CÁC NỮ PHÓ TẾ TRONG NHỮNG THẾ KỶ ĐẦU TIÊN CỦA GIÁO HỘI LÀ AI?
Vấn đề về nữ phó tế thường xuyên được đưa ra trong các cuộc thảo luận trong Giáo hội Công giáo. Trong những thế kỷ đầu tiên của Giáo hội đã thực sự có những “nữ phó tế”. Nhưng chính xác đâu là vai trò của họ ?
Đức Giám mục Medard của Noyon (456-545) phong chức nữ phó tế cho Radegonde, vào thế kỷ VI.
Phó tế nữ? Câu hỏi này được đặt ra thường xuyên trong Giáo hội Công giáo, đến mức Đức Thánh Cha Phanxicô đã triệu tập hai ủy ban nghiên cứu về chủ đề này vào năm 2016 và 2020. Đặc biệt, là biện pháp được Công nghị Đức yêu cầu, và là suy tư đang được tiến hành tại Thượng hội đồng thế giới về tương lai của trong Giáo hội, việc phong chức phó tế nữ đã làm dấy lên những cuộc tranh luận về lịch sử và thần học. “Lúc đầu đã có các nữ phó tế. Nhưng đó có phải là một cuộc truyền chức thuộc bí tích hay không? “. Trên chuyến bay đưa ngài từ Bắc Macedonia trở về Rôma vào năm 2019, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tóm tắt bằng vài lời một suy tư đang diễn ra trong Giáo hội Công giáo, đặc biệt kể từ khi Công đồng Vatican II tái triển khai chức phó tế vĩnh viễn cho nam giới.
Trong những thế kỷ đầu tiên của kỷ nguyên Kitô giáo, quả thực có thừa tác vụ nữ phó tế vốn đã phát triển không đồng đều ở một số vùng. Vào giữa thế kỷ thứ III, thuật ngữ “nữ phó tế” xuất hiện rõ ràng trong một tài liệu Giáo hội ở phương Đông – không có dấu vết nào về nó ở phương Tây. Trước đó, thuật ngữ Hy Lạp “diakonos”, có nghĩa là “người phục vụ”, có thể đã được sử dụng trong một số tác phẩm về phụ nữ, nhưng theo nghĩa tổng quát.
Khoảng năm 240 sau Công nguyên, sách Giáo lý các Tông đồ xuất hiện, một tuyển tập phụng vụ-giáo luật chắc chắn không có tính chất chính thức, nhưng cho chúng ta biết về cơ cấu của một cộng đồng Kitô hữu thời đó. Như được mô tả trong một nghiên cứu rộng lớn về chức phó tế do Ủy ban Thần học Quốc tế (CTI) thực hiện, giám mục lúc đó đứng đầu một cộng đồng nhỏ mà ngài đặc biệt chỉ đạo với sự giúp đỡ của các phó tế nam và “phó tế nữ”. Trong sách Giáo lý các Tông đồ, các phó tế nữ được yêu cầu đối với “việc phục vụ của phụ nữ” trong khi các phó tế nam lo “nhiều việc cần thiết”.
Nếu nữ phó tế không bao giờ ban bí tích rửa tội, thì chính họ là người xức dầu cho thân thể phụ nữ, một thực hành ngày nay đã biến mất trong các lễ rửa tội. CTI khai triển các sứ mạng khác: “Nữ phó tế phải hướng dẫn các nữ tân tòng, thăm viếng các nữ tín hữu và đặc biệt là người bệnh tại nhà họ.”
Một vấn đề e thẹn?
Vào năm 2016, Đức Thánh Cha Phanxicô đã vắn tắt đề cập đến vai trò được cho là của các nữ phó tế bằng cách kể lại một giai thoại cho các nữ lãnh đạo của các cộng đoàn tu trì. Ngài kể với họ rằng một ngày nọ ngài đã gặp một nhà thần học người Syria “rất giỏi”, người đã giải thích cho ngài rằng, “vì phép lịch sự”, chính một người phụ nữ nên tiếp xúc với người nữ đã được rửa tội, chứ không phải một người nam. Vào thời đó, lễ rửa tội được thực hiện bằng cách dìm mình xuống nước. Và cần phải bảo vệ cái nhìn của hàng giáo sĩ nam khỏi sự sâu kín của phụ nữ.
