CÁC CHỦNG SINH PHÁP: ĐỐI VỚI CÁC LINH MỤC NGÀY MAI, SỰ HIỆP NHẤT LÀM NÊN SỨC MẠNH
Gần 600 chủng sinh đến từ Pháp đã tham gia cuộc tụ họp ở Paris từ ngày 1 đến ngày 3 tháng 12, lần đầu tiên kể từ năm 2014 tại Lộ Đức. Họ đã có thể sạc thêm năng lượng trong khi mong muốn trở thành linh mục của họ không phải là điều đương nhiên trong một xã hội rất tục hóa.
Các chủng sinh Pháp ở trường Bernardins, Paris, ngày 2/12/2023
Những người trẻ được mời gọi trở thành linh mục ngày mai, những người nói chuyện với nhau về Thiên Chúa và Giáo hội ở ga tàu điện ngầm Paris, dưới cái nhìn sửng sốt của một số du khách. Cuộc tụ tập đông đảo các chủng sinh Pháp, kết thúc vào Chúa nhật ngày 3 tháng 12, đã khơi lên một số cảnh tượng lạ thường. Chẳng hạn như buổi cầu nguyện nhiệt thành và vui tươi này, vào sáng thứ Bảy 2/12, trong cái lạnh trên quảng trường trước Nhà thờ Đức Bà trước những du khách tò mò.
Một trong những mục tiêu của sự kiện này chính là không khép kín nơi chính mình và có thể gửi một thông điệp đến càng nhiều người càng tốt: vâng, ngay cả không nhiều, nhưng có những người trẻ vẫn muốn trở thành linh mục.
Như thế, họ đã có thể dành một buổi tối tại các giáo xứ ở Paris vào thứ Sáu 1/12, rồi vào chiều thứ Bảy; một số chủng sinh đã sẵn sàng phục vụ những người dễ bị tổn thương nhất trong khi những người khác tham gia vào các sứ mạng loan báo Tin Mừng trên đường phố.
Nhưng cuộc tập hợp này, được quan niệm như một cuộc hành hương, đặc biệt được đánh dấu bằng buổi canh thức chầu Thánh Thể ở Montmartre và bởi lời khích lệ đáng chú ý của Đức Hồng y Jean-Marc Aveline, Tổng Giám mục Marseille, trên hết đã được trải nghiệm như một giây phút khích lệ đối với các chủng sinh Pháp.
Thánh lễ tại nhà thờ Saint-Sulpice ngày 3/12/2023 (Ảnh cắt từ video clip KTO)
“Chúng tôi không đơn độc”
Đến từ Rôma, nơi thầy đang theo học tại chủng viện Pháp, Joseph, 22 tuổi, dễ dàng công nhận điều đó. “Chúng tôi khích lệ lẫn nhau, có điều gì đó hỗ trợ”. Đức cha Jean-Marc Micas, Giám mục giáo phận Lộ Đức, khẳng định : “Một số chủng sinh sống trong một phạm vi nhỏ suốt năm, ở đó họ trải nghiệm những con số” .
Đối với Hilaire, 22 tuổi, một chủng sinh thuộc cộng đồng Saint-Martin, gốc Paris, “niềm vui gặp lại nhau” càng lớn hơn khi cuộc khủng hoảng về ơn gọi linh mục trở nên rõ rệt. Chàng trai trẻ, hiện đang thực tập tại một giáo xứ trước khi bắt đầu chu kỳ hai của việc đào tạo, nhấn mạnh : “Cuộc tập hợp này cho phép chúng tôi nhận ra rõ hơn rằng chúng tôi không đơn độc. Ngay cả khi chúng tôi chỉ có một ít người, và thời gian khó khăn, chúng tôi vẫn ở đây, với một mục tiêu chung gắn kết chúng tôi lại với nhau: phục vụ Giáo hội.”
Sáng suốt và tin tưởng là hai từ khóa của cuối tuần. Cha Thomas Poussier, Giám đốc chủng viện Saint-Luc ở Aix-en-Provence (Bouches-du-Rhône) và thư ký Hội đồng Quốc gia các đại chủng viện, giải thích: “Chắc chắn là có sự sụt giảm về ơn gọi, nhưng cũng có thực tế là hàng trăm người sẵn sàng đáp lại lời kêu gọi của Chúa: đây là dấu hiệu hy vọng cho Giáo hội Pháp”.
ĐHY Aveline chủ tế thánh lễ, bên trái ngài là Đức cha Micas
Sự độc thân, cô tịch, nghèo nàn của Giáo hội
Trong khi trong sứ điệp gửi các chủng sinh Pháp, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng hình ảnh của vị linh mục “không còn được công nhận” và “thật không may thậm chí còn thấy mình bị bêu xấu”, các ứng viên linh mục đã không tránh khỏi những vấn đề gai góc hơn. Một số vấn đề đã được đề cập trực tiếp trong thời gian trao đổi với Đức cha Éric de Moulins-Beaufort, Tổng Giám mục Reims và chủ tịch Hội đồng Giám mục Pháp, chẳng hạn như sự độc thân, sự cô tịch của linh mục hay nỗi lo sợ về tương lai đối với các giáo phận Pháp đang rơi vào tình trạng nghèo nàn về phương tiện.
Một thách thức khác nhưng không kém phần quan trọng, đó là sự đa dạng. Bởi vì mặc dù số lượng của họ ngày càng giảm, nhưng hình dáng của các linh mục tương lai ở Pháp không đồng nhất. Ngoài vấn đề các chủng sinh theo chủ nghĩa truyền thống, vốn không có mặt tại cuộc quy tụ, các ứng cử viên linh mục thể hiện rất đa dạng, giữa cộng đồng Saint-Martin – đội ngũ lớn nhất –, các chủng viện giáo phận khác nhau, cũng như giữa các chủng sinh người Pháp và các chủng sinh đến từ nơi khác, hoặc theo nguồn gốc gia đình và các hình thức nhạy cảm.
Cha Henri de la Hougue, cha sở giáo xứ Saint-Sulpice
Jérôme, 35 tuổi, thuộc Hội Thừa sai Pháp, giải thích: “Đó là một cơ hội để gặp gỡ nhau: chính khi người ta không biết nhau, thì sự ngờ vực có thể nảy sinh”. Thomas, 31 tuổi, thuộc chủng viện Paris cho giáo phận Soissons, nói tiếp: “Chúng tôi đến từ các chủng viện khác nhau, nhưng chính cùng với nhau, cùng với giáo dân, mà Chúa mời gọi chúng tôi thực hiện sứ mạng loan báo Tin Mừng hôm nay.”
Tý Linh
(theo Arnaud Bevilacqua, nhật báo La Croix)
Xem video thánh lễ:
Tags: Pháp
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- QUẢNG TRƯỜNG THÁNH PHÊRÔ: ĐỨC PHANXICÔ XUẤT HIỆN CHÀO ĐÓN NHỮNG NGƯỜI HÀNH HƯƠNG
- CẦU NGUYỆN BẰNG KINH MÂN CÔI VỚI THÁNH GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ II
- SỰ PHỤC SINH CỦA CHÚA GIÊSU LOẠI BỎ NÃO TRẠNG BÁO THÙ
- 1700 NĂM SAU CÔNG ĐỒNG NIXÊ: NIỀM HY VỌNG CỬ HÀNH LỄ PHỤC SINH CHUNG
- SỨC KHỎE CỦA ĐỨC PHANXICÔ TIẾP TỤC CẢI THIỆN
- LOẠT BÀI GIÁO LÝ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. II. CUỘC ĐỜI CHÚA GIÊSU. NHỮNG CUỘC ĐỐI THOẠI. BÀI 3. GIAKÊU. “HÔM NAY TÔI PHẢI Ở LẠI NHÀ ÔNG” (Lc 19, 5)
- ĐỐI VỚI CEF, ƯU TIÊN HÀNG ĐẦU LÀ CUỘC CHIẾN CHỐNG LẠM DỤNG VÀ NGHÈO ĐÓI
- KINH TIN KÍNH CỦA CÔNG ĐỒNG NIXÊ, THẺ CĂN CƯỚC CỦA NGƯỜI KITÔ HỮU
- ĐHY JEAN-MARC AVELINE, TÂN CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC PHÁP
- LỜI TIÊN TRI VỀ HÒA BÌNH CỦA THÁNH GIOAN PHAOLÔ II
- ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ VẪN TRONG TÌNH TRẠNG ỔN ĐỊNH
- LỘ ĐỨC: NHỮNG BỨC TRANH KHẢM TRÊN HAI CÁNH CỬA CỦA ĐỀN THÁNH ĐỨC MẸ ĐƯỢC CHE PHỦ
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ GỬI CÁC LINH MỤC THỪA SAI CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT NHÂN DỊP HÀNH HƯƠNG NĂM THÁNH
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA CHAY NĂM C: SỐNG MÙA CHAY VÀ NĂM THÁNH NHƯ THỜI GIAN CHỮA LÀNH
- ĐHY PAROLIN: “ĐỨC THÁNH CHA CHƯA BAO GIỜ NGỪNG CAI QUẢN GIÁO HỘI”
- “TRƯỚC MẮT THIÊN CHÚA, MỌI CỬ CHỈ YÊU THƯƠNG ĐỀU CÓ GIÁ TRỊ VÔ HẠN”
- ĐỨC PHANXICÔ CHIA SẺ NỖI ĐAU CỦA NGÀI ĐỐI VỚI CÁC NẠN NHÂN TRẬN ĐỘNG ĐẤT Ở MIẾN ĐIỆN VÀ THÁI LAN
- ĐỨC GIOAN XXIII VÀ ĐỨC PHAOLÔ VI CÓ PHẢI LÀ ĐẶC VỤ CỦA CIA KHÔNG?
- CÁC NHÀ KHOA HỌC TÁI TẠO LẠI KHUÔN MẶT CỦA THÁNH TÊRÊSA AVILA
- SỨC KHỎE CỦA ĐỨC PHANXICÔ ĐƯỢC CẢI THIỆN DẦN DẦN KHI NGÀI ĐANG HỒI PHỤC TẠI NHÀ THÁNH-MARTA