CÁC GIÁM MỤC DẤN THÂN CHÍNH TRỊ : MỘT SỰ DẤN THÂN TRÊN THẾ GIỚI ĐƯỢC ĐỨC PHANXICÔ KHUYẾN KHÍCH
Từ Phi Luật Tân cho đến Zimbabwe, nhiều Hội đồng Giám mục đã phê phán chính phủ của mình và yêu cầu các chính phủ phải công bằng hơn, ít tham nhũng hơn và có sự bảo vệ dân chúng tốt hơn.
Đức Giám mục của Pemba, ở đông bắc Mozambique, sẽ nhớ đến cú điện thoại này. Ngày 19/8, Đức Phanxicô đã đích thân gọi điện cho Đức cha Fernando Lisboa để bày tỏ sự ủng hộ của ngài đối với Đức Cha sau khi Đức Cha đã phê phán chế độ Maputo vì sự thiếu khả năng của ông trong việc bảo vệ dân chúng khỏi các cuộc nổi dậy thánh chiến làm rúng động miền bắc của đất nước gây ra cái chết của hơn 1500 người.
Cú điện thoại này chứng minh Đức Thánh Cha Phanxicô quan tâm dường nào đến những khó khăn chính trị của nhiều đất nước. Và điều này, nằm trong đường hướng của các vị tiền nhiệm của ngài vốn thường nhấn mạnh việc phục vụ công ích là cứu cánh của mọi trách nhiệm chính trị. « Chính trị là hình thức cao cả nhất của đức ái », Đức Piô XI đã từng tuyên bố như thế vào năm 1927.
Ảnh hưởng của thông điệp Laudato Si’
« Hiệu ứng Giáo hoàng Phanxicô là rất mạnh mẽ ! », Sylvie Bukhari de Pontual, chủ tịch Ủy ban Công giáo chống đói kém và vì sự phát triển-Miền Đất liên đới (CCFD-Terre solidaire), nhận xét, để giải thích những gì thúc đẩy càng ngày có nhiều Giám mục dấn thân trong lãnh vực chính trị. Vì, theo bà, các Giám mục không còn chỉ dựa vào học thuyết xã hội của Giáo hội để biện minh cho những can thiệp của mình, nhưng còn dựa vào thông điệp Laudato Si’, vốn đã trở nên « một kim chỉ nam để đòi hỏi sự tôn trọng môi trường và các quyền của các nghiệp đoàn ».
« Khi các Giám mục tố giác những bất công nghiêm trọng, thì các ngài luôn làm điều đó để bảo vệ dân tộc có chủ quyền, nhân danh quyền công dân của họ, và để nhắc nhớ Hiến pháp », cha Bernard Ugeux, thừa sai người Pháp ở nước Cộng hòa Dân chủ Công-gô, xác nhận. Vào năm 2018, Hội đồng Giám mục của Cộng hòa Dân chủ Công-gô đã dấn thân mạnh mẽ đưa đến sự ra đi của cựu tổng thống Joseph Kabila và việc tổ chức bầu cử.
Gần gũi dân chúng hơn
Ở Cộng hòa Dân chủ Công-gô cũng như nơi khác, các Giám mục vẫn là trong số những người đảm bảo luân lý cuối cùng, « la bàn duy nhất để nhắc nhớ lòng tôn trọng luật pháp và con người », theo bà Sylvie Bukhari. Bà cho rằng, trong các nước này, các Hội đồng Giám mục vận hành « với một sự năng động hiệp đoàn thật sự ». Các Giám mục này « gần gũi hơn với dân chúng bị các chế độ tại chỗ chà đạp. Họ biết dân tộc của họ chịu đựng và đau khổ thế nào ; họ ở bên cạnh dân chúng hơn và ít coi thường họ hơn, đồng thời ý thức phân biệt rõ giữa dấn thân Tin Mừng và dấn thân chính trị ».
Louis-Léon Christians, giáo sư giáo luật ở Đại học Công giáo Louvain, xác nhận điều này : « Quy luật chủ yếu, mà người ta nhận thấy trong hiến chế « Gaudium et Spes » (Vui mừng và Hy vọng), là không lẫn lộn chính trị (le politique), theo nghĩa cao quý, và chính trị (la politique), theo nghĩa đảng phái ». Vả lại, nếu giáo luật nói rõ rằng các giáo sĩ phải « luôn cố gắng duy trì sự hòa bình và hòa hợp giữa mọi người, dựa trên nền tảng công lý » (c.287), thì nó cấm các giáo sĩ « đảm nhận những chức vụ công quyền, bao hàm sự tham gia vào việc hành xử quyền bính dân sự » (c. 285), cũng như « không được tích cực tham gia vào các đảng phái chính trị, hoặc lãnh đạo các nghiệp đoàn, trừ khi theo phán đoán của nhà chức trách có thẩm quyền trong Giáo hội, việc bảo vệ quyền lợi của Giáo hội và việc cổ vũ công ích đòi hỏi như vậy. » (c.287).
Tóm lại, giáo sư Louis-Léon Christians giải thích, « các Giám mục có thể kêu gọi hòa bình, đấu tranh chống tham nhũng hay nạn nô lệ, nhưng các ngài không thể khuyên bỏ phiếu cho ứng viên này kia, trừ phi các ngài được Tòa Thánh bật đèn xanh ».
==} Cũng đừng quên rằng, trong Tông thư Bát Thập Niên của Đức Phaolô VI (nói về trách nhiệm chính trị của người Kitô hữu), được Đức Phanxicô trích lại trong Tông huấn Amoris Laetitia, thì mỗi Hội đồng Giám mục biết rõ hoàn cảnh của nơi mình nhất, và chính các ngài có trách nhiệm cụ thể trong bối cảnh riêng của mình, mà Tòa Thánh không làm thay và không phải hoàn cảnh của nước nào cũng giống nhau.
Tags: chính trị, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- ĐỨC PHANXICÔ CẢM ƠN VỀ SỰ CHĂM SÓC VÀ LỜI CẦU NGUYỆN
- ĐÊM YÊN BÌNH CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- CHA TRYPHON BONGA, TÂN BỀ TRÊN GIÁM TỈNH CỦA CÁC LINH MỤC XUÂN BÍCH TỈNH PHÁP
- ĐỨC PHANXICÔ BỊ CƠN ĐAU HÔ HẤP VÀO BUỔI SÁNG
- ĐHY PAROLIN LẤY LÀM TIẾC TRƯỚC “SỰ SUY ĐOÁN VÔ ÍCH” VỀ VIỆC TỪ CHỨC CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG
- GIÁO THUYẾT CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO CÓ PHẢI LÀ BẤT BIẾN KHÔNG?
- ĐỨC PHANXICÔ ĐÁP ỨNG ĐIỀU TRỊ, NHƯNG VẪN CÒN NGUY HIỂM
- SỨC KHỎE CỦA ĐỨC PHANXICÔ ĐỠ HƠN
- BỆNH VIÊM PHỔI HAI BÊN, CĂN BỆNH MÀ ĐỨC PHANXICÔ MẮC PHẢI LÀ GÌ?
- ĐỨC PHANXICÔ VẪN VUI VẺ BẤT CHẤP BỊ VIÊM PHỔI CẢ HAI BÊN
- “ORDO AMORIS” LÀ GÌ?
- J.D. VANCE TRÁI NGƯỢC VỚI ĐỨC PHANXICÔ: “LIỆU TRẬT TỰ CỦA TÌNH YÊU CÓ BIỆN MINH CHO VIỆC TRỤC XUẤT NGƯỜI NƯỚC NGOÀI KHÔNG?”
- NĂM THÁNH CỦA CÁC NGHỆ SĨ VÀ THẾ GIỚI VĂN HOÁ: BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
- ANNE LÉCU: “CÀNG QUAN TÂM ĐẾN THÁNH KINH, CHÚNG TA CÀNG QUAN TÂM ĐẾN CON NGƯỜI”
- KHỔ HÌNH KHỦNG KHIẾP CỦA THÁNH NỮ APOLLINA
- ĐHY PAROLIN PHẢN ĐỐI VIỆC TRỤC XUẤT NGƯỜI PALESTINE KHỎI GAZA
- THÁNH KINH THỰC SỰ NÓI GÌ VỀ TIẾNG CƯỜI?
- THÁNH KINH: LOẠT VIDEO CHỐNG LẠI NHỮNG LỐI GIẢI THÍCH SAI LẠC
- 350 GIÁO SĨ DO THÁI LÊN TIẾNG PHẢN ĐỐI VIỆC “THANH LỌC SẮC TỘC” Ở GAZA
- ĐỨC PHANXICÔ NHẬP VIỆN Ở RÔMA VÌ BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN