CÁC GIÁM MỤC PHÁP QUAN TÂM ĐẾN CUỘC CÁCH MẠNG KỸ THUẬT SỐ
Trong số tháng 7/2023 của tạp chí Documents Episcopat, các Giám mục Pháp quan tâm đến những hậu quả đạo đức của cuộc cách mạng kỹ thuật số và chất vấn về vị trí của Giáo hội trong những biến đổi đang diễn ra.
Sự gia tăng tài khoản của các linh mục hay tu sĩ trên mạng xã hội, sự xuất hiện của những rôbốt đàm thoại trả lời các câu hỏi thần học… Không thiếu những dấu hiệu cho thấy ảnh hưởng ngày càng tăng của công nghệ kỹ thuật số đối với đời sống của Giáo hội Công giáo.
Để làm sáng tỏ những phát triển công nghệ gần đây, Hội đồng Giám mục Pháp (CEF) đã dành số mới nhất của tạp chí Documents Episcopat, “Kitô hữu trong cuộc cách mạng kỹ thuật số, các công trường xây dựng cho Giáo hội”, được xuất bản vào cuối tháng Bảy.
Một công cụ “tiên nghiệm không tốt cũng không xấu”
Trong số này, từ phần giới thiệu, các tác giả tìm cách làm sáng tỏ việc sử dụng kỹ thuật số, một công cụ “tiên nghiệm không tốt cũng không xấu“, dưới ánh sáng của “sự khôn ngoan trong Kinh thánh và các truyền thống tôn giáo“, để thúc đẩy việc sử dụng đúng đắn công nghệ này. Những phân tích này được bổ sung bởi những chứng thực, chẳng hạn như của Bruno Tardieu, người đã dạy tin học cho những người trẻ tuổi ở một khu phố nghèo của New York vào những năm 1980.
Mục tiêu của số báo này là đầy tham vọng, vì có rất nhiều câu hỏi đặt ra khi sử dụng các công cụ kỹ thuật số. Phần giới thiệu chất vấn : “Làm thế nào Internet, trí tuệ nhân tạo, thuật toán, các đối tượng được kết nối, v.v. chúng có định hình cách sống, cách giao tiếp, cách tham gia vào các mối quan hệ, cách thu thập thông tin, cách quyết định, cách hành động của chúng ta không? (…) Chúng có giúp củng cố mối liên kết giữa con người với nhau không? Chúng có góp phần vào việc nhân bản hóa và tiếp tục công trình sáng tạo không? ”
Để nuôi dưỡng những suy tư này, Bernard Jarry-Lacombe, đặc trách Dịch vụ Gia đình và Xã hội Quốc gia của CEF, bắt đầu bằng cách gợi nhớ lại các giai đoạn chính của sự phát triển kỹ thuật số, từ sự xuất hiện của Web đến sự khởi đầu của metaverse (vũ trụ ảo). Tác giả cuốn sách “Vì một công nghệ số phục vụ công ích ” (1) nhấn mạnh “những tác động nghịch lý và gây bất ổn” của nó: “Mọi thứ đều được biến đổi: mối tương quan với thời gian, bị xáo trộn bởi khả năng tăng tốc, tức thời, đồng thời, đa hoạt động, mối tương quan với không gian và thế giới vật chất được biến đổi bởi GPS và thực tế ảo, mối tương quan với máy móc, mối tương quan với bản thân và nội tâm, với thế giới, với những người khác. »
Các vấn đề đạo đức và nhân chủng học
Tiếp đến, các tác giả phân tích những vấn đề đạo đức và nhân học của những thay đổi này dưới lăng kính của đức tin Kitô giáo, học thuyết xã hội của Giáo hội và các kinh nghiệm của Giáo hội.
Chẳng hạn, cha Thierry Magnin, hiệu trưởng của Đại học Công giáo Lille, quan tâm đến các vấn đề nhân chủng học về mối quan hệ mới giữa con người và máy móc. Nhà thần học và vật lý học này cảnh báo: “Khi con người ít nhiều tự nguyện giao quyền quyết định cho máy móc, thì một hình thức phi nhân hóa sẽ xuất hiện”.
Bất chấp những lời phê bình này, các tác giả không kêu gọi từ bỏ các công nghệ mới. Như Đức Giám mục Bruno Feillet, Giám mục Giáo phận Séez và Chủ tịch Hội đồng Gia đình và Xã hội của CEF, đã nhắc lại trong phần mở đầu: “Giáo hội đã không ngừng sử dụng các phương tiện truyền thông của thời đại. Từ những con đường Rôma được sử dụng bởi thánh Phaolô đến các băng thông Internet. (…) Không có lý do gì để nó dừng lại. »
Đặc biệt là vì công nghệ kỹ thuật số cũng có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền tải các thông điệp Thánh Kinh, như Cha Vincent Cardot cho thấy. Vị linh mục kể lại trong tạp chí kinh nghiệm của mình với tư cách là một “người có ảnh hưởng” Công giáo trên mạng xã hội. Cha thừa nhận : “Thật khó để nói trường hợp này dẫn đến đâu“. “Trên TikTok, các bạn trẻ đang tìm kiếm Chúa Kitô“, Cha nhận xét và đồng thời lấy làm tiếc về một “hiệu ứng tràng kỉ” nào đó của màn hình, vốn “không nhất thiết khiến chúng ta chuyển động“.
——————————-
(1) Pour un numérique au service du bien commun, Bernard Jarry-Lacombe, Jean-Marie Bergère, François Euvé et Hubert Tardieu, Éditions Odile Jacob, 2022, 240 p. 22,90 €.
—————————-
Tý Linh
(theo Juliette Vienot de Vaublanc, nhật báo La Croix)
Tags: Phanxicô-I, Pháp, Truyền-thông-internet
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- THÔNG ĐIỆP GIÁNG SINH VÀ PHÉP LÀNH URBI ET ORBI 2024 : CẦU MONG TIẾNG SÚNG HÃY IM BẶT !
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS