BỆNH VIÊM PHỔI HAI BÊN, CĂN BỆNH MÀ ĐỨC PHANXICÔ MẮC PHẢI LÀ GÌ?
Theo Vatican News, tối thứ Tư, ngày 19 tháng Hai, tình trạng lâm sàng của Đức Giáo hoàng đã ổn định. Xét nghiệm máu cho thấy “có cải thiện nhẹ”. Sau bữa ăn sáng, ngài đọc báo và tiếp tục công việc với những cộng tác viên thân cận nhất của mình. Trước bữa trưa, ngài đã lãnh nhận Bí tích Thánh Thể.
Nhập viện từ ngày 14 tháng 2 năm 2025 tại bệnh viện Gemelli ở Rôma, Đức Phanxicô bị viêm phổi hai bên ; Vatican News nói về một bức tranh lâm sàng “phức tạp”. Tình trạng viêm cả hai phổi này có thể cực kỳ nghiêm trọng nơi một người cao tuổi mắc nhiều bệnh lý đi kèm.
► Viêm phổi hai bên là gì?
Đúng như tên gọi của nó, viêm phổi hai bên hay viêm phổi, còn gọi là viêm phổi kép, là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp ảnh hưởng đến cả hai phổi. Nó thường có nguồn gốc virus hoặc vi khuẩn. Các triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi của bệnh nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh, nhưng thường bao gồm sốt cao, ho nhiều, khó thở và đau ngực.
Frédéric Le Guillou, bác sĩ phổi và chủ tịch hiệp hội Y tế hô hấp Pháp, cho biết : “Liên quan đến Đức Giáo hoàng, đã có một sự thay đổi về tình trạng, vì trước tiên đã có vấn đề về bệnh viêm phế quản và nhiễm trùng phế quản thứ phát. Hiện người ta đang nói về bệnh viêm phổi, một bệnh nhiễm trùng ở mức độ khác, đặc biệt là khi nó ảnh hưởng đến cả hai phổi”.
► Những rủi ro đối với Đức Thánh Cha Phanxicô là gì?
Bác sĩ Le Guillou giải thích mức độ nghiêm trọng của bệnh nhiễm trùng phụ thuộc vào hồ sơ của bệnh nhân, bắt đầu từ độ tuổi của họ. “Đức Giáo hoàng là một người 88 tuổi, bản thân điều này đã là một yếu tố nghiêm trọng. Và chúng ta biết ngài yếu, vì ngài đã phải nhập viện bốn lần trong bốn năm, vì nhiều lý do, đặc biệt là đầu gối, nhưng cũng bị thoát vị bụng, nhiễm trùng đường hô hấp…”
Bác sĩ cũng nhấn mạnh tính ít vận động của Đức Phanxicô, ngài hiện đang di chuyển một cách có hệ thống bằng xe lăn. “Đó là một yếu tố nghiêm trọng thêm, cũng giống như thực tế là – và tôi không đưa ra bất kỳ phán xét nào ở đây – ngài đã tăng cân trong những năm gần đây, điều vốn có liên quan. Tuy nhiên, chúng ta đã thấy điều này trong thời kỳ Covid: những người thừa cân dễ bị nhiễm trùng nhất, do mô mỡ thúc đẩy và đẩy nhanh quá trình viêm nhiễm.”
Một dữ kiện quan trọng khác để hiểu được bức tranh lâm sàng “phức tạp” của ngài: bệnh lao mà Đức Giáo hoàng mắc phải khi ngài 20 tuổi. “Ngài đã phải chịu những hậu quả sau khi bị mất một mảnh phổi và, theo bản tin của Vatican, phế quản bị giãn ra. Do đó, ngay từ đầu đó là một sự nhiễm trùng trên một lá phổi bệnh lý”, Frédéric Le Guillou nêu quan điểm, theo ông có lẽ Đức Giáo hoàng mắc phải các bệnh đi kèm khác mà người ta không biết – chẳng hạn ở cấp độ tim hoặc thận.
► Bệnh lý này được điều trị như thế nào?
Bác sĩ chuyên khoa phổi này giải thích mà không kết luận rằng một kịch bản như vậy đã xảy ra với Đức Giáo hoàng : “Đầu tiên, Đức Thánh Cha nhận được cortisone, một phương pháp điều trị nhằm giảm tình trạng viêm nhiễm. Nhưng ngược lại, trong một số trường hợp, điều đó có thể khiến tình trạng nhiễm trùng bùng phát”.
“Khó khăn, đó là sự lão hóa miễn dịch liên quan đến tuổi tác, nghĩa là hệ thống phòng ngừa miễn dịch hoạt động kém hiệu quả hơn. Dù sao, nếu chúng ta tin vào các thông cáo báo chí, thì đã có một sự thay đổi về chiến lược, và Đức Giáo hoàng hiện đang sử dụng thuốc kháng sinh”. Theo bác sĩ, phải mất 48 giờ để xem bệnh nhân có “đáp ứng với điều trị hay không”. “Sau thời gian này, có thể bác sĩ sẽ thử dùng các loại kháng sinh khác. Ở giai đoạn này, đó là hy vọng từng ngày.”
Mọi thứ đều có thể. “Tình hình rất nghiêm trọng và người ta sẽ không nói dối, nguy cơ tử vong là có thật. Nhưng xung quanh Đức Giáo hoàng là đội ngũ nhân viên y tế tận tâm. Nhất là, ngài có một cá tính mạnh mẽ phi thường và điều đó tạo nên sự khác biệt,” Bác sĩ chuyên khoa phổi này cho biết, đồng thời cảnh báo về những tuần dài, thậm chí nhiều tháng, về quá trình phục hồi chức năng có thể chờ đợi Đức Phanxicô. “Viêm phổi kép ở tuổi 50 sẽ hạ gục bạn trong vòng ít nhất một tháng, vì vậy hãy tưởng tượng ở tuổi 88. Sẽ cần các cuộc điều trị, các buổi vật lý trị liệu… Thời gian dưỡng bệnh sẽ lâu dài.”
Tý Linh
(theo nhật báo La Croix)
Tags: Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- SỨC KHỎE CỦA ĐỨC PHANXICÔ ĐỠ HƠN
- BỆNH VIÊM PHỔI HAI BÊN, CĂN BỆNH MÀ ĐỨC PHANXICÔ MẮC PHẢI LÀ GÌ?
- ĐỨC PHANXICÔ VẪN VUI VẺ BẤT CHẤP BỊ VIÊM PHỔI CẢ HAI BÊN
- “ORDO AMORIS” LÀ GÌ?
- J.D. VANCE TRÁI NGƯỢC VỚI ĐỨC PHANXICÔ: “LIỆU TRẬT TỰ CỦA TÌNH YÊU CÓ BIỆN MINH CHO VIỆC TRỤC XUẤT NGƯỜI NƯỚC NGOÀI KHÔNG?”
- NĂM THÁNH CỦA CÁC NGHỆ SĨ VÀ THẾ GIỚI VĂN HOÁ: BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
- ANNE LÉCU: “CÀNG QUAN TÂM ĐẾN THÁNH KINH, CHÚNG TA CÀNG QUAN TÂM ĐẾN CON NGƯỜI”
- KHỔ HÌNH KHỦNG KHIẾP CỦA THÁNH NỮ APOLLINA
- ĐHY PAROLIN PHẢN ĐỐI VIỆC TRỤC XUẤT NGƯỜI PALESTINE KHỎI GAZA
- THÁNH KINH THỰC SỰ NÓI GÌ VỀ TIẾNG CƯỜI?
- THÁNH KINH: LOẠT VIDEO CHỐNG LẠI NHỮNG LỐI GIẢI THÍCH SAI LẠC
- 350 GIÁO SĨ DO THÁI LÊN TIẾNG PHẢN ĐỐI VIỆC “THANH LỌC SẮC TỘC” Ở GAZA
- ĐỨC PHANXICÔ NHẬP VIỆN Ở RÔMA VÌ BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN
- TẠI SAO GIÁO HỘI CAN THIỆP VÀO VẤN ĐỀ XÃ HỘI?
- MỸ: CÁC HỆ PHÁI KITÔ VÀ CÁC TỔ CHỨC DO THÁI PHẢN ĐỐI VIỆC BẮT GIỮ NGƯỜI DI CƯ
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 5 : « MỘT ĐẤNG CỨU ĐỘ ĐÃ SINH RA CHO ANH EM, NGƯỜI LÀ ĐẤNG KITÔ, LÀ ĐỨC CHÚA » (Lc 2, 11). CHÚA GIÊSU GIÁNG SINH VÀ CÁC MỤC ĐỒNG THĂM VIẾNG
- “LIỆU CHÍNH QUYỀN TRUMP SẼ CHỌN ĐỐI ĐẦU VỚI ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ?”
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ GỞI CHO TỔNG THỐNG PHÁP EMMANUEL MACRON NHÂN DỊP “HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH HÀNH ĐỘNG VỀ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO”
- MẸ TÊRÊSA CALCUTTA ĐƯỢC GHI VÀO LỊCH CHUNG RÔMA
- ĐHY CUPICH HOAN NGHÊNH LÁ THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA GỬI CÁC GIÁM MỤC MỸ VỀ VẤN ĐỀ DI CƯ