CÁC CHỦNG VIỆN, THÁCH THỨC MỞ RA VỚI THẾ GIỚI
Từ 1-3/12/2023, gần 600 chủng sinh Pháp sẽ gặp nhau trong một cuộc gặp gỡ lớn ở Paris. Mô hình đào tạo của họ đang được xem xét để tránh sự khép kín nơi chính mình và chuẩn bị cho các chủng sinh trước những thực tại của sứ mạng tương lai của họ.
Gần 600 chủng sinh tập hợp tại Paris trong một những ngày cuối tuần. Sự kiện này không phổ biến lắm trong khi, thời gian còn lại trong năm, họ chuẩn bị trở thành linh mục trong các chủng viện của mình. Nhưng, liệu mô hình “vườn ươm” dành cho các linh mục tương lai có còn phù hợp vào năm 2023? Từ nhiều năm nay, mô hình chủng viện kế thừa từ Công đồng Trentô, khá khép kín, với đời sống gần như đan viện, bị công kích nhiều.
Một số chuyển đến trung tâm thành phố, một số khác thậm chí còn tổ chức thành nhiều nhà giống như nhà ở Paris. Và trong bối cảnh ơn gọi suy giảm và cuộc khủng hoảng lạm dụng trong Giáo hội, việc đào tạo vẫn đang được thúc đẩy để tự đổi mới.
Thực tập mùa hè ở một tiệm bánh, hoặc ở trang trại… Cha Thomas Poussier, giám đốc chủng viện Saint-Luc ở Aix-en-Provence (Bouches-du-Rhône) và là thư ký của Hội đồng quốc gia các đại chủng viện (CNGS), vẫn không thiếu những tấm gương để phá vỡ định kiến, vẫn còn phổ biến, về các ứng viên linh mục bị giam hãm trong ngôi nhà đào tạo rộng lớn của họ. “Chúng tôi đang nhân rộng những kinh nghiệm cho phép các chủng sinh nhận thức được cuộc sống của một người độc thân, sống trong sự nghèo khó nào đó về phương tiện và hướng tới sứ mạng,” cha khẳng định và đồng thời nhìn nhận rằng mối tương quan của các chủng sinh với thế giới là một vấn đề hệ trọng.
Tránh sự khép kín nơi chính mình (l’entre-soi)
Làm thế nào đào tạo các linh mục quân bình trong tương lai, có khả năng thích ứng với một xã hội phi Kitô giáo và với Giáo hội ngày nay bằng cách tránh sự khép kín nơi chính mình? Làm thế nào cho phép họ có thời gian suy nghĩ chín chắn lựa chọn của mình, và chuẩn bị cho thừa tác vụ tương lai của họ, mà không cắt đứt họ khỏi thế giới?
Sau khi công bố báo cáo của ủy ban Sauvé vào tháng 10 năm 2021, một trong những nhóm làm việc do các giám mục Pháp thành lập đã xem xét vấn đề này. Trong số các đường hướng được đề xuất là mong muốn “cho phép các chủng sinh đối diện về mặt trí tuệ và xã hội với các môi trường đa dạng, đặc biệt là bên ngoài Giáo hội”, để họ có thể “bước vào mối quan hệ một cách thích hợp với thực tế của các cộng đoàn Giáo hội”.
Đức cha Jean-Marc Micas, Giám mục giáo phận Lộ Đức và là chủ tịch Hội đồng các thừa tác viên chức thánh và giáo dân truyền giáo của Giáo hội (Cemoleme) của Hội đồng Giám mục Pháp (CEF), cho biết : “Trong việc tổ chức một năm điển hình, các chủng sinh dành khoảng 200 ngày trong chủng viện và những ngày còn lại ở bên ngoài, trong những ngày cuối tuần và các ngày nghỉ lễ tại các giáo xứ, để tiếp xúc với các linh mục và giáo dân. Những gì mà người ta có thể thấy như một cái kén trên thực tế là rất rộng mở. ”
Không chỉ một mô hình chủng viện duy nhất
Cha Poussier khẳng định: “Không có một mô hình chủng viện duy nhất ở Pháp, và đó thật là quý giá”. Trên thực tế, ngay cả khi tất cả chủng viện ở Pháp đều tuân theo sự thích nghi với Ratio fundamentalis – “chương trình” của Vatican để đào tạo các linh mục tương lai -, giữa cơ sở đào tạo của cộng đồng Saint-Martin ở Évron (Mayenne), chủng viện des Carmes ở quận 6 Paris hay chủng viện của Mission de France, thì các thực tại vẫn rất khác nhau.
Trong khi các chủng viện đang cố gắng xây dựng lại tương lai cho chính mình – một số chủng viện đã đóng cửa trong những năm gần đây – và thừa tác vụ linh mục đang tiến triển, liệu chúng ta có thể đi xa đến mức tưởng tượng việc đào tạo hoàn toàn “bên ngoài các bức tường” không? Cha Poussier giải thích: “Một mặt, điều cần thiết là phải có thời gian và địa điểm để các chủng sinh có thể tìm thấy một môi trường cho phép họ phân định, một cách hoàn toàn tự do, lời kêu gọi mà họ cảm nhận được”.
Đối với Catherine Boulanger, giáo viên và nhà đào tạo về giáo dục Công giáo, từng là thành viên của nhóm làm việc CEF về đào tạo linh mục, cần thiết phải tôn trọng việc tìm kiếm tính nội tâm này bằng cách liên kết nó với sự cởi mở với bên ngoài, kể cả bên ngoài môi trường Giáo hội.
Cởi mở với giáo dân
Để đạt được mục tiêu này, các chủng viện sẽ dành một chỗ lớn hơn cho các nhà đào tạo hoặc các giảng viên, kể cả phụ nữ, để trải nghiệm sự khác biệt cần thiết. Vào tháng 11 năm 2021, các Giám mục Pháp cũng đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết yêu cầu sự tham gia của ít nhất một phụ nữ trong hội đồng của mỗi chủng viện. Cha Cédric Burgun, phó giám đốc chủng viện des Carmes, nhấn mạnh: “Để cho mình được đào tạo với hoặc bởi giáo dân là sự chuẩn bị tốt cho cuộc sống trong một giáo xứ. Đối với tôi, điều cơ bản là phải chuẩn bị các linh mục sẽ có khả năng làm việc với mọi vấn đề nhạy cảm trong Giáo hội.”
Tại nhà đào tạo của cộng đoàn Saint-Martin, nơi tiếp nhận tổng cộng gần 130 chủng sinh, nếu nhóm đào tạo bao gồm 8 linh mục, thì các giáo dân giảng dạy rất thường xuyên. Cha Édouard de Vregille, đặc trách nhà này trong hơn một năm, sau hai mươi năm ở giáo xứ, giải thích: “Chúng tôi đang suy nghĩ về hệ thống của mình. Chúng tôi đang tìm kiếm hai cặp vợ chồng để tham gia khóa đào tạo.” Cha cũng bác bỏ ý kiến về một cái kén quá kín. Cha giải thích : “Nhà này cởi mở, không phải là một đan viện. Chúng tôi đang ở trung tâm của một thị trấn nhỏ ở nông thôn.” Trong hành trình đào tạo của mình, các chủng sinh phải hoàn thành một năm thực tập bắt buộc tại một giáo xứ, giữa chu kỳ một và chu kỳ hai.
Một thực tại Giáo hội không phải luôn luôn đơn giản
Trong tất cả các chủng viện, mục tiêu đều giống nhau: chuẩn bị tốt nhất các linh mục tương lai cho sứ mạng của họ trong một thực tại Giáo hội không phải luôn luôn đơn giản, thường được đánh dấu bằng sự nghèo nàn về phương tiện. Dù sao đi nữa, một khám phá được mô tả là “một cú sốc nhiệt”. Cha Burgun chỉ ra: “Tại chủng viện, mọi thứ được thực hiện trong cộng đồng, rồi nhanh chóng sau khi chịu chức, bạn có thể thấy mình ở một mình trong nhà xứ”.
Vấn đề về những điều chỉnh cần thực hiện là rất nhạy cảm vì nó chạm đến các cuộc tranh luận về việc linh mục của ngày mai sẽ như thế nào. Nhưng cuộc tranh luận vẫn còn mở. Là thành viên của tập thể Agir pour notre Église (Hành động vì Giáo hội chúng ta), Catherine Boulanger cùng với những người khác là thành viên của một nhóm làm việc nhằm thực hiện các khuyến nghị của nhóm làm việc về đào tạo “để cung cấp dụng cụ một cách cụ thể cho các chủng viện”. Bà làm chứng : “Tôi cảm thấy các giám đốc đang yêu cầu điều đó, họ đang tự đặt ra các câu hỏi.” Để tiến bộ, các Giám mục quyết định khởi động một chuyến viếng thăm, đang diễn ra, tới tất cả các chủng viện.
Tý Linh
(theo Arnaud Bevilacqua, nhật báo La Croix)
Tags: Pháp
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- DIỄN VĂN CỦA PHANXICÔ CHO CÁC THAM DỰ VIÊN CUỘC HỌP ĐƯỢC TỔ CHỨC BỞI TÒA THƯỢNG THẨM RÔMA
- THƯ VỀ VIỆC ĐỔI MỚI NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ GIÁO HỘI
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 14. CÁC ƠN CỦA HIỀN THÊ. CÁC ĐẶC SỦNG, NHỮNG ƠN CỦA CHÚA THÁNH THẦN VÌ ÍCH CHUNG
- ẤN BẢN MỚI CỦA SÁCH BÀI ĐỌC DÀNH CHO TANG LỄ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
- CARLO ACUTIS VÀ PIER GIORGIO FRASSATI SẼ ĐƯỢC PHONG THÁNH TRONG NĂM THÁNH
- ĐỨC PHANXICÔ: THIÊN CHÚA SẼ CÓ LỜI CUỐI CÙNG VỀ CUỘC CHIẾN Ở UCRAINA
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ LẦN THỨ 39 : TÔI XÂY DỰNG CUỘC SỐNG CỦA TÔI TRÊN NHỮNG NIỀM HY VỌNG NÀO ?
- SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN TO LỚN VỀ CÁC SỐ LIỆU CỦA CUỘC XUNG ĐỘT
- THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ VỀ VIỆC KÍNH NHỚ CÁC THÁNH, CHÂN PHƯỚC, ĐẤNG ĐÁNG KÍNH VÀ TÔI TỚ CHÚA CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: MỌI SỰ ĐỀU QUA ĐI, CHÚA KITÔ VẪN CÒN MÃI
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
- NICARAGUA: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BỊ TRỤC XUẤT ĐẾN GUATEMALA
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- Ở RÔMA, SỰ TRIỂN LÃM ĐÁNG KINH NGẠC VỀ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ NHỜ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO