BANGKOK: CUỘC HỌP CỦA CÁC GIÁM MỤC ĐỔI MỚI SỨ MẠNG TRUYỀN THÔNG CỦA GIÁO HỘI
Tại thủ đô Thái Lan, các chuyên gia truyền thông Công giáo Châu Á đã quy tụ tại cuộc họp thường niên lần thứ 28 của các Giám mục, để chia sẻ mong muốn giúp Giáo hội thông truyền lòng thương xót và niềm vui của Tin Mừng. Cơ hội để Tổng trưởng Bộ Truyền thông, ông Paolo Ruffini, nhắc lại rằng “các Kitô hữu được kêu gọi trở thành những nhà truyền giáo trong thời đại kỹ thuật số”.
Các giám mục, linh mục và giáo dân từ khắp châu Á đã quy tụ tại Bangkok trong những ngày gần đây để vạch ra lộ trình cho sứ mạng của Giáo hội là truyền đạt Tin Mừng một cách hiệu quả và can đảm, thông qua mọi phương tiện truyền thông hiện đại. Khoảng ba mươi đại biểu đã có mặt từ ngày 20 đến ngày 24 tháng 11 tại Nhà Don Bosco ở thủ đô Thái Lan, để tham dự cuộc họp thường niên lần thứ 28 của các Giám mục của FABC-OSC (Liên đoàn các Hội đồng Giám mục Châu Á – Văn phòng Truyền thông Xã hội). Một cuộc họp cũng có sự tham gia: Tổng trưởng Bộ Truyền thông, Paolo Ruffini, giám đốc phân ban thần học-mục vụ của Bộ, bà Natasa Govekar, Đức Hồng y Charles Bo, Tổng Giám mục Rangoon và chủ tịch FABC, và Đức Hồng y Francis Xavier Kriengsak, Tổng Giám mục Bangkok.
Xây dựng mối quan hệ với tư cách là môn đệ truyền giáo
Phát biểu về chủ đề “Truyền thông trong Giáo hội hiệp hành”, ông Paolo Ruffini bày tỏ mong muốn của Tòa thánh tham gia hỗ trợ lẫn nhau với các Giáo hội địa phương và nhắc lại rằng Giáo hội hiệp hành nhắm đến việc xây dựng các mối quan hệ hơn là chỉ truyền tải giao tiếp. Ông nói, Giáo hội là một cộng đồng gồm các môn đệ rao giảng Tin Mừng, do đó các Kitô hữu được kêu gọi trở thành những nhà truyền giáo trong thời đại kỹ thuật số và những người truyền thông của Giáo hội, để tương tác trên mạng xã hội với hy vọng thiết lập các cuộc gặp gỡ cá nhân. Ông nói tiếp: “Thật tốt khi được gặp đích danh và tìm thời gian để chia sẻ những suy nghĩ, mối quan tâm và ước mơ”. “Điều tôi nhận ra những ngày này là từ châu Á, từ phương Đông, chúng ta có thể học được một bài học: Văn hóa phương Đông biết hiểu rằng mọi thứ đều hợp nhất, biết nhìn xa hơn vẻ bề ngoài”.
Những người truyền thông Kitô giáo trong thế giới kỹ thuật số
Vào ngày đầu tiên của sự kiện, nhiều nhà truyền thông trẻ từ khắp châu Á đã tập trung tham gia một khóa họp trực tuyến về chủ đề “Truyền thông đức tin trong thế giới kỹ thuật số”, một dự án do Bộ Truyền thông quản lý nhằm chuẩn bị cho giới trẻ trước những thách thức truyền thông mà họ sẽ phải đối mặt trong các ơn gọi khác nhau của họ. Những người tham gia đến từ Phi Luật Tân, Malaysia, Miến Điện, Singapore, Việt Nam, Ấn Độ, Đông Timor, Pakistan và Thái Lan. Mục tiêu là, với sự giúp đỡ của một số hướng dẫn viên, họ nhận thức được bản sắc riêng của mình để giao tiếp tốt hơn trong một nền văn hóa tôn trọng, đối thoại và tình bạn.
Giám đốc phân ban thần học-mục vụ của Bộ cũng trình bày tài liệu của Bộ: “Hướng tới sự hiện diện toàn diện. Một suy tư mục vụ về sự dấn thân trên các mạng xã hội“. Văn bản dài 34 trang này, được xuất bản vào tháng 5 năm 2023, mời gọi người Công giáo “sống trong thế giới kỹ thuật số với tư cách là ‘những người gần gũi yêu thương’, những người thực sự hiện diện và quan tâm đến nhau trong hành trình cùng nhau dọc theo ‘các xa lộ kỹ thuật số’”.
Kể câu chuyện Tin Mừng về lòng thương xót và niềm vui
Về phần mình, Đức Hồng y Sebastian Francis, Giám mục Penang, Malaysia, và là chủ tịch Văn phòng Truyền thông Xã hội FABC, lưu ý rằng cuộc họp ở Bangkok là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên của Văn phòng Truyền thông Xã hội FABC từ nhiều năm qua. “Truyền thông là cách chúng ta sống, cách chúng ta liên hệ với nhau,” ngài nói và đồng thời nhấn mạnh rằng người châu Á “về cơ bản là những người kể chuyện. Và chúng ta có một câu chuyện để kể.” Đức Hồng y bày tỏ sự tin tưởng rằng các nhà truyền giáo trẻ kỹ thuật số sẽ có thể kể câu chuyện Tin Mừng về lòng thương xót và niềm vui. “Có rất nhiều người trẻ, đặc biệt là ở Châu Á, là một phần của sứ mạng và lịch sử này, và đang tiến về phía trước, thậm chí đi trước chúng ta trong việc loan báo Tin Mừng, trong việc chia sẻ câu chuyện Tin Mừng với Châu Á.”
Tý Linh
(theo Devin Watkins, Vatican News)
Tags: Á-Châu, Truyền-thông-internet
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- “GIÁM MỤC LÀ MỘT MỤC TỬ GẦN GŨI VỚI DÂN CHÚNG, KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI QUẢN LÝ”
- ĐỨC TÂN GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV KÊU GỌI HÒA BÌNH VÀ GIẢI TRỪ VŨ TRANG TRÊN THẾ GIỚI
- HABEMUS PAPAM
- GIỮA SỰ TRANG NGHIÊM VÀ LONG TRỌNG, MẬT NGHỊ BẮT ĐẦU
- KHÓI ĐEN ĐẦU TIÊN XUẤT HIỆN TỪ ỐNG KHÓI NHÀ NGUYỆN SISTINE
- THÁNH LỄ CẦU NGUYỆN CHO VIỆC BẦU CHỌN GIÁO HOÀNG : « CẦU NGUYỆN LÀ THÁI ĐỘ DUY NHẤT THÍCH HỢP »
- MẬT NGHỊ: ĐỨC GIÁO HOÀNG ĐƯỢC BẦU NHƯ THẾ NÀO?
- “EXTRA OMNES!”, “XIN MỌI NGƯỜI RA NGOÀI!”
- PHIÊN HỌP CHUNG LẦN THỨ 12 TẬP TRUNG VÀO NHỮNG PHẨM CHẤT CẦN THIẾT CHO MỘT GIÁO HOÀNG TƯƠNG LAI
- CÁC HỒNG Y TIẾP TỤC SUY NGHĨ VÀ PHÁC HỌA HÌNH ẢNH VỀ MỘT « GIÁO HOÀNG MỤC TỬ »
- ĐỨC GIÁO HOÀNG QUYẾT ĐỊNH TÔNG HIỆU CỦA MÌNH NHƯ THẾ NÀO?
- TẤT CẢ 133 HỒNG Y ĐÃ ĐẾN RÔMA KHI CÁC HỒNG Y TỔ CHỨC PHIÊN HỌP CHUNG LẦN THỨ MƯỜI
- ĐHY MAMBERTI: ĐỨC PHANXICÔ TRUNG THÀNH VỚI SỨ MẠNG CỦA MÌNH BẰNG TẤT CẢ SỨC MẠNH
- CHIẾC XE CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG: MÓN QUÀ CUỐI CÙNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ DÀNH CHO GAZA
- “TẠI MẬT NGHỊ, CHÚA QUAN PHÒNG CŨNG CAN THIỆP QUA CHÍNH TRỊ”
- ĐỨC PHANXICÔ MỜI GỌI ĐÁNH THỨC THẾ GIỚI
- ĐỨC HỒNG Y PAROLIN, KIẾN TRÚC SƯ CỦA SỰ CÂN BẰNG ĐỊA CHÍNH TRỊ CỦA VATICAN
- PHIÊN HỌP CHUNG LẦN 9 : CÁC HỒNG Y THẢO LUẬN VỀ NHU CẦU HY VỌNG TRONG NĂM THÁNH NÀY
- ĐHY GUGEROTTI NHẮC NHỚ KHO TÀNG THIÊNG LIÊNG CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐÔNG PHƯƠNG
- PHIÊN HỌP CHUNG LẦN 8 : CÁC HỒNG Y THẢO LUẬN VỀ LOAN BÁO TIN MỪNG VÀ SỨ MẠNG