CÁC SỐ LIỆU CỦA CIASE CÓ ĐÁNG TIN CẬY KHÔNG ?
Những số liệu của báo cáo của Ủy ban độc lập về tính dục trong Giáo hội (Ciase) đã khơi lên những nghi vấn nơi một số môi trường Công giáo trong những ngày qua.
Báo cáo Sauvé ước tính chừng 216 000 người đã là nạn nhân bạo lực tính dục của các linh mục hay tu sĩ từ năm 1950 đến năm 2020, và chừng 330 000 người đã bị bạo lực tính dục bởi một người có liên hệ với Giáo hội Công giáo.
Phép ngoại suy này, đạt được từ một cuộc khảo sát thống kê của Ifop được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Inserm vào năm 2020, nhanh chóng được chuyển thành những công thức rút ngắn trên các phương tiện truyền thông và nơi công luận là 216 000 nạn nhân « được xác định ». Với hậu quả là đã khơi dậy một số chỉ trích và nghi vấn nơi một số người Công giáo và trên các mạng xã hội. Đặc biệt là vì các nguồn khác được Ciase sử dụng đã cho ra những số liệu thấp hơn đáng kể : cuộc gọi lấy lời khai được đưa ra vào tháng 6/2019 đã cho phép ủy ban xác định 2738 nạn nhân ; và công việc điều tra trong kho lưu trữ (của Giáo hội, của Tòa án và các phương tiện truyền thông) đã cho phép tính 4800.
Chính xác là thế nào với chênh lệch hơn 200 000 người này ? Đó có phải là « những nạn nhân ma » ? Những số liệu này có bị thổi phồng không ?
+ Đâu là phương pháp luận của các cuộc khảo sát mà Ciase dựa vào ?
Trước tiên, báo cáo là rất rõ ràng rằng thật khó để so sánh các loại nguồn khác nhau. Tuy nhiên, cuộc khảo sát của Inserm tương ứng với các tiêu chí khoa học được sử dụng cho loại nghiên cứu này. Đó là một cuộc khảo sát dân số chung được thực hiện qua Internet trong hai tháng (từ 25/11/2020 đến 28/1/2021) với mẫu 28 010 người Pháp trưởng thành. Nghiên cứu này do Ifop thực hiện dưới sự hướng dẫn của Iserm đã dùng phương pháp hạn ngạch, tức là mẫu đã được chọn ra để trở thành đại diện nhất cho dân số Pháp : về giới tính, độ tuổi, các hạng mục nghề nghiệp xã hội, khu vực…
Trước khi thăm dò nhóm người được khảo sát về khả năng bị lạm dụng trong thời thơ ấu, Ifop đã hỏi họ về nơi chốn xã hội hóa của họ trong thời thơ ấu : họ có năng lui tới một trường học Công giáo, tham gia vào một phong trào giới trẻ Công giáo, một nhóm hướng đạo không ? Và nếu có, thì Công giáo, thế tục hay Tin Lành, Do Thái, Hồi giáo ?… Câu hỏi tiên quyết này sau đó giúp xác định số lượng các nạn nhân trong số những người đã năng lui tới Giáo hội Công giáo trong thời thơ ấu của mình. Theo Ciase, 1,2% người năng lui tới Giáo hội Công giáo trong thời thơ ấu của họ được cho là đã bị lạm dụng ở đó, trong đó 0,82% bởi một linh mục hay một tu sĩ.
+ Phép ngoại suy có đáng tin cậy không ?
Trong số 28 010 người được Inserm phỏng vấn, 2438 người cho biết họ từng bị lạm dụng vào thời thơ ấu. Và trong số những người này, 110 đàn ông và 8 phụ nữ cho biết họ đã là nạn nhân trong Giáo hội Công giáo. Phép ngoại suy được thực hiện từ 118 người này, dẫn đến ước tính khoảng 216 000 nạn nhân đối với Giáo hội trong số 51 triệu người trưởng thành ở Pháp, có đáng tin cậy không ?
Đối với cuộc khảo sát này, Inserm đã dựa vào một mẫu 28010 người Pháp trưởng thành đại diện cho dân số, điều này là « rất lớn so với các mẫu trung bình thăm dò ý kiến thường dựa trên mẫu 1000 người », Alice Debauche, nhà xã hội học ở Đại học Strasbourg, làm việc từ nhiều năm nay về vấn đề bạo lực tính dục, cho biết.