Đức Phanxicô cũng nhớ lại một “điều lạ lùng” mà thần học gia người Syria đã nói với ngài: “Khi có một bản án hôn nhân vì người chồng đánh vợ và cô ấy đã đến khiếu nại với giám mục, thì các nữ phó tế có trách nhiệm quan sát những vết bầm tím để lại trên thân thể của người phụ nữ do bị chồng đánh và báo cho giám mục”. Ở đây một lần nữa, có lẽ sự e thẹn đòi hỏi phải sử dụng một nữ phó tế.
Các phụ nữ thành viên của hàng giáo sĩ
Vào hậu bán thế kỷ thứ IV, một nguồn thông tin quan trọng khác xuất hiện liên quan đến chức phó tế nữ. Được viết vào khoảng năm 380 ở Syria, các Tông hiến đưa ra một nghi thức dành cho các nữ phó tế. Người ta có thể đọc thấy : “Ôi giám mục, ngài sẽ đặt tay trên họ, trước sự chứng kiến của hàng linh mục, hàng phó tế nam và nữ phó tế nữ […]”.
Trong tài liệu này, việc đặt tay được dự tính đối với các giám mục, linh mục, phó tế nam cũng như đối với các phó tế nữ, “phụ phó tế” và “các thầy đọc sách”. Tất cả đều là thành phần của “hàng giáo sĩ”. CTI giải thích: “Khái niệm kleros được mở rộng cho tất cả những người thực hiện một thừa tác vụ phụng vụ, những người nhận được sinh kế từ Giáo hội và những người được hưởng lợi từ các đặc quyền dân sự mà luật pháp hoàng gia ban cho các giáo sĩ, đến nỗi các nữ phó tế là một phần của hàng giáo sĩ” .
Các Tông hiến còn quy định thêm rằng nữ phó tế “không ban phép lành và không làm bất cứ điều gì mà các linh mục và phó tế nam làm, nhưng họ canh cửa và hỗ trợ các linh mục trong lễ rửa tội cho phụ nữ, vì sự đoan trang”.
Vào thời điểm phổ biến những dòng này ở Syria, có một Olympe thành Constantinople (+ khoảng 410) nào đó. Người môn đệ này của Thánh Gioan Kim Khẩu chắc chắn là nữ phó tế nổi tiếng nhất hiện nay. Sách Tử đạo Rôma mô tả: “Vẫn còn trẻ khi mất chồng, bà đã dành phần đời còn lại của mình ở Constantinople cùng với những người phụ nữ thánh hiến cho Thiên Chúa, đến giúp đỡ người nghèo và hoàn toàn trung thành với Thánh Gioan Kim Khẩu, ngay cả khi ngài bị lưu đày”.
Về Constantinople, chúng ta biết rằng vào thế kỷ thứ VI, Hoàng đế Justinien đã giới hạn số giáo sĩ của Vương cung thánh đường Sainte – Sophie ở tổng số 425 thành viên, trong đó có 40 nữ phó tế. Phyllis Zagano và Cha Bernard Pottier giải thích trong một bài báo về chủ đề này : “Tuổi của những nữ phó tế này là 40 tuổi. Sự tiết dục của các giáo sĩ trưởng thành được áp đặt cho họ: họ sẽ là trinh nữ hoặc góa phụ chỉ một đời chồng”.
Từ sự phục vụ đến đời sống đan viện?
Qua các thế kỷ, chức năng nữ phó tế sẽ biến mất. Việc xức dầu cho toàn thân thể theo nghi thức rửa tội dần dần bị bỏ. Tương tự như vậy, việc rửa tội cho trẻ em đang dần trở nên phổ biến hơn. Sự hữu ích của một phục vụ đặc thù dành cho phụ nữ đã bị mất đi.
Ngoài ra còn có việc chuyển các nữ phó tế sang đời sống đan viện. CTI lưu ý rằng, ngay từ thế kỷ thứ IV, “lối sống của các nữ phó tế đã tương tự như lối sống của các nữ đan sĩ”. CTI cho biết thêm, ở phương Tây, “cho đến thế kỷ XIII, các nữ đan viện trưởng đôi khi được gọi là nữ phó tế. Nhưng đây là một chức danh không tương ứng với một thừa tác vụ.
Trong vùng này của Kitô giới, Giáo hội trước đó đã bác bỏ bất kỳ hình thức chức phó tế nữ nào. Vì vậy, “các công đồng Orange (441), Epaone (517) và Orléans (533) đều đi theo hướng xóa bỏ chức nữ phó tế,” nhà sử học về các tổ chức và đời sống tu trì, Philippe Annaert, lưu ý.
Một cuộc truyền chức thuộc bí tích hay không?
Ngày nay, có hai cách tiếp cận đối lập nhau liên quan đến bản chất của việc truyền chức cho những phụ nữ này trong các thế kỷ đầu tiên. Lối tiếp cận đầu tiên cho rằng các nữ phó tế được phong chức bằng việc đặt tay và nghi thức này thực sự có chiều kích bí tích. Lối tiếp cận thứ hai thì ngược lại, cho rằng chức phó tế nữ không bao giờ có thể tương đương với chức phó tế nam, rằng đó không phải là một bí tích, nhưng là một loại thừa tác vụ được thiết lập – như các thừa tác vụ giáo lý viên hoặc đọc sách ngày nay, vốn được mở ra cho giáo dân.
Đằng sau cuộc tranh luận này về bản chất của việc truyền chức phó tế nữ trong thời kỳ đầu của Kitô giáo là câu hỏi liệu một thừa tác vụ như vậy có thể quay trở lại với Giáo hội Công giáo ngày nay hay không.
Đối với câu hỏi cơ bản này, CTI muốn mang lại hai yếu tố để phân định. Đầu tiên, nó cho rằng không thể đánh đồng nữ phó tế với các nam phó tế của những thế kỷ đầu tiên của Giáo hội. Nhưng CTI đã không đóng cửa đối với Giáo hội khi tiến tới chức phó tế nữ một ngày nào đó, để cho quyền điều hành của Giáo hội tuyên bố một cách có thẩm quyền về vấn đề này.
Với Vatican II và sự đóng góp của các giáo hoàng liên tiếp nhau, đặc biệt là Đức Gioan Phaolô II và Đức Bênêđíctô XVI, đã có sự phân biệt thần học giữa các thừa tác vụ của các giám mục và linh mục, những người hành động “nhân danh Chúa Kitô là đầu” và chỉ có thể là nam giới, với các phó tế nam không có thừa tác vụ linh mục. Trong kết luận của mình, CTI nhắc lại rõ ràng sự phân biệt này. Đối với một số người, điều này để ngỏ một suy tư về cơ hội có chức phó tế cho nữ.
Là một chủ đề thần học-lịch sử phức tạp, chức phó tế nữ là đối tượng của một sự quan tâm đặc biệt của Thượng hội đồng về Tương lai của Giáo hội, do Đức Thánh Cha Phanxicô phát động vào năm 2021 và sẽ kết thúc vào tháng 10/2024. Trong khóa họp đầu tiên của Thượng Hội đồng ở Rôma, vấn đề chức phó tế nữ là một trong những vấn đề được các nghị phụ và nghị mẫu tranh luận nhiều nhất.
————————————
Tý Linh chuyển ngữ
(theo Aleteia)
Tags: Bí-tích, nữ giới, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 14. CÁC ƠN CỦA HIỀN THÊ. CÁC ĐẶC SỦNG, NHỮNG ƠN CỦA CHÚA THÁNH THẦN VÌ ÍCH CHUNG
- ẤN BẢN MỚI CỦA SÁCH BÀI ĐỌC DÀNH CHO TANG LỄ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
- CARLO ACUTIS VÀ PIER GIORGIO FRASSATI SẼ ĐƯỢC PHONG THÁNH TRONG NĂM THÁNH
- ĐỨC PHANXICÔ: THIÊN CHÚA SẼ CÓ LỜI CUỐI CÙNG VỀ CUỘC CHIẾN Ở UCRAINA
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ LẦN THỨ 39 : TÔI XÂY DỰNG CUỘC SỐNG CỦA TÔI TRÊN NHỮNG NIỀM HY VỌNG NÀO ?
- SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN TO LỚN VỀ CÁC SỐ LIỆU CỦA CUỘC XUNG ĐỘT
- THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ VỀ VIỆC KÍNH NHỚ CÁC THÁNH, CHÂN PHƯỚC, ĐẤNG ĐÁNG KÍNH VÀ TÔI TỚ CHÚA CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: MỌI SỰ ĐỀU QUA ĐI, CHÚA KITÔ VẪN CÒN MÃI
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
- NICARAGUA: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BỊ TRỤC XUẤT ĐẾN GUATEMALA
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- Ở RÔMA, SỰ TRIỂN LÃM ĐÁNG KINH NGẠC VỀ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ NHỜ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
- ĐỨC TGM JUSTIN WELBY, NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU GIÁO HỘI ANH GIÁO, TỪ CHỨC
- NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO: ĐỨC PHANXICÔ SẼ DÙNG BỮA TRƯA VỚI 1.300 NGƯỜI NGHÈO