BÁO CÁO MUNICH VÀ CUỘC ĐẤU TRANH CỦA ĐỨC HỒNG Y RATZINGER CHỐNG LẠI CÁC VỤ LẠM DỤNG
Sau khi công bố cuộc điều tra về các vụ lạm dụng được thực hiện từ năm 1945 đến 2019 tại giáo phận Munich-Fresing ở Đức, những năm làm giám mục vùng Bavaria của Đức Giáo hoàng danh dự đang được chú ý. Thật công bằng để nhắc lại cuộc đấu tranh của Đức Bênêđíctô XVI chống lại nạn ấu dâm trong hàng giáo sĩ và ý muốn của ngài, trong suốt triều đại giáo hoàng của mình, gặp gỡ và lắng nghe các nạn nhân và xin họ tha thứ.
Andrea Tornielli
Những từ ngữ được dùng trong cuộc họp báo trình bày báo cáo về các vụ lạm dụng ở giáo phận Munich-Freising, cũng như bảy mươi hai trang của tài liệu dành cho thời gian ngắn trong cương vị giám mục vùng Bavaria của Đức Hồng y Joseph Ratzinger, đã lấp đầy các trang báo tuần qua và khơi dậy những bình luận rất sôi nổi. Đức Giáo hoàng danh dự, được sự giúp đỡ của các cộng tác viên của mình, đã không né tránh các vấn đề của văn phòng luật sư được giáo phận Munich ủy nhiệm để viết một báo cáo liên quan đến một thời gian rất dài : từ thời gian trong cương vị giám mục của Đức Hồng y Michael von Faulhaber cho đến thời gian trong cương vị giám mục của Đức Hồng y Reinhard Marx hiện nay. Đức Bênêđíctô XVI đã trả lời trong 82 trang, sau khi có thể xem xét một phần của tài liệu trong văn khố của giáo phận. Như người ta có thể mong đợi, chính bốn năm rưỡi qua đó Đức Hồng y Joseph Ratzinger đứng đầu giáo phận vùng Bavaria đã độc quyền thu hút sự chú ý của các bình luận.
Nhà thờ chánh tòa Munich
Một số cáo buộc được đưa ra đã được biết đến từ hơn mười năm qua và từng được đăng tải bởi các phương tiện truyền thông quốc tế lớn. Giờ đây có bốn vụ việc được đưa ra chống lại ĐHY Joseph Ratzinger. Thư ký riêng của ngài, Đức cha Georg Gänswein, đã thông báo rằng Đức Giáo hoàng danh dự sẽ đưa ra một tuyên bố chi tiết sau khi xem xét báo cáo. Nhưng ngay từ bây giờ, cần phải mạnh mẽ lặp lại việc lên án những tội ác như thế, luôn được Đức Bênêđíctô XVI ủng hộ, và vạch lại những gì đã được thực hiện trong Giáo hội trong những năm gần đây, từ khởi đầu triều đại giáo hoàng của ngài.
Những vụ lạm dụng trẻ vị thành niên là những tội ác kinh khủng. Những vụ lạm dụng trẻ vị thành niên được thực hiện bởi các thành viên của hàng giáo sĩ có thể được cọi như là những tội ác còn còn ghê tởm hơn, và điều đó đã được lặp đi lặp lại không ngừng bởi hai vị Giáo hoàng cuối cùng : thật kinh khủng trước mắt Thiên Chúa việc các linh mục hay tu sĩ mà các bậc cha mẹ giao phó con cái mình cho họ để chúng được giáo dục về đức tin, lại vi phạm những lạm dụng như thế. Không thể chấp nhận được việc họ trở thành nạn nhân của những kẻ săn mồi tình dục núp bóng sau chiếc áo giáo sĩ. Những lời hùng hồn nhất về vấn đề này vẫn là những lời của Chúa Giêsu : Ai làm cớ cho một trong những kẻ bé mọn đây phải sa ngã, thì thà buộc cối đá lớn vào cổ nó mà ném xuống biển còn hơn. Không được quên rằng Đức Hồng y Ratzinger, với tư cách là Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, đã từng chống lại hiện tượng này trong giai đoạn cuối của triều đại giáo hoàng của thánh Gioan-Phaolô II, mà ngài đã là một cộng tác viên thân cận ; và một khi trở thành Giáo hoàng, ngài đã ban hành những quy định hết sức nghiêm khắc chống lại các giáo sĩ tác giả của các vụ lạm dụng, những luật đặc biệt thực sự để chống lại nạn ấu dâm. Vả lại, bằng mẫu gương cụ thể của mình, Đức Bênêđíctô XVI đã chứng tỏ sự cấp bách thay đổi não trạng rất quan trọng để chống lại hiện tượng lạm dụng : lắng nghe và gần gũi các nạn nhân mà cần phải luôn xin tha thứ.
Trong thời gian quá lâu, các trẻ em nạn nhân của các vụ lạm dụng và người thân của chúng đã bị giữ khoảng cách thay vì được coi như là những người bị tổn thương cần được tiếp đón và đồng hành trên con đường chữa lành. Thật không may, họ đã thường bị xa rời và thậm chí bị coi như là « kẻ thù » của Giáo hội và thanh danh của Giáo hội….
Chính ĐHY Joseph Ratzinger là vị Giáo hoàng đầu tiên đã nhiều lần gặp gỡ các nạn nhân của các vụ lạm dụng trong các cuộc tông du của mình. Chính Đức Bênêđíctô XVI cũng thế, thậm chí chống lại lời khuyên của nhiều người tự xưng là « theo Ratzinger », mà, giữa cơn bão bê bối ở Ai Len và ở Đức, đã đề nghị khuôn mặt của một Giáo hội sám hối, hạ mình xin lỗi, cảm thấy rụng rời, hối hận, đau đớn, trắc ẩn và gần gũi.
Trọng tâm của sứ điệp của Đức Bênêđíctô XVI nằm nơi chính hình ảnh sám hối này. Giáo hội không phải là một công ty, Giáo hội không được cứu bởi các thực hành tốt mà thôi hay bởi áp dụng, dù rất cần thiết, các quy luật nghiêm ngặt và hữu hiệu. Giáo hội phải xin tha thứ, xin sự trợ giúp và ơn cứu độ nơi Đấng có thể ban những điều đó, nơi Đấng Chịu Đóng Đinh vốn đã luôn ở bên cạnh các nạn nhân chứ không bao giờ ở bên cạnh những đao phủ.
Andrea Tornielli (hình internet)
Với sự minh mẫn tột độ, trên chuyến bay đưa ngài đến Lisbonne vào tháng 5 năm 2010, Đức Bênêđíctô XVI đã nhìn nhận rằng « những đau khổ của Giáo hội đến từ chính bên trong Giáo hội, từ tội lỗi trong Giáo hội. Điều đó cũng đã luôn được biết đến, nhưng ngày nay chúng ta thấy nó theo một cách thức thực sự đáng sợ : rằng sự bách hại lớn lao nhất của Giáo hội không đến từ kẻ thù bên ngoài, nhưng nảy sinh từ tội lỗi bên trong Giáo hội và vì thế, một mặt, Giáo hội có một nhu cầu sâu xa học lại sự sám hối, chấp nhận thanh luyện, học tha thứ, nhưng cũng còn nhu cầu công lý. Sự tha thứ không thay thế công lý ». Những từ ngữ đi trước và theo sau của các sự kiện cụ thể trong cuộc đấu tranh chống lại tai họa của nạn ấu dâm trong giới giáo sĩ. Tất cả những điều đó không thể được quên hay bị xóa đi.
Chúng ta hãy nhớ : những sự lập lại được chứa đựng trong báo cáo Munich, vốn không phải là một cuộc điều tra tư pháp và càng không phải một phán quyết cuối cùng, sẽ đóng góp vào cuộc đấu tranh chống lại nạn ấu dâm trong Giáo hội nếu chúng không bị giảm thiểu thành việc tìm kiếm những con dê gánh tội dễ dàng và các phán xét giản lược. Chỉ khi tránh những rủi ro này mà chúng mới có thể góp phần vào việc tìm kiếm công lý và sự thật và kiểm điểm lương tâm tập thể về những lỗi lầm của quá khứ.
——————————-
Tý Linh chuyển ngữ
(nguồn : vatican news)
Tags: Andrea Tornielli, Bênêđíctô XVI, các thánh-nhân vật
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- ĐHY PAROLIN: “ĐỨC THÁNH CHA CHƯA BAO GIỜ NGỪNG CAI QUẢN GIÁO HỘI”
- “TRƯỚC MẮT THIÊN CHÚA, MỌI CỬ CHỈ YÊU THƯƠNG ĐỀU CÓ GIÁ TRỊ VÔ HẠN”
- ĐỨC PHANXICÔ CHIA SẺ NỖI ĐAU CỦA NGÀI ĐỐI VỚI CÁC NẠN NHÂN TRẬN ĐỘNG ĐẤT Ở MIẾN ĐIỆN VÀ THÁI LAN
- ĐỨC GIOAN XXIII VÀ ĐỨC PHAOLÔ VI CÓ PHẢI LÀ ĐẶC VỤ CỦA CIA KHÔNG?
- CÁC NHÀ KHOA HỌC TÁI TẠO LẠI KHUÔN MẶT CỦA THÁNH TÊRÊSA AVILA
- SỨC KHỎE CỦA ĐỨC PHANXICÔ ĐƯỢC CẢI THIỆN DẦN DẦN KHI NGÀI ĐANG HỒI PHỤC TẠI NHÀ THÁNH-MARTA
- BẢO VỆ TRẺ VỊ THÀNH NIÊN: ĐỨC PHANXICÔ KÊU GỌI MỘT “SỰ HOÁN CẢI TOÀN DIỆN”
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. II. CUỘC ĐỜI CHÚA GIÊSU. NHỮNG CUỘC ĐỐI THOẠI. BÀI 2. NGƯỜI PHỤ NỮ SAMARI. “CHO TÔI XIN CHÚT NƯỚC UỐNG!” (Ga 4, 7)
- 24 GIỜ CHO CHÚA 2025
- BA MƯƠI NĂM THÔNG ĐIỆP EVANGELIUM VITAE: TRỰC GIÁC NHÌN XA TRÔNG RỘNG CỦA ĐỨC GIOAN PHAOLÔ II
- ĐỨC THÁNH CHA ĐỒNG TẾ THÁNH LỄ, TIẾP TỤC TRỊ LIỆU TẠI NHÀ THÁNH MARTA
- LINH THAO CỦA GIÁO TRIỀU: BÀI 1. LÚC KẾT THÚC SẼ LÀ LÚC KHỞI ĐẦU
- MỘT HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH QUỐC TẾ TẠI VATICAN DÀNH RIÊNG CHO VẤN ĐỀ TUỔI THỌ
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT III MÙA CHAY NĂM C: SỰ KIÊN NHẪN CỦA THIÊN CHÚA MỜI GỌI CHÚNG TA HOÁN CẢI
- VATICAN, BÀI HỌC TỪ MỘT VỊ GIÁO HOÀNG ĐAU KHỔ
- ĐỨC PHANXICÔ CHÀO CÔNG CHÚNG VÀ BAN PHÉP LÀNH ĐẦU TIÊN TỪ BỆNH VIỆN
- ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ SẼ XUẤT VIỆN VÀO CHÚA NHẬT
- ĐỨC PHANXICÔ SẼ CHÀO ĐÓN VÀ BAN PHÉP LÀNH CHO ĐÁM ĐÔNG TẠI BỆNH VIỆN GEMELLI VÀO CHÚA NHẬT
- ĐỨC PHANXICÔ ĐANG CẢI THIỆN VÀ NGÀY CÀNG SỬ DỤNG ÍT OXY LƯU LƯỢNG CAO HƠN
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. II. CUỘC ĐỜI CHÚA GIÊSU. CÁC CUỘC GẶP GỠ. BÀI 1. NICÔĐÊMÔ, “ÔNG CẦN PHẢI ĐƯỢC SINH RA MỘT LẦN NỮA BỞI ƠN TRÊN” (Ga 3, 7b).