Mặt khác, « nếu chúng ta so sánh với các cuộc khảo sát dân số nói chung khác, trên một mẫu rộng lớn như vậy, thì chúng ta tìm thấy kết quả gần như tương tự về bạo lực tính dục trong dân số Pháp, điều mà xác định chất lượng của cuộc khảo sát của Inserm », Alice Debauche nhận xét. Chính bà cũng đã tham gia vào cuộc đại khảo sát nhân khẩu học xã hội được Ined thực hiện vào năm 2015 về « Bạo lực và quan hệ giới » (Virage). Cách tổng quát hơn, bà nêu rõ, đối với loại khảo sát này, « chúng ta không nói rằng những gì chúng ta đạt được là chính xác thực tế nhưng là một hình ảnh gần với thực tế ». Vả lại, báo cáo đã cẩn thận đặt lại các ước tính này trong khoảng cách tin cậy của chúng : do đó có một xác suất 95% rằng số nạn nhân của giáo sĩ và tu sĩ là từ 165 000 đến 270 000, và số nạn nhân của những người có liên hệ với Giáo hội trong khoảng cách từ 265 000 đến 396 000.
Mặt khác, kết quả có đuợc từ cuộc khảo sát của Inserm rõ ràng giống với kết quả được công bố bởi báo cáo Deetman ở Hà Lan – theo tên của người đứng đầu của nó, Wit Deetman, được Ciase thử nghiệm vào tháng 4/2019. Được công bố vào năm 2011, nghiên cứu này của Hà Lan là nghiên cứu duy nhất, cùng với nghiên cứu của Ciase ở Pháp, đã đưa ra một ước tính về số lượng nạn nhân, từ một cuộc khảo sát dân số chung (các ủy ban khác chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu tài liệu lưu trữ). Nó phân tích bạo lực tính dục xảy ra ở nước này từ năm 1945 đến năm 2010, từ một bảng câu hỏi trực tuyến được thực hiện với mẫu 35 000 người trưởng thành trên 40 tuổi. Theo báo cáo này, 1,7% dân số Hà Lan nói chung, trên 40 tuổi, được cho là bị lạm dụng trước tuổi 18 bởi một người có liên hệ với Giáo hội Công giáo.
+ Đâu là sự khác biệt với một cuộc thăm dò ý kiến ?
Nghiên cứu của Inserm cũng đáng tin cậy hơn chỉ là một cuộc thăm dò ý kiến đơn giản bởi vì các câu hỏi không dựa trên một ý kiến, nhưng trên các sự kiện. Cuộc khảo sát, ở câu hỏi số 11, đã hỏi những người được thăm dò liệu họ đã từng phải chịu một/những cuộc lạm dụng tính dục vào thời thơ ấu hay không, và nhiều câu hỏi sau đó, những lạm dụng này thuộc bất chất nào, bằng cách liệt kê ra nhiều chọn lựa có thể – sờ chạm vào các bộ phận kín của bạn, những sờ chạm khác, sự mút sinh dục nam, sự liếm sinh dục nữ, sự giao hợp hay cố gắng giao hợp (hậu môn hay âm đạo), sự phơi bày sinh dục, có hay không thủ dâm, lời nói, tin nhắn hay hình ảnh có tính chất nhục dục/khiêu dâm, những điều khác hay « không muốn trả lời ».
Đâu là tính đáng tin cậy của những cuộc khảo sát trực tuyến này ? Theo các nhà thăm dò, so với điện thoại, những câu hỏi được đặt ra qua Internet đảm bảo hơn cho sự diễn đạt của những người được phỏng vấn về những chủ đề nhạy cảm như bạo lực tính dục.
+ Làm thế nào để đảm báo tính trung thực của người trả lời ?
Không có bất cứ xác minh nào được thực hiện và luôn có thể có những câu trả lời sai. Nhưng, theo những người thăm dò ý kiến, những người đã làm việc về phương pháp luận của các cuộc khảo sát bằng bảng câu hỏi này từ những năm 1950 ở Pháp, tỉ lệ bịa chuyện là thấp. Hơn nữa, theo Alice Debauche, về chủ đề tế nhị như bạo lực tính dục, nguy cơ khai báo thiếu (trả lời không đang khi mình đã bị lạm dụng từ thời thơ ấu) vẫn quan trọng hơn nhiều so với nguy cơ khai báo quá mức. Mặc dù cuộc điều tra là ẩn danh, nhưng không phải tất cả các nạn nhân đều có thể nói, một số không thể hay không muốn quay lại với những vụ lạm dụng mà mình đã trải qua này.
