CÁC BỀ TRÊN TỔNG QUYỀN CỦA HỘI LINH MỤC XUÂN BÍCH

Written by xbvn on Tháng Mười Một 21st, 2023. Posted in Xuân Bích Thế Giới, Xuân Bích Việt Nam

1. J.J. OLIER (1608-1657), Đấng sáng lập.

2. Alexandre Le Ragois de BRETONVILLIERS (1657-1676)

3. Louis TRONSON (1676-1700)

4. François  LESCHASSIER (1700-1725)

5. Charles Maurice LE PELETIER (1725-1731)

6. Jean COUSTURIER (1731-1770)

7. Claude BOURACHOT (1770-1777)

8. Pierre LE GALLIC (1777-1782)

9. Jacques-André EMERY (1782-1811)

10. Antoine DU POUGET DUCLAUX (1814-1826)

11. Antoine GARNIER (1826-1845)

12. Louis de COURSON (1845-1850)

13. Joseph CARRIERE (1850-1864)

14. Michel CAVAL (1864-1875)

15. Henri-Joseph ICARD (1875-1893)

16. Arthur CAPTIER (1894-1901)

17. Jules-Joseph LEBAS (1901-1904)

18. Henri GARRIGUET (1904-1929)

19. Hong Y Jean VERDIER (1929-1940)

20. Pierre BOISARD (1945-1952)

21. Pierre GIRARD (1952-1966)

22. Jean-Baptiste BRUNON (1966-1972)

23. Constant BOUCHAUD (1972-1984)

24. Raymond DEVILLE (1984-1996)

25. Lawrence B TERRIEN (1996-2008)

26. Ronald D. WITHERUP (2008- 2022)

27. Shayne CRAIG (2022- )

 

Cha Craig sẽ đảm nhận nhiệm kỳ Bề trên tổng quyền Hội Linh Mục Xuân Bích trong 6 năm.

Đến cuối năm 2021, Hội Linh Mục Xuân Bích có 211 thành viên, thuộc ba Tỉnh hội: Pháp, Mỹ và Canada. Các Linh mục Xuân Bích Việt Nam thuộc Tỉnh Pháp.

Đấng sáng lập

Vị sáng lập của Hội là cha Jean-Jacques Olier (1608-1657). Ngài xác tín rằng không thể canh tân Giáo hội và đẩy mạnh việc rao giảng Tin Mừng, nếu không đào tạo được những linh mục thánh thiện và nhiệt thành. Vì thế, được sự cộng tác của một số linh mục đồng chí hướng, cuối năm 1641, ngài đã thành lập được một chủng viện tại Vaugirard, và đầu năm 1642, chuyển về Thủ đô, trên lãnh thổ của giáo xứ Saint-Sulpice mà ngài là cha sở. Từ đây, chủng viện sẽ mang tên là Séminaire de Saint-Sulpice (Chủng viện Xuân Bích), và Hội Linh mục Xuân Bích (thường viết tắt bằng tiếng Pháp là PSS (Prêtre de Saint-Sulpice)) được thành lập.

Bản chất và mục đích của Hội

Hội Linh mục Xuân Bích là một hiệp hội linh mục giáo phận, có đời sống chung, nhưng không có lời khấn như bất cứ một dòng tu nào. Giáo luật xếp Hội vào nhóm « Hội đời sống tông đồ » (Société de vie apostolique). Khi nhập Hội, các linh mục Xuân Bích vẫn giữ nguyên nhập tịch của mình tại Giáo phận gốc và vẫn là linh mục giáo phận chứ không phải tu sĩ dòng. Họ vẫn là người nhập tịch Giáo phận theo giáo luật, và khi nào họ rời Hội, thì đương nhiên trở về Giáo phận. Vì Hội Linh mục Xuân Bích không phải là một dòng tu, nên các kiểu gọi sau đây là không đúng: Dòng Xuân Bích, Hội Dòng Xuân Bích, Tu Hội Xuân Bích. Vì thế, Xin gọi chúng tôi là Hội Linh Mục Xuân Bích hay nói vắn gọn là Hội Xuân Bích.

Trong Hội, họ sống chung với nhau dựa vào tình bác ái linh mục, quyết tâm của mỗi người là « sống hết mình cho Thiên Chúa » (vivere summe Deo) và phục vụ hàng giáo sĩ giáo phận, đặc biệt trong khâu đào tạo, dâng hiến cuộc đời cho việc đào tạo các linh mục tương lai.

Linh đạo của Hội

Chịu ảnh hưởng của Trường phái tu đức Pháp, linh đạo Xuân Bích tập trung vào sự kết hiệp mật thiết với Chúa Kitô và sống hết mình cho Thiên Chúa. Châm ngôn của Hội là :

Vivere summe Deo in Christo Jesu (Sống hết mình cho Thiên Chúa trong Chúa Giêsu Kitô)

 Đường lối sư phạm của Hội

Xuân Bích có đường hướng sư phạm riêng là biến chủng viện thành một cộng đoàn giáo dục có tính cách gia đình, ưu tiên cho việc đào tạo thiêng liêng, lấy việc linh hướng làm phương thế quan trọng để giúp chủng sinh nhận ra ơn gọi và tự do đáp lại. Mọi nỗ lực đều dồn vào cuộc sống bác ái và tín nhiệm giữa chủng sinh và ban Giám đốc. Các cha giáo đều là cha linh hướng (trừ cha Giám Đốc), và các chủng sinh được tự do chọn cha linh hướng.

Hội Xuân Bích làm việc theo tinh thần hợp đoànđồng trách nhiệm (collégialité et coresponsabilité), mọi việc quan trọng trong sinh hoạt của chủng viện thường được bàn bạc chung trong hội đồng, lấy biểu quyết và thực hiện chung.

Bổn mạng của Hội

Hội chọn lễ Đức Mẹ Dâng Mình trong Đền Thờ ngày 21 tháng 11 hằng năm làm bổn mạng. Ngày đó, ở Việt Nam,  các linh mục cựu sinh viên và linh mục trong miền được mời dâng thánh lễ, trong đó các ngài lập lại lời hứa giáo sĩ nhận Chúa làm phần gia nghiệp của mình : « Lạy Chúa, Chúa là phần sản nghiệp con được hưởng, là chén phúc lộc dành cho con ; vận mạng con, chính Ngài nắm giữ » (Tv 15 (16), 5).

Logo của Hội

 

BTT XBVN

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Mười Một 2024
H B T N S B C
« Th10    
  1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30