BIỂU TƯỢNG TUYỆT ĐẸP CỦA VÒNG HOA NẾN MÙA VỌNG, ÁNH SÁNG TRONG ĐÊM TỐI

Written by xbvn on Tháng Mười Hai 10th, 2021. Posted in Phụng vụ, Tâm linh, Thế Giới, Tý Linh

Là biểu tượng tuyệt đẹp của sự chiến thắng của Chúa Kitô trên bóng tối, vòng hoa nến Mùa Vọng được tô điểm bằng ánh sáng khi lễ Giáng Sinh đến gần. Một truyền thống lên đến thế kỷ XVI.

Vòng hoa Mùa Vọng không đơn giản là một trang trí Noel. Nó mang một biểu tượng rất đẹp, mời gọi các Kitô hữu tiến bước hướng đến ngày lễ Giáng sinh của Chúa Giêsu. Một truyền thống tốt đẹp vốn xuất hiện ở miền đông nước Đức vào thế kỷ XVI và được cho là được truyền cảm hứng bởi thánh Luxia, tử vì đạo ở Sicile, được người dân Scandivani miêu tả bằng một vòng hoa trên đầu với các ngọn nến.

Rồi chính mục sư người Đức, Johann Heinrich Wichern (1808-1881), đặt cơ sở cho truyền thống vào thế kỷ XIX bằng cách mỗi ngày thắp một ngọn nến để đánh dấu 24 ngày trước lễ Giáng Sinh : một cây nến nhỏ cho các ngày trong tuần và một cây nến lớn cho các Chúa Nhật. Thông tục chỉ giữ lại các cây nến lớn.

Bốn cây nến, được đặt trên vòng hoa mỗi Chúa Nhật Mùa Vọng, là biểu tượng của ánh sáng của lễ Giáng Sinh đang đến gần và mang lại niềm hy vọng và bình an. Truyền thống muốn hai cây nến đầu tiên cũng như cây thứ tư là màu tím, dấu của lòng sám hối và hy vọng, trong khi cây nến thứ ba (Chúa Nhật của Niềm vui) là màu hồng dấu của niềm vui.

Các cây nến biểu trưng cho các giai đoạn lớn của ơn  cứu độ trước khi Đấng Mêsia đến. Cây đầu tiên là biểu tượng của ơn tha thứ được ban cho Ađam và Evà. Cây thứ hai là biểu tượng của đức tin của Abraham và các tổ phụ tin vào hồng ân Đất Hứa. Cây thứ ba là biểu tượng của niềm vui của vua Đavít mà dòng dõi của ông sẽ vô tận. Nó chứng tỏ giao ước với  Thiên Chúa. Cây nến thứ tư là biểu tượng của giáo huấn của các ngôn sứ, những người đã loan báo một triều đại công lý và hòa bình. Cây nến thứ năm, màu trắng, có thể được thắp sáng vào ngày lễ Giáng Sinh. Như thế, lễ Giáng Sinh càng đến gần, ánh sáng càng mãnh liệt.

Về vòng tròn, nó có nhiều ý nghĩa. Là biểu tượng cổ xưa của chiến thắng và vinh quang, nó gợi lên « Đấng Mêsia – Vua », được dân Israel mong đợi và được các ngôn sứ loan báo. Vị « Vua vinh quang » này, Đấng đã làm đảo lộn những biểu tượng thông thường của chúng ta khi sinh ra nơi một máng cỏ. Vòng tròn cũng biểu tượng cuộc trở lại của Chúa Kitô, trở lại mỗi năm, nhưng còn tình yêu vô tận của Ngài dành cho nhân loại. Những nhánh lá xanh tượng trưng cho sự đổi mới, theo hình ảnh của Chúa Kitô , Đấng báo hiệu sự sống và ánh sáng. « Hỡi cửa đền, hãy cất cao lên, để Đức Vua vinh hiển ngự vào ! » (Tv 23).

Tý Linh

(theo Mathilde de Robien, Aleteia)

Tags: ,

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Mười Một 2024
H B T N S B C
« Th10    
  1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30