BẮT ĐẦU CUỘC HỌP CỦA FABC TẠI BANGKOK, 50 NĂM SAU KHI THÀNH LẬP
Hôm thứ Hai 22/8/2022 đã bắt đầu tại đền thánh của chân phước Nicolas Bunkerd Kitbamrung, ở Bangkok, cuộc gặp gỡ của Liên hội đồng Giám mục Á Châu (FABC), và sẽ được tiếp tục vào tháng Mười với nhiều giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân. Phụ tá thư ký của FABC, Đức cha Allwyn D’Silva, nói về những thách thức của cơ cấu Giáo hội này tại Châu Á.
Đức Phanxicô gặp các Giám mục Thái Lan và FABC tại đền thánh của chân phước Nicolas Bunkerd Kitbamrung, ở Bangkok, ngày 20/11/2019.
Năm nay, FABC cử hành kỷ niệm 50 thành lập, diễn ra vào năm 1970 dịp Đức Phaolô VI viếng thăm Manila nơi mà, lần đầu tiên – sau công đồng Vatican II – các Giám mục Á Châu đã nhóm họp. « Và họ đã đi một lối khác » (Mt 2, 12) là chủ đề cuộc cuộc gặp gỡ lần này, diễn ra hai năm sau kỷ niệm do do covid 19.
Phiên họp khai mạc vào ngày 22/8/2022 bao gồm bài tham luận của ĐHY Charles Bo, Tổng Giám mục Rangoun và là chủ tịch của FABC, của ĐHY Oswald Gracias, Tổng Giám mục Mumbai và là điều phối viên của FABC, của ĐHY Kriengsak Kovitvanit, Tổng Giám mục Bangkok. Sau thời điểm ban đầu này, khóa họp sẽ tiếp tục từ ngày 12 đến 30 tháng Mười tới, với phiên làm việc thực tế, trong đó 250 đại biểu sẽ tham gia, chủ yếu là các giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân.
Nâng đỡ Giáo hội tại Á Châu
Sau 50 năm thành lập, FABC có nhiều thách thức phải vượt qua, trên một lục địa càng ngày càng có nhiều người được rửa tội trong Giáo hội Công giáo. Đức cha Allwyn D’Silva, Giám mục phụ tá của Mumbai và là phụ tá của FABC, cho biết : « Nhiệm vụ căn bản của Đại Hội đồng này sẽ là suy nghĩ về một số vấn đề chủ chốt : lầm thế nào Giáo hội tại Á Châu có thể tiếp tục trở thành tin mừng dưới ánh sáng của các thực tại đang nổi lên ? Làm thế nào FABC có thể phục vụ và nâng đỡ các Giám mục và các Hội đồng Giám mục của các ngài ở Á Châu cách hữu hiệu hơn ? Sự đánh giá mới về những phúc lành và phong phú của Á Châu có thể mang lại đóng góp nào cho Giáo hội ? Làm thế nào Giáo hội ở khu vực này của thế giới có thể đóng góp vào một Á Châu tốt hơn ? Đâu là đóng góp mà Giáo hội Á Châu có thể mang lại cho Giáo hội hoàn vũ ? »
Sự khích lệ của Đức Thánh Cha
Đức cha D’Silva cũng nhắc lại lời của Đức Thánh Cha Phanxicô dịp viếng thăm Thái Lan vào tháng 11/2019 : « Đây là một cơ hội thuận lợi để thăm lại « những thánh địa » này nơi được gìn giữ những cội nguồn truyền giáo vốn đã để lại dấu ấn trên các vùng đất này, để cho phép chúng ta được hướng dẫn bởi Chúa Thánh Thần trên những dấu ấn của tình yêu đầu tiên của chúng ta và để can đảm, mạnh bạo đón nhận một tương lai mà chính anh chị em phải đóng góp phát triển và tạo dựng. Bằng cách này, Giáo hội cũng như xã hội Á Châu sẽ hưởng được một hoạt động Tin Mừng được đổi mới và chia sẻ… ».
Đức Cha đảm bảo rằng « chính trong tinh thần này, trung thành với ơn gọi truyền giáo của Giáo hội, mà chúng ta thực hiện cuộc hành trình này với tư cách Giáo hội tại Á Châu với tất cả các dân tộc, tìm cách làm cho mạnh mẽ lại tinh thần Tin Mừng bằng những nẻo đường mới mẻ vì vinh quang Thiên Chúa. Toàn thể Giáo hội Á Châu được mời gọi cầu nguyện cho sự kiện này, vốn sẽ mang lại những định hướng cho Giáo hội trong mười năm đến ».
Ban tổ chức cho biết một kinh nguyện và một bài hát được viết cho dịp này sẽ đi kèm với sự kiện này tại các giáo xứ của lục địa cho đến cuối tháng Mười.
Tý Linh
(theo Vatican News)
Tags: Á-Châu, HĐGMVN, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- ĐHY PAROLIN LẤY LÀM TIẾC TRƯỚC “SỰ SUY ĐOÁN VÔ ÍCH” VỀ VIỆC TỪ CHỨC CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG
- GIÁO THUYẾT CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO CÓ PHẢI LÀ BẤT BIẾN KHÔNG?
- ĐỨC PHANXICÔ ĐÁP ỨNG ĐIỀU TRỊ, NHƯNG VẪN CÒN NGUY HIỂM
- SỨC KHỎE CỦA ĐỨC PHANXICÔ ĐỠ HƠN
- BỆNH VIÊM PHỔI HAI BÊN, CĂN BỆNH MÀ ĐỨC PHANXICÔ MẮC PHẢI LÀ GÌ?
- ĐỨC PHANXICÔ VẪN VUI VẺ BẤT CHẤP BỊ VIÊM PHỔI CẢ HAI BÊN
- “ORDO AMORIS” LÀ GÌ?
- J.D. VANCE TRÁI NGƯỢC VỚI ĐỨC PHANXICÔ: “LIỆU TRẬT TỰ CỦA TÌNH YÊU CÓ BIỆN MINH CHO VIỆC TRỤC XUẤT NGƯỜI NƯỚC NGOÀI KHÔNG?”
- NĂM THÁNH CỦA CÁC NGHỆ SĨ VÀ THẾ GIỚI VĂN HOÁ: BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
- ANNE LÉCU: “CÀNG QUAN TÂM ĐẾN THÁNH KINH, CHÚNG TA CÀNG QUAN TÂM ĐẾN CON NGƯỜI”
- KHỔ HÌNH KHỦNG KHIẾP CỦA THÁNH NỮ APOLLINA
- ĐHY PAROLIN PHẢN ĐỐI VIỆC TRỤC XUẤT NGƯỜI PALESTINE KHỎI GAZA
- THÁNH KINH THỰC SỰ NÓI GÌ VỀ TIẾNG CƯỜI?
- THÁNH KINH: LOẠT VIDEO CHỐNG LẠI NHỮNG LỐI GIẢI THÍCH SAI LẠC
- 350 GIÁO SĨ DO THÁI LÊN TIẾNG PHẢN ĐỐI VIỆC “THANH LỌC SẮC TỘC” Ở GAZA
- ĐỨC PHANXICÔ NHẬP VIỆN Ở RÔMA VÌ BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN
- TẠI SAO GIÁO HỘI CAN THIỆP VÀO VẤN ĐỀ XÃ HỘI?
- MỸ: CÁC HỆ PHÁI KITÔ VÀ CÁC TỔ CHỨC DO THÁI PHẢN ĐỐI VIỆC BẮT GIỮ NGƯỜI DI CƯ
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 5 : « MỘT ĐẤNG CỨU ĐỘ ĐÃ SINH RA CHO ANH EM, NGƯỜI LÀ ĐẤNG KITÔ, LÀ ĐỨC CHÚA » (Lc 2, 11). CHÚA GIÊSU GIÁNG SINH VÀ CÁC MỤC ĐỒNG THĂM VIẾNG
- “LIỆU CHÍNH QUYỀN TRUMP SẼ CHỌN ĐỐI ĐẦU VỚI ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ?”