CÁC CẶP ĐỒNG TÍNH, NHỮNG LỜI NÓI CỦA ĐỨC PHANXICÔ CÓ TẠO NÊN MỘT SỰ TIẾN TRIỂN HỌC THUYẾT ?
Trong cuốn phim tài liệu về cuộc đời Đức Phanxicô do Evgeny Afineevsky thực hiện, trong đó nhà làm phim này đã đưa vào một đoạn phỏng vấn Đức Phanxicô từ tháng 2/2019, do nữ phóng viên Valentina Alazraki, người Mêxicô, thực hiện. Qua cuộc phỏng vấn này, Đức Phanxicô đã bênh vực ý tưởng về một sự kết hợp dân sự đối với các cặp đồng tính. Ngài cũng đã từng phát biểu về giải pháp này trong quá khứ và phân biệt nó với hôn nhân. Câu hỏi đặt ra, có sự đoạn tuyệt hay sự liên tục đối với giáo huấn của Giáo hội ?
« Lời phát biểu thể hiện một sự xác tín mạnh mẽ của một vị mục tử »
Nhận định của Đức cha Pierre Debergé , nhà chú giải Thánh Kinh, thành viên của Ủy ban Giáo hoàng Thánh Kinh.
« Vấn đề đầu tiên được đặt ra là cương vị của lợi này của Đức Giáo hoàng và lưu ý đến các điều kiện trong đó lời này được nói. Lời này xuất hiện trong một phim tài liệu, trong đó vấn đề là một cuộc phỏng vấn từ lâu mà Đức Giáo hoàng dành cho một nữ phóng viên người Mêxicô, nhưng tôi lưu ý rằng câu nay đã không xuất hiện trong đoạn phỏng vấn được công bố lúc đó.
Lời luôn là lời của Đức Giáo hoàng, nhưng cần phải đặt nó trong khung cảnh của nó. Ở đây, chúng ta không phải ở trong khuôn khổ của một thông điệp trong đó Đức Giáo hoàng có thể tuyên bố so với các vấn đề liên quan đến đức tin. Đúng hơn vấn đề xem ra là một lời phát biểu thể hiện một sự xác tín mạnh mẽ của một vị mục tử quan tâm đến những gì người nữ và người nam ngày nay đang sống.
Đức Phanxicô đã từng phát biểu nhiều lần khác nữa về chủ đề này. « Tôi là ai để kết án ? », ngài đã từng trả lời như thế khi người ta hỏi ngài về sự đồng tính của một trong các cộng sự viên của Tòa Thánh. Vả lại, Đức Giáo hoàng có mối ưu tư nhìn nhận phẩm giá của mỗi người dầu họ là ai, và tố giác mọi sự kỳ thị nào mà những nười nam và người nữ có thể là nạn nhân do nguồn gốc văn hóa, xu hướng tính dục hay tôn giáo của họ, điều đó xuất hiện trong các phát biểu của ngài. Việc những người đồng tính phải được nhìn nhận theo quan điểm xã hội và pháp lý do đó không thể là một sự canh tân từ phía ngài.
Trái lại, Đức Giáo hoàng nói rõ về « kết hợp dân sự », chứ không phải về hôn nhân, mà theo quan điểm của Giáo hội, là một sự dấn thân hỗ tương dứt khoát giữa một người nam và một người nữ, mở ra cho sự sống. Việc Đức Giáo hoàng quan tâm đến sự kiện rằng những người đồng tính cần được nhìn nhận cách trọn vẹn theo quan điểm xã hội và pháp lý đối với tôi là đúng đắn. Đức Giáo hoàng đã luôn luôn rõ ràng về điều đó, ưu tư rằng các cặp đồng tính có thể được đón tiếp, mà không phải vì thế có sự lẫn lộn giữa kết hợp dân sự và hôn nhân.
Trong văn kiện mà Ủy ban Giáo hoàng Thánh Kinh đã phổ biến vào tháng Năm, những vấn đề này đã được đề cập từ Thánh Kinh, với ưu tư quan tâm đến những gì các bản văn nói đến trong khung cảnh của chúng, và đồng thời tránh mọi hình thức đọc Thánh Kinh kiểu duy văn tự quá khích. Nói chung, Giáo hội phải quan tâm đến mọi hoàn cảnh của người nữ và người nam của thời đại chúng ta, đồng thời là người mang lại quan niệm của mình về hôn nhân, như Thiên Chúa đã muốn. Vấn đề là quan tâm mục vụ đối với con người, để mỗi người có thể được đón tiếp và nhìn nhận như họ là, đồng thời đẩy lùi mọi sự loại trừ hay việc bị gạt ra bên lề xã hội. »
————-
« Còn quá sớm để nói về đoạn tuyệt »
Nhận định của Cha Laurent Lemoine, thần học gia luân lý và là nhà phân tâm học.
« Không thể nghĩ rằng Đức Phanxicô phát biểu ngược với các vị tiền nhiệm của mình. Vì thế, cần phải tìm cách hiểu những gì ngài muốn nói. Còn sớm để nghĩ rằng giáo huấn về việc chấp nhận các cuộc kếp hợp dân sự đồng tính được Đức Giáo hoàng chấp nhận và rồi nói về sự đoạn tuyệt.
Cho dầu tôi vẫn hơi ngạc nhiên bởi những phát biểu của ngài, nhưng Đức Phanxicô, sau những tuyên bố theo cùng một đường hướng trong cuốn sách của nhà xã hội học Dominique Wolton, có thể là vị Giáo hoàng đầu tiên hợp pháp hóa các cuộc kết hợp dân sự giữa những người cùng giới tính. Thần học gia luân lý Xavier Thévenot chắc chắn hẳn đã nói về một « sự bẻ cong các chuẩn mực ». Thực ra, Đức Phanxicô kết hợp việc bảo vệ hôn nhân tôn giáo khác giới và quyền tự trị dành cho các Nhà nước để mang lại sự hợp pháp hóa và một cái khung pháp lý cho các cặp cùng giới tính.
Với thông điệp Fratelli Tutti (« Tất cả đều là anh em »), chúng ta thấy rằng Giáo hội có thể sửa đổi những giáo huấn lâu đời của mình về án tử hình hay chiến tranh chính đáng. Giáo hội có thể làm như thế đối với các cuộc kết hợp đồng tính không ? Thực ra, chúng ta đang ở giữa dòng vì lời tuyên bố này, hiện tại, không có hệ quả trên bình diện huấn quyền và thậm chí nó có nguy cơ khơi lên những phản đối mạnh mẽ. Vì thế, sẽ cần phải quan sát những gì sẽ xảy ra trong những tháng tới sau lời tuyên bố đến hai lần này của Đức Phanxicô – lần đầu tiên với cuốn sách của Dominique Wolton, lần thứ hai với cuốn phim tài liệu này.
Còn về việc biết liệu, một ngày nào đó, Giáo hội Công giáo sẽ chấp nhận việc chúc lanh cho các cặp đồng tính hay không, điều đó sẽ chỉ có thể được thực hiện sau khi tìm hiểu về cách thức nhìn nhận các cuộc kết hợp này. Giáo hội hẳn đã có thể quyết định ngừng phản đối tính hợp pháp dân sự của các cuộc kết hợp này – điều này đã là lớn lắm rồi -, phù hợp với những gì công đồng Vatican II gọi là « nhìn nhận quyền tự trị của các thực tại trần thế ». Rồi, Giáo hội có thể khởi động một nghiên cứu thần học và mục vụ nhắm cho phép các cặp đôi và gia đình đồng tính được đón tiếp cách đích thực trong các cộng đoàn – chứ không chỉ được bao dung.
Nhưng Giáo hội Công giáo đã chín mùi cho điều đó chưa ? Vào dịp Thượng hồi đồng về gia đình (2014-2016), đang khi nhiều Giám mục mong chờ vấn đề các cuộc kếp hợp đồng tính được đề cập, thì vấn đề này đã không được bàn đến. Do đó, thật khó để biết làm cách nào một công việc như thế có thể được thực hiện. Và thật không may, tôi sợ rằng những lời này của Đức Phanxicô vẫn là một sự mong ước cá nhân, mà không có một tác động thực sự nào nơi các cộng đoàn. »
Tý Linh chuyển ngữ
(theo nhật báo La Croix, ngày 22/10/2020).
Tags: Phanxicô-I, Đồng-tính
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG