô tri và một sự chểnh mảng không chỉ về giáo lý Công giáo, nhưng còn cả những kiến thức sơ đẳng về Kitô giáo. Bởi đó chúng ta cảm thấy tính cấp bách của việc Tân Phúc Âm hóa, vốn bắt đầu bằng « Kerygma » thuần túy được loan báo cho những người không tin, tiếp theo sau bằng việc dạy giáo lý liên lỉ, được nuôi dưỡng bằng lời cầu nguyện. Nhưng Chúa không bao giờ bị chinh phục bởi sự chểnh mảng của con người và dường như, đang khi ở Châu Âu người ta khép cửa đối với Ngài, thì ở nơi khác họ đang mở rộng cửa, cách riêng ở Á Châu. Và Thiên Chúa sẽ không quên, ngay cả ở Tây phương, dành cho mình số còn lại của Israël đã không quỳ gối trước thần Baal, một số còn lại mà chúng ta chủ yếu tìm thấy nơi nhiều phong trào giáo dân với những đặc sủng đa dạng mà hiện nay đang mang lại một đóng góp quan trọng cho việc Tân Phúc Âm hóa. […] Tuy nhiên, hãy chú ý đến những gì mà các phong trào đặc thù không tin rằng Giáo Hội được tóm lại trong họ. Nói tóm lại, Thiên Chúa không thể bị chinh phục bởi sự chểnh mảng của chúng ta. Giáo Hội thuộc về Ngài, những cánh cửa hỏa ngục sẽ có thể đánh vào gót chân của Giáo Hội, nhưng chúng sẽ không bao giờ có thể làm cho Giáo Hội chết ngạt. […]
Đức tin của những người đơn sơ
Có một nhân tố hy vọng khác trong Giáo Hội mà chúng ta không được quên, đó là « cảm thức đức tin » (sensus fidelium). Thánh Augustinô gọi đó là « bậc thầy nội tâm » nơi mỗi tín hữu. […] Nó tạo nên nơi sâu thẳm nhất của tâm hồn tiêu chí cho phép phân định điều chân thật với điều xâu xa, nó giúp chúng ta phân định cách bản năng những gì là « secundum Deum » (thuận theo ý Chúa) với những gì đến từ thế gian và Ma quỷ (1Ga 4,1-6). […] Ngọn than hồng đức tin sùng hiếu được duy trì sống động bởi hàng triệu tín hữu đơn sơ mà ta không gọi là thần học gia nhưng, từ sự sâu thẳm của những kinh nguyện của họ, những suy tư và lòng sùng mộ của họ, có thể mang lại những lời khuyên sâu xa cho các vị mục tử của mình. Chính họ « sẽ phá đổ sự khôn ngoan của những kẻ khôn ngoan và triệt hạ trí khôn của những kẻ thông minh » (1 Cr 1,19). Điều đó muốn nói rằng khi thế gian, với tất cả khoa học và trí thông mình của nó, từ bỏ lời (logos) của lý trí nhân loại, thì lời (logos) của Thiên Chúa sẽ chiếu sáng nơi những tâm hồn đơn sơ, vốn hình thành nên xương tủy mà cột sống của Giáo Hội được nuôi dưỡng. […]
Dưới bàn tay của Chúa Kitô Thẩm Phán
Dù tuyên xưng rằng Chúa Thánh Thần là linh hồn của Giáo Hội, thế nhưng chúng ta không luôn coi trọng điều đó trong các kế hoạch của chúng ta cho Giáo Hội. Ngài siêu vượt mọi phân tích xã hội học và mọi dự kiến lịch sử. Ngài vượt quá mọi tai tiếng, các chính sách nội tại, những óc địa vị và những vấn đề xã hội, vốn, trong tính phức tạp của chúng, che giấu đi khuôn mặt của Chúa Kitô Đấng phải chiếu sáng ngay cả xuyên qua những đám mây dày đặc. Chúng ta hãy lắng nghe thánh Augustin : « Các Tông đồ đã nhìn thấy Chúa Kitô và đã tin vào Giáo Hội mà họ không thấy ; chúng ta, chúng ta thấy Giáo Hội và chúng ta phải tin vào Chúa Giêsu-Kitô mà chúng ta không thấy. Khi gắn chặt với những gì chúng ta thấy, chúng ta sẽ đạt tới chỗ thấy Đấng mà, hiện tại, chúng ta không thấy (Bài giảng 328,3). […] Vào năm 1961, Đức Gioan XXIII đã tiếp kiện, trong ngôi Nhà nguyện Sixtine này, các thành viên của ngoại giao đoàn bên cạnh Tòa Thánh. Ngài đã cho họ thấy, trong bức tranh của Michel-Ange, hình ảnh nổi bật của Chúa Kitô Thẩm Phán và nói với họ rằng Chúa Kitô cũng phán xét những gì mà mỗi đất nước đã làm trong suốt dòng lịch sử. Anh em nhận thấy trong chính ngôi Nhà Nguyện này, dưới hình ảnh của Chúa Kitô này Đấng đưa tay lên, không phải để đè bẹp, nhưng để soi sáng cuộc bỏ phiếu của anh em để cuộc bỏ phiếu này được « secundum Spiritum » (thuận theo Chúa Thánh Thần), chứ không « secundum carnem » (thuận theo tính xác thịt). […] Chính bằng cách này mà vị được bầu sẽ không chỉ là của anh em, nhưng chủ yếu là của Ngài. […]
Tý Linh chuyển ngữ
Theo Sandro Magister
Tags: Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- THÔNG ĐIỆP GIÁNG SINH VÀ PHÉP LÀNH URBI ET ORBI 2024 : CẦU MONG TIẾNG SÚNG HÃY IM BẶT !
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS