CÁC GIÁM MỤC MÊXICÔ PHẢN ĐỐI NHỮNG CÁO BUỘC CHIÊU DỤ TÍN ĐỒ CHỐNG LẠI CÁC THÀNH VIÊN CỦA HÀNG GIÁO SĨ
Các Giám mục Mêxicô đã tố giác, hôm 20/1, quyết định của Tòa án bầu cử của cơ quan tư pháp liên bang, cơ quan giám hộ Hiến pháp, cáo buộc ba Giám mục và một linh mục về tội chiêu dụ tín đồ.
ĐHY Carlos Aguiar Retes
Hội đồng Giám mục Mêxicô (CEM) đã phê bình mạnh mẽ quyết định của Tòa án bầu cử đối với ba Giám mục và một linh mục bị buộc tội chiêu dụ tín đồ trong cuộc bầu cử liên bang vào tháng 6/2021.
Tuyên bố của CEM xảy ra sau khi xác nhận bản án của tòa thượng thẩm của Tòa án bầu cử của cơ quan tư pháp của liên đoàn (TEPJF), đặc biệt nhắm đến hai Hồng y, Đức cha Carlos Aguiar Retes, Tổng Giám mục Mexico và Đức cha Juan Sandoval Iñiguez, nguyên Tổng Giám mục Guadalajara.
Theo các cáo buộc, các ngài đã không tôn trọng tiến trình bầu cử khi tìm cách ảnh hưởng lá phiếu của người Công giáo và đối lập với đảng cầm quyền, Morena. Theo trang web Crux của Mỹ, hôm 1/6/2021, Đức cha Sandoval Iñiguez đã kêu gọi người Công giáo đừng bỏ phiếu cho những người « đang cầm quyền » vì « sự độc tài đang đến », cũng gợi lên « một hệ thống chủ nghĩa cộng sản và xã hội chủ nghĩa nô lệ hóa ». Ngài cũng đã tuyên bố rằng « lợi ích của gia đình và sự sống đang bị đe dọa bởi vì chính phủ này đã chấp nhận ý thức hệ về giống ».
« Chính trị, một phần của các sứ mạng thiêng liêng của Giáo hội »
« Ở Mêxicô, việc một linh mục nói về chính trị cách công khai là bất hợp pháp. Các đảng phái chính trị không thể được đồng hóa với một giáo hội hay một tôn giáo », Robert Weis, nhà sử học ở đại học Bắc Colorado (Hoa Kỳ), giải thích. Mêxicô như thế được cai trị bởi một hệ thống tách biệt nghiêm nhặt giữa các Giáo hội và Nhà nước, cấm chiêu dụ tín đồ.
Dù khẳng định tôn trọng « các quyết định tư pháp của các tòa án trong nước », nhưng CEM bác bỏ mạnh mẽ các cáo buộc này nhân danh quyền tự do ngôn luận. CEM cho rằng không có bị cáo nào vi phạm nguyên tắc tách biệt giữa các Giáo hội và Nhà nước, nhưng chỉ mô tả thực tại xã hội của Mêxicô. Như Robert Weis nhấn mạnh, « ngày nay, chính trị nhất thiết phải là một phần của các sứ mạng thiêng liêng của Giáo hội. Ranh giới giữa chính trị và tôn giáo ngày càng mờ nhạt hơn khi Nhà nước quy định các vấn đề liên quan đến sự sống hay hôn nhân chẳng hạn ».
Vả lại, các Giám mục Mêxicô giải thích rằng các ngài đã yêu cầu Bộ trưởng Bộ nội vụ xác định đặc tính hợp pháp hay không việc kết án của TEPJF. Các ngài hy vọng rằng chính phủ, người chiến thắng trong cuộc bầu cử vừa qua, sẽ công nhận rằng những diễn đạt được dùng bởi các thừa tác viên tôn giáo đã không vượt quá khuôn khổ tách biệt giữa các Giáo hội và Nhà nước.
Một bối cảnh đối đầu lâu dài giữa Nhà nước và Giáo hội
Những căng thẳng này nằm trong bối cảnh đối đầu lâu dài. « Sau cuộc cách mạng, trong thập niên 1920, Nhà nước đã tìm cách cấm sự can thiệp của hàng giáo sĩ vào chính trị. Cuộc cách mạng đã thiết lập Giáo hội Công giáo như một đối thủ chính trị », Robert Weis cho biết.
Được bầu vào năm 2018, Tổng thống Andres Manuel Lopez Obrador đã duy trì một mối quan hệ nhập nhằng với Giáo hội Công giáo Mêxicô. « Ông ta đến từ truyền thống này của cuộc cách mạng nhưng vẫn tự nhận mình là Kitô hữu », Robert Weis nói thêm.
Đang khi vào năm 1992, Hiến pháp đã công nhân tư cách pháp nhân cho Giáo hội, thì Tổng Thống đã phản đối việc nới lỏng luật tách biệt giữa các Giáo hội và Nhà nước vào năm 2018. Cùng năm đó, ông đã yêu cầu Đức Thánh Cha xin lỗi về « những sự tàn bạo » mà Giáo hội Công giáo đã thực hiện trong cuộc chính phục của người Tây Ban Nha. Vậy mà, từ năm 1992, Đức Gioan-Phaolô II đã xin lỗi về những tội ác này. Tuy nhiên, Tổng thống Mêxicô không phải luôn luôn thù nghịch với việc thể hiện đức tin. Khi bắt đầu đại dịch, ông đã đưa ra hình ảnh của Đức Trinh Nữ và những hình ảnh sùng đạo hơn là loan báo những biện pháp y tế.
Tý Linh
(theo nhật báo La Croix)
Tags: Giáo-Hội-&-Nhà-Nước
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- ĐÊM YÊN BÌNH CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- CHA TRYPHON BONGA, TÂN BỀ TRÊN GIÁM TỈNH CỦA CÁC LINH MỤC XUÂN BÍCH TỈNH PHÁP
- ĐỨC PHANXICÔ BỊ CƠN ĐAU HÔ HẤP VÀO BUỔI SÁNG
- ĐHY PAROLIN LẤY LÀM TIẾC TRƯỚC “SỰ SUY ĐOÁN VÔ ÍCH” VỀ VIỆC TỪ CHỨC CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG
- GIÁO THUYẾT CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO CÓ PHẢI LÀ BẤT BIẾN KHÔNG?
- ĐỨC PHANXICÔ ĐÁP ỨNG ĐIỀU TRỊ, NHƯNG VẪN CÒN NGUY HIỂM
- SỨC KHỎE CỦA ĐỨC PHANXICÔ ĐỠ HƠN
- BỆNH VIÊM PHỔI HAI BÊN, CĂN BỆNH MÀ ĐỨC PHANXICÔ MẮC PHẢI LÀ GÌ?
- ĐỨC PHANXICÔ VẪN VUI VẺ BẤT CHẤP BỊ VIÊM PHỔI CẢ HAI BÊN
- “ORDO AMORIS” LÀ GÌ?
- J.D. VANCE TRÁI NGƯỢC VỚI ĐỨC PHANXICÔ: “LIỆU TRẬT TỰ CỦA TÌNH YÊU CÓ BIỆN MINH CHO VIỆC TRỤC XUẤT NGƯỜI NƯỚC NGOÀI KHÔNG?”
- NĂM THÁNH CỦA CÁC NGHỆ SĨ VÀ THẾ GIỚI VĂN HOÁ: BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
- ANNE LÉCU: “CÀNG QUAN TÂM ĐẾN THÁNH KINH, CHÚNG TA CÀNG QUAN TÂM ĐẾN CON NGƯỜI”
- KHỔ HÌNH KHỦNG KHIẾP CỦA THÁNH NỮ APOLLINA
- ĐHY PAROLIN PHẢN ĐỐI VIỆC TRỤC XUẤT NGƯỜI PALESTINE KHỎI GAZA
- THÁNH KINH THỰC SỰ NÓI GÌ VỀ TIẾNG CƯỜI?
- THÁNH KINH: LOẠT VIDEO CHỐNG LẠI NHỮNG LỐI GIẢI THÍCH SAI LẠC
- 350 GIÁO SĨ DO THÁI LÊN TIẾNG PHẢN ĐỐI VIỆC “THANH LỌC SẮC TỘC” Ở GAZA
- ĐỨC PHANXICÔ NHẬP VIỆN Ở RÔMA VÌ BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN
- TẠI SAO GIÁO HỘI CAN THIỆP VÀO VẤN ĐỀ XÃ HỘI?