CÁC BẢN IN THẠCH BẢN QUÝ GIÁ ĐƯỢC TÌM THẤY TRONG KHO LƯU TRỮ CỦA CÁC HỘI GIÁO HOÀNG TRUYỀN GIÁO
Nhưng ai là tác giả của những bản in thạch bản đẹp đẽ này? Những bản in thạch bản truyền giáo tuyệt đẹp đã được phát hiện trong kho lưu trữ của Các Hội Giáo hoàng Truyền giáo (OPM). Mặc dù chúng thực sự đã được ký tên, nhưng cho đến nay vẫn chưa tìm thấy tác giả.
Có 28 bản in thạch bản, cùng khổ A4, rất nhiều màu sắc và có đường nét vừa đồ họa vừa hiện đại, những bản in thạch bản rất đẹp này, về chủ đề truyền giáo, đã được trưng bày từ ngày 3/10/2023 tại nhà Lorette, ở Lyon, nơi chân phước Pauline Jaricot sống. Và nhiệm vụ hôm nay là tìm hiểu thêm về tác giả của chúng, vì câu chuyện vẫn chưa hoàn chỉnh.
Mọi chuyện bắt đầu cách đây vài tháng khi cơ quan lưu trữ của Các Hội Giáo hoàng Truyền giáo (OPM), có trụ sở tại Lyon, đường Sala, quyết định kiểm kê các căn phòng nơi hàng nghìn món quà lưu niệm, tạp chí, đồ vật và vật phẩm của các nhà truyền giáo được gửi đi khắp nơi trên thế giới, để loan báo Chúa Kitô. Trong một hộp hồ sơ hình vẽ, có 28 bản in thạch bản, với những đường nét đặc biệt hiện đại, mỗi bản minh họa một quốc gia truyền giáo và tất cả đều được ký bởi một “René-Jean Perrin” nào đó. Các nhà lưu trữ bắt đầu tìm kiếm trong các tập san của họ để tìm ra nghệ sĩ này là ai, nhưng không có kết quả gì. Không có thông tin, không có liên kết cụ thể và trong danh bạ Sách Trắng có hàng trăm ông Perrin!
Tạp chí Connaître
Cuối cùng, chính trong sổ sách kế toán mới xuất hiện bước đầu của việc làm rõ. Một số dòng tài khoản thực sự cho thấy các khoản thanh toán cho một ông Perrin nào đó, nhưng vào những năm 1950! Những bản in thạch bản này trong tình trạng hoàn hảo và có đường nét đồ họa có vẻ rất hiện đại, do đó đã hơn 70 năm tuổi, được phát hiện lần đầu tiên. Các nhà lưu trữ tiếp tục nghiên cứu và nhận ra rằng những bản in thạch bản này nhằm mục đích minh họa cho tạp chí Connaître, được xuất bản hàng tháng để thông báo cho các nhà dâng cúng và bạn bè của OPM.
Kể từ đó, nghiên cứu đạt được rất ít tiến bộ và người ta không biết thêm gì về nhà thiết kế. Ông ấy là người Lyon? Nghệ sĩ ? Nhà truyền giáo? Hay họa sĩ của ngày Chúa Nhật? Trong khi chờ đợi những làm sáng tỏ này, OPM đã quyết định chia sẻ chúng với công chúng bằng cách trưng bày những bức tranh minh họa tuyệt đẹp về truyền giáo này trong căn phòng liền kề với phòng của Pauline Jaricot, tại nhà của Lorette. Ngoài bản gốc, chúng ta có thể thấy các trang tạp chí sao chép chúng để minh họa cho các bài báo cũng như các bản in khổ lớn hơn của những bản in thạch bản này, để đánh giá rõ hơn đường nét và màu sắc tươi sáng của chúng.
Tý Linh
(theo Aleteia)
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- ĐỨC LÊÔ XIV TIẾP KIẾN NHÀ VÔ ĐỊCH QUẦN VỢT JANNIK SINNER
- VĂN PHÒNG BÁO CHÍNH TÒA THÁNH ĐƯA RA LỜI GIẢI THÍCH CHÍNH THỨC VỀ HUY HIỆU CỦA ĐỨC LÊÔ XIV
- NƠI Ở CỦA CÁC ĐỨC GIÁO HOÀNG QUA NHỮNG BIẾN ĐỘNG CỦA LỊCH SỬ
- “VIỆC BẦU ĐỨC LÊÔ XIV ĐÁNH DẤU BƯỚC NGOẶT TRONG TƯ TƯỞNG XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI”
- PHẬT TỬ VÀ KITÔ HỮU TRONG CUỘC ĐỐI THOẠI GIẢI THOÁT CHO THỜI ĐẠI CHÚNG TA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV GỬI CÁC CHUYÊN VIÊN TRUYỀN THÔNG : HÃY CHỌN LỰA CON ĐƯỜNG TRUYỀN THÔNG HÒA BÌNH
- MẬT NGHỊ HỒNG Y: ĐHY PAROLIN VÀ ĐHY PREVOST ĐƯỢC PHIẾU “RẤT CAO” TRONG CUỘC BỎ PHIẾU ĐẦU TIÊN ?
- CHÚA NHẬT ĐẦU TIÊN CỦA ĐỨC LÊÔ XIV VỚI CÁC TÍN HỮU VÀ TẠI MỘ THÁNH PHÊRÔ
- TỪ LÊÔ XIII ĐẾN LÊÔ XIV, VẤN ĐỀ XÃ HỘI MỚI
- MẬT NGHỊ: VÀ CÁC HỒNG Y BẮT ĐẦU PHÁT BIỂU NGAY SAU ĐÓ
- ĐỨC LÊÔ XIV TẠI MỘT ĐỀN THÁNH CỦA DÒNG THÁNH AUGUSTINÔ VÀ TẠI MỘ ĐỨC PHANXICÔ
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV CHO HỒNG Y ĐOÀN : « NGÀY NAY GIÁO HỘI TRAO CHO MỌI NGƯỜI DI SẢN HỌC THUYẾT XÃ HỘI CỦA MÌNH »
- CHÂN DUNG, KHẨU HIỆU VÀ HUY HIỆU CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV
- BỀ TRÊN TỔNG QUYỀN DÒNG AUGUSTINÔ: ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV ‘THỰC SỰ GẦN GŨI VỚI MỌI NGƯỜI’
- TÌM HIỂU DÒNG THÁNH AUGUSTINÔ CỦA ĐỨC LÊÔ XIV
- “NGÀI ĐÃ CÓ MỘT TỶ SỐ TUYỆT VỜI” TẠI MẬT NGHỊ
- XÓA MÌNH ĐI ĐỂ CHÚA KITÔ Ở LẠI
- TIỂU SỬ ĐỨC TÂN GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV
- THÁNH LỄ KHAI MẠC TRIỀU ĐẠI GIÁO HOÀNG CỦA ĐỨC LÊÔ XIV VÀO NGÀY 18 THÁNG 5
- “GIÁM MỤC LÀ MỘT MỤC TỬ GẦN GŨI VỚI DÂN CHÚNG, KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI QUẢN LÝ”