BẠN BIẾT GÌ VỀ LỄ HIỂN LINH ?

Written by xbvn on Tháng Một 6th, 2023. Posted in Lm Võ Xuân Tiến, Thế Giới, Tý Linh

Đối với Giáo hội Công giáo, Lễ Hiển Linh được cử hành ngày 6/1 như luật phụng vụ sách lễ Rôma quy định. Tuy nhiên, nguyên tắc này cũng có luật trừ, cách riêng ở các nước mà ngày 6/1 không phải là ngày nghỉ lễ. Trong trường hợp này, Lễ Hiển Linh được mừng vào ngày Chúa Nhật nằm trong thời gian từ 2 đến 8 tháng Giêng.

Lễ Hiển Linh được thiết lập liên quan tới lễ Mặt Trời Chiến Thắng của dân ngoại. Đó là một vị thần mặt trời xuất hiện trong đế quốc Rôma vào thế kỷ thứ 3. Nó lấy lại những khía cạnh của huyền thoại Apollon và việc thờ phụng thần Mithra, đến từ Đông Phương. Lễ này được biết đến nhiều trong quân đội Rôma.

Lễ Hiển Linh được cử hành ở Giáo hội Tây phương vào khoảng năm 350 (nó được cử hành ở Lutèce từ năm 361), tập hợp trong cùng một biến cố các biểu hiện công khai đầu tiên của Chúa Giêsu : các nhà chiêm tinh bái lạy Chúa Hài Nhi, phép rửa tại sông Giođan và Tiệc cưới Cana. Ở Rôma, việc cử hành nhấn mạnh đến việc thờ lạy của các nhà chiêm tinh hơn là việc cử hành phép rửa, mà các Kitô hữu Đông Phương liên kết vào.

Sự phân biệt giữa Lễ Hiển Linh và Lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa chỉ được xác nhận vào năm 1570 bởi Công đồng Trentô và chỉ sau Công đồng Vatican II mà Lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa mới thực sự được thiết lập, nói chung là Chúa Nhật sau lễ Hiển Linh. Ở Đông Phương, lễ này biết đến một sự tiến triển đảo ngược và lại tập trung vào Lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa. Cho tới ngày nay, Giáo hội Chính Thống giáo đánh dấu ngày lễ này bằng việc làm phép nước.

Phải gọi lễ này là « Hiển Linh » (Épiphanie) hay « Thần Hiện » (Théophanie)? Điều này phụ thuộc vào các truyền thống. Trong tiếng Hy Lạp cổ, từ « hiển linh » (tiếng Hy Lạp « phaïnô », « xuất hiện », « tỏ cho thấy ») chỉ sự xuất hiện của Thiên Chúa qua việc nhập thể của Chúa Giêsu ở lễ Giáng Sinh, mà tất cả các Kitô hữu đều mừng vào ngày 25/12. Nhưng Giáo hội Chính Thống giáo sẽ dùng từ ngữ « thần hiện » để chỉ sự tỏ mình của Thiên Chúa như là Ba Ngôi, Cha, Con và Thánh Thần, lúc Chúa Giêsu chịu phép rửa, mà họ mừng vào ngày 6/1.

Các nhà chiêm tinh đã mang đến dâng Hài Nhi Giêsu vàng, nhũ hương và một dược. Truyền thống muốn rằng Balthazar, một trong ba nhà chiêm tinh, dâng một dược cho Chúa Giêsu. Loại hương liệu quý giá này được sản xuất từ một thứ nhựa đỏ nhập từ A-Rập. Một dược được dùng làm hương thơm cho các đám cưới và việc tẫn liệm.

Được hòa với rượu, nó làm gia tăng tính năng sảng khoái và, theo một thông tục của người Do Thái, thức uống này đôi khi được đề nghị cho những người bị tử hình để giảm bớt các nổi đau đớn của họ ; điều mà, theo Tin Mừng Marcô, sẽ là trường hợp của Chúa Giêsu khi Ngài bị đóng đinh trên thập giá. Như thế hương liệu này gợi lên, như thánh Ambrôsiô mô tả, nhân tính của Chúa Giêsu chịu chết và mai táng trong mồ. Vàng biểu thị cho vương quyền, và nhũ hương biểu lộ thần tính.

Con số 3 nhà chiêm tinh trước tiên tượng trưng cho các châu lục duy nhất được biết thời đó : Á Châu, Phi Châu và Âu Châu. Đó cũng là hình ảnh của ba người con trai của Nôê – Sem, Cham và Japhet – và số 3 món quà mà, theo Tin Mừng Matthêu, là ở số 3 : vàng, nhũ hương và một dược. Sau cùng, con số ba tượng trưng cho ba lứa tuổi của cuộc sống. Melchior, được thể hiện bằng một bộ râu dài, là người già nhất trong số ba người. Gaspar là người trẻ nhất và khuôn mặt của Balthazar thường được vẽ có râu những không già lắm.

Tý Linh

(theo La Croix)

Tags:

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Mười Hai 2024
H B T N S B C
« Th11    
  1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30 31