CÁC GIÁM MỤC TRUNG QUỐC TẠI THƯỢNG HỘI ĐỒNG: “CHÚNG TÔI HIỆP THÔNG”
Nhân khóa họp thứ hai của Thượng Hội đồng đang diễn ra tại Vatican vào tháng 10 năm 2024, hai giám mục Trung Quốc có mặt, Đức cha Giuse Yang Yongqiang (Dương Vĩnh Cường) và Đức cha Vinh-sơn Zhan Silu (Chiêm Tư Lộc), đã phát biểu tại hội trường Phaolô VI để mang lại lời chào mừng của các ngài.
“Giáo hội ở Trung Quốc cũng giống như Giáo hội Công giáo ở các quốc gia khác trên thế giới: chúng tôi thuộc cùng một đức tin, chúng tôi chia sẻ cùng một phép rửa và tất cả chúng tôi đều trung thành với Giáo hội Duy nhất, Thánh thiện, Công giáo và Tông truyền”. Chính với những lời này mà trong những ngày gần đây, Đức cha Giuse Dương Vĩnh Cường, giám mục Hàng Châu, thủ phủ tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, đã gửi lời chào mừng tới Thượng Hội đồng. Ngài là một trong hai giám mục Trung Quốc đại lục có mặt tại công việc đang diễn ra tại Vatican. Cùng tham gia với ngài có Đức cha Vinh-sơn Chiêm Tư Lộc, giám mục giáo phận Funing/Mindong ở tỉnh ven biển Phúc Kiến. Đây là lần thứ ba hai giám mục của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tham gia Thượng hội đồng: các lần trước diễn ra vào năm 2018 và 2023 (Thượng hội đồng về giới trẻ và khóa họp đầu tiên của Thượng hội đồng về tính hiệp hành). Trước khi ký thỏa thuận tạm thời giữa Tòa Thánh và chính phủ Trung Quốc vào tháng 9 năm 2018, không có giám mục nào từ Trung Quốc đại lục có thể tham gia vào các sự kiện này, cả trong Công đồng đại kết Vatican II, cũng như các Thượng hội đồng Giám mục kế tiếp.
Đức cha Dương Vĩnh Cường, sau khi nhắc lại những cuộc tham gia hiệp thông với Giáo hội hoàn vũ này, đã giải thích: “Chúng tôi tuân theo tinh thần Phúc Âm là “trở nên mọi sự cho mọi người”, chúng tôi tích cực thích nghi với xã hội, chúng tôi phục vụ nó, chúng tôi tuân theo đường hướng về việc Hán hóa đạo Công giáo và chúng tôi rao giảng Tin Mừng. Giáo hội Công giáo ở Trung Quốc đã bắt đầu tích cực trao đổi các chuyến viếng thăm với các cộng đồng Công giáo trên khắp thế giới dựa trên nguyên tắc bình đẳng, hữu nghị và tôn trọng lẫn nhau. Chúng tôi tiến hành trao đổi về các vấn đề như loan báo Tin Mừng và công việc mục vụ trong Giáo hội, các dịch vụ xã hội và nghiên cứu thần học; tích cực tham gia các cuộc gặp gỡ quốc tế và hoạt động cầu nguyện của các tôn giáo cho hoà bình; chúng tôi tìm cách trở thành “ánh sáng và muối” cho hòa bình thế giới và thúc đẩy một cộng đồng trong đó nhân loại có thể hưởng chung vận mệnh; và chúng tôi thúc đẩy sự phát triển với nhiều loại dự án khác nhau.” Đức Giám mục kết thúc bằng việc bảo đảm “chào đón các cộng đồng Công giáo và các nhóm tôn giáo từ tất cả các nước muốn đến thăm Giáo hội ở Trung Quốc”.
Về phần mình, Đức cha Chiêm Tư Lộc tập trung nhiều hơn vào lịch sử Kitô giáo ở Trung Quốc, nhắc lại gương mặt của tu sĩ Dòng Tên Matteo Ricci và “kinh nghiệm” của ngài nhằm “chuyển Tin Mừng Kitô giáo vào các thực hành khác nhau của đời sống con người”. Ngoài ra, ngài nói thêm rằng “sự phân định giữa những khác biệt văn hóa và nhu cầu giữ gìn tính xác thực của đức tin Kitô giáo là nguyên nhân gây nhầm lẫn cho các nhà truyền giáo ở Trung Quốc. Sự nhầm lẫn này đã dẫn đến cuộc tranh cãi nổi tiếng về nghi lễ, diễn ra ở giáo phận Mindong của tôi. Từ quan điểm lịch sử, một trong những lý do dẫn đến sự thất bại này là Giáo hội đã phớt lờ những khác biệt và sự bổ túc của các nền văn hóa nhân loại”.
Đức cha Chiêm Tư Lộc nói thêm: “Là một Giáo hội hiệp hành cam kết thực hiện sứ mạng truyền giáo, có nghĩa là tôn trọng và lắng nghe tiếng nói của các lịch sử, văn hóa và truyền thống khác nhau trên con đường tìm kiếm mục tiêu cuối cùng của nhân loại, là Thiên Chúa”. Trong số các vấn đề mà Giáo hội Trung Quốc phải đề cập bằng cái nhìn mới mẻ, Đức Giám mục kết luận: “làm thế nào quản lý những thách thức mà các cuộc hôn nhân hỗn hợp đặt ra đối với việc giáo dục các gia đình; làm thế nào thích ứng với luật pháp và quy định của địa phương; làm thế nào để giải quyết sự nhầm lẫn đang tồn tại trong giới giáo dân giữa tín ngưỡng bình dân và một số khía cạnh của văn hóa truyền thống. Giáo hội, trong thời đại mới này, đã được giao phó một nhiệm vụ biện phân mới mẻ, ngay cả khi tiếng nói của Chúa Thánh Thần luôn nhẹ nhàng và khó nhận ra. Chính vì lý do này mà việc khiêm tốn học hỏi từ kinh nghiệm lịch sử và hiện tại là một cách quan trọng để loan báo Tin Mừng, nghĩa là phân định con đường mới mà Chúa chỉ ra cho Giáo hội.”
————————————
Tý Linh chuyển ngữ
(nguồn : Andrea Tornielli –Vatican News)
Tags: Á-Châu, Andrea Tornielli, synode
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- ẤN BẢN MỚI CỦA SÁCH BÀI ĐỌC DÀNH CHO TANG LỄ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
- CARLO ACUTIS VÀ PIER GIORGIO FRASSATI SẼ ĐƯỢC PHONG THÁNH TRONG NĂM THÁNH
- ĐỨC PHANXICÔ: THIÊN CHÚA SẼ CÓ LỜI CUỐI CÙNG VỀ CUỘC CHIẾN Ở UCRAINA
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ LẦN THỨ 39 : TÔI XÂY DỰNG CUỘC SỐNG CỦA TÔI TRÊN NHỮNG NIỀM HY VỌNG NÀO ?
- SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN TO LỚN VỀ CÁC SỐ LIỆU CỦA CUỘC XUNG ĐỘT
- THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ VỀ VIỆC KÍNH NHỚ CÁC THÁNH, CHÂN PHƯỚC, ĐẤNG ĐÁNG KÍNH VÀ TÔI TỚ CHÚA CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: MỌI SỰ ĐỀU QUA ĐI, CHÚA KITÔ VẪN CÒN MÃI
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
- NICARAGUA: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BỊ TRỤC XUẤT ĐẾN GUATEMALA
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- Ở RÔMA, SỰ TRIỂN LÃM ĐÁNG KINH NGẠC VỀ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ NHỜ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
- ĐỨC TGM JUSTIN WELBY, NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU GIÁO HỘI ANH GIÁO, TỪ CHỨC
- NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO: ĐỨC PHANXICÔ SẼ DÙNG BỮA TRƯA VỚI 1.300 NGƯỜI NGHÈO
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO LẦN THỨ VIII (2024) : TRỞ THÀNH BẠN HỮU CỦA NGƯỜI NGHÈO