BÁM RIẾT CHỮA TRỊ, MỘT GIẢI PHÁP KHÔNG THÍCH ỨNG VÀ GÂY BẤT LỢI CHO BỆNH NHÂN
Chủ tịch Hàn lâm viện Giáo hoàng về Sự sống, Đức cha Vincenzo Paglia, đã được Đức Phanxicô tiếp kiến vào thứ Năm ngày 8/8/2024. Đức Cha đã trình bày cuốn “Tiểu từ điển về giai đoạn cuối đời”. Đối với Đức Cha, nếu Giáo hội chịu trách nhiệm đào tạo lương tâm, chứ không phải soạn luật, thì Giáo hội mời gọi chúng ta suy nghĩ về vấn đề khăng khăng bám riết điều trị, vốn không phải là biểu hiện của y học thích ứng và thuận lợi cho người bệnh. Ngài kêu gọi cần đạt được sự đồng thuận chính trị cao nhất có thể.
Phản đối hoàn toàn việc trợ tử và an tử; bảo vệ quyền sống, đặc biệt đối với những người yếu thế nhất; cần có đánh giá về việc điều trị không tương xứng; quan tâm nhiều hơn đến bệnh nhân; sự hợp tác giữa Giáo hội và chính trị về các vấn đề cuối đời. Đức Tổng Giám mục Vincenzo Paglia, chủ tịch Hàn lâm viện Giáo hoàng về Sự sống, làm sáng tỏ nhiều điểm trong “Tiểu từ điển về giai đoạn cuối đời”, một từ điển chú giải dài 88 trang do Thư viện Vatican xuất bản về các vấn đề đạo đức liên quan đến cuộc tranh luận về việc kết thúc sự sống: từ an tử và trợ tử đến chăm sóc giảm nhẹ và hỏa táng.
Được xuất bản vào đầu tháng Bảy, Đức cha Vincenzo Paglia đã tặng một bản từ điển cho Đức Thánh Cha Phanxicô vào ngày 8 tháng Tám trong buổi tiếp kiến tại Dinh Tông Tòa. Tài liệu này dựa trên bảy mươi năm huấn quyền vừa qua của các Đức Giáo hoàng và Giáo hội.
Salvatore Cernuzio: Kính thưa Đức cha Vincenzo Paglia, Đức Thánh Cha Phanxicô, người luôn nhấn mạnh đến việc bảo vệ sự sống ở mọi giai đoạn phát triển của nó, đã nói gì với Đức Cha?
Đức cha Vincenzo Paglia: Đức Thánh Cha Phanxicô tái khẳng định sự đánh giá cao của ngài đối với công việc được thực hiện bởi Hàn lâm viện Giáo hoàng về Sự sống. Chắc chắn, chủ đề về giai đoạn cuối đời rất phức tạp và Giáo hội có một huấn quyền phong phú, từ Đức Piô XII năm 1957 cho đến ngày nay. Sự sống phải được bảo vệ trong suốt cuộc đời, chứ không chỉ vào những thời điểm cụ thể. Nhất là, cần phải bảo vệ quyền sống, đặc biệt là sự sống của những người yếu đuối, để chống lại “nền văn hóa vứt bỏ” vốn được ẩn sau yêu sách tự túc và tự trị của con người ngày nay.
Salvatore Cernuzio: Một số người cho rằng cuốn cẩm nang này thể hiện sự cởi mở của Tòa Thánh đối với việc đình chỉ dinh dưỡng và hydrat hóa (cung cấp nước). Có phải vậy không?
Đức cha Vincenzo Paglia: Tôi nhắc nhớ rằng vào năm 1956, Đức Piô XII – như đã được tường thuật trong Từ điển – đã khẳng định tính hợp pháp của việc đình chỉ việc thông khí nếu đáp ứng một số điều kiện nghiêm trọng. Và vào năm 2007, Bộ Giáo lý Đức tin, sau khi khẳng định khả năng sử dụng của chúng, đã công nhận rằng chúng có thể bị gián đoạn một cách hợp pháp (hoặc không được bắt đầu) khi chúng liên quan đến “một gánh nặng quá mức hoặc sự thiếu tiện lợi rất lớn về thể chất”. Hai tiêu chí này là một phần của định nghĩa về việc điều trị không tương xứng, nghĩa là sự điều trị phải được gián đoạn. Đây là một cuộc đánh giá luôn đòi hỏi sự tham gia của người bệnh, trong chừng mực có thể. Cuốn Từ điển phải được đọc trong toàn bộ của nó.
Salvatore Cernuzio: Có sự thay đổi về an tử và trợ tử? Một số tờ báo, liên quan đến cuốn “Tiểu từ điển về giai đoạn cuối đời”, đã khẳng định rằng việc từ chối sự điều trị vô ích hoặc từ chối sự khăng khăng vô lý trong việc chăm sóc trên thực tế đã che đậy một phán đoán tán thành việc an tử.
Đức cha Vincenzo Paglia: Giáo hội lặp lại sự phản đối hoàn toàn của mình đối với bất kỳ hình thức an tử và trợ tử nào. Đây cũng là xác tín của tôi, ngay cả khi một số người muốn tôi nói ngược lại. Nhưng Giáo hội cũng mời gọi chúng ta suy nghĩ về sự kiện rằng sự khăng khăng vô lý (bám riết điều trị) không phải là cách thể hiện y khoa và sự chăm sóc thực sự thích ứng và thuận lợi cho người bệnh. Thật không may, cái chết lại là một chiều kích của cuộc sống. Nó là điều không thể tránh khỏi. Tất nhiên, không bao giờ được rút ngắn thời gian sống, nhưng cũng không được bám riết cản trở tiến trình của nó bằng bất kỳ cách nào. Chúng ta thật mong manh. Đây là lý do tại sao chúng ta phải chăm sóc lẫn nhau. Chúng ta phải làm nhiều hơn những gì chúng ta thường làm để đồng hành cùng mọi người trong giai đoạn cuối cùng của cuộc đời họ, vì biết rằng đối với chúng ta là những người có đức tin, cái chết không phải là lời cuối cùng!
Salvatore Cernuzio: Từ điển nói về “những trung gian luật pháp”, những trung gian nào được coi là có thể chấp nhận được?
Đức cha Vincenzo Paglia: Không có “những trung gian có thể chấp nhận được” một cách tiên thiên. Chắc chắn, về các vấn đề cơ bản và rất tế nhị về giai đoạn cuối đời, điều mong muốn là đạt được sự đồng thuận chung cao nhất có thể, và do đó phải tính đến những nhạy cảm và niềm tin tôn giáo khác nhau một cách tôn trọng. Đây là nhiệm vụ của chính trị. Giáo hội có thể cộng tác vì công ích của toàn xã hội. Nhiệm vụ của Giáo hội là đào tạo lương tâm hơn là viết luật.
———————————–
Tý Linh chuyển ngữ
(nguồn : Vatican News)
Tags: Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 14. CÁC ƠN CỦA HIỀN THÊ. CÁC ĐẶC SỦNG, NHỮNG ƠN CỦA CHÚA THÁNH THẦN VÌ ÍCH CHUNG
- ẤN BẢN MỚI CỦA SÁCH BÀI ĐỌC DÀNH CHO TANG LỄ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
- CARLO ACUTIS VÀ PIER GIORGIO FRASSATI SẼ ĐƯỢC PHONG THÁNH TRONG NĂM THÁNH
- ĐỨC PHANXICÔ: THIÊN CHÚA SẼ CÓ LỜI CUỐI CÙNG VỀ CUỘC CHIẾN Ở UCRAINA
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ LẦN THỨ 39 : TÔI XÂY DỰNG CUỘC SỐNG CỦA TÔI TRÊN NHỮNG NIỀM HY VỌNG NÀO ?
- SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN TO LỚN VỀ CÁC SỐ LIỆU CỦA CUỘC XUNG ĐỘT
- THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ VỀ VIỆC KÍNH NHỚ CÁC THÁNH, CHÂN PHƯỚC, ĐẤNG ĐÁNG KÍNH VÀ TÔI TỚ CHÚA CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: MỌI SỰ ĐỀU QUA ĐI, CHÚA KITÔ VẪN CÒN MÃI
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
- NICARAGUA: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BỊ TRỤC XUẤT ĐẾN GUATEMALA
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- Ở RÔMA, SỰ TRIỂN LÃM ĐÁNG KINH NGẠC VỀ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ NHỜ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
- ĐỨC TGM JUSTIN WELBY, NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU GIÁO HỘI ANH GIÁO, TỪ CHỨC
- NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO: ĐỨC PHANXICÔ SẼ DÙNG BỮA TRƯA VỚI 1.300 NGƯỜI NGHÈO