Trên các mạng xã hội, một số người đã nghi vấn về ý hướng tốt lành của người trả lời nhưng những người trả lời này không biết về chủ đề này trước khi chấp nhận trả lời. Vì thế, người ta không thể nói rằng những người trả lời cuộc khảo sát đã tiên thiên muốn làm hại Giáo hội Công giáo.
+ Làm thế nào Ciase có được số lượng những người lạm dụng ?
Theo số liệu của Ciase, có được từ kho lưu trữ và từ những thông tin mà cuộc gọi lấy lời khai mang lại, số lượng những người lạm dụng trong số các linh mục và tu sĩ sẽ nằm trong biên độ « chạm đáy » từ 2900 đến 3200. Điều đó sẽ tương ứng với tỷ lệ từ 2,5 đến 2,8% số lượng giáo sĩ và tu sĩ tù năm 1950 đến nay (khoảng 115 000). Nếu chúng ta so sánh số lượng người xâm phạm này với số ước tính 216 000 nạn nhân, thì chúng ta đạt tới một con số rất cao nạn nhân bởi một người lạm dụng – từ 67 đến 74. Điều này có khả thi không ?
Trong số những thủ phạm lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên, người ta phân biệt nhiều hồ sơ, những người tái phạm nhiều lần, mà, trong một số trường hợp, đã có thể thực hiện hơn một trăm nạn nhân, và những người xâm phạm đã có thể hành động trên một hay hai nạn nhân, cách ngẫu nhiên, đôi khi trong lúc trầm cảm hay suy sụp trong cuộc sống của mình. Dù sao báo cáo Sauvé không chỉ ra tỷ lệ giữa các hồ sơ khác nhau. Một số nghiên cứu ở nước ngoài cho biết nạn nhân trung bình của mỗi kẻ xâm phạm trong Giáo hội là 25, những nghiên cứu khác còn vượt xa hơn. Nếu chúng ta lấy ví dụ về một linh mục, giám thị trong một trường nội trú Công giáo ở phương Tây, người mà « tất cả các học sinh lớp sáu đều phải ngang qua đó » theo lời khai của một nạn nhân, và đã tại vị từ năm 1955 đến 1977, thì số trẻ em bị lạm dụng gia tăng nhanh chóng lên vài trăm.
Thế nhưng, so với các tỷ lệ cao hơn nơi các nước khác – từ 4,4% đến 7,5% kẻ lạm dụng trong số các giáo sĩ và tu sĩ -, có nhiều khả năng nghĩ rằng nhiều kẻ xâm phạm đã không bao giờ có thể được xác định hay đếm được. Trong một số trường hợp, kẻ lạm dụng đã không bị báo cáo với Giáo hội – chỉ 4% nạn nhân đã thổ lộ tâm hồn cho một người nào đó trong Giáo hội -, trong những trường hợp khác, việc báo cáo đã không đưa đến việc mở hồ sơ. Trong những trường hợp khác nữa, hồ sơ này đã có thể bị hủy bỏ.
+ Việc phủ nhận về bạo lực tính dục có thông thường không ?
Mặc dù số lượng nạn nhân tương ứng với biên độ thấp của những ước tính của Inserm hơn, nhưng người ta vẫn sẽ ít nhất ở mức 150000 nạn nhân trên 70 năm. Người ta có thể luôn lập luận rằng một con số như thế sẽ không cao như con số được truyền thông trên các phương tiện truyền thông, tuy nhiên nó vẫn còn rất lớn….
Đối với Alice Debauche, những nghi vấn về những kết quả này, nói rộng ra, xuất phát từ thực tế rằng « những lập luận khoa học thường xuyên bị nghi vấn, càng hơn nữa khi chủ đề liên quan đến các vấn đề riêng tư hay danh tính. Việc phủ nhận về bạo lực tính dục là khá thông thường. Người ta không muốn tin vào những con số to lớn như thế vì điều đó giả thiết rằng chính người ta biết các nạn nhân. »
————–
Tý Linh
(theo Céline Hoyeau, nhật báo La Croix)
Tags: Pháp
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG
- BÁO CÁO CỦA HỘI THỪA SAI PARIS VỀ CÁC VỤ LẠM DỤNG TÌNH DỤC
- SỨ ĐIỆP CHO NGÀY THẾ GIỚI HÒA BÌNH 2025
- GIÁO HỘI ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 17. THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ NÓI : « XIN NGƯỜI NGỰ ĐẾN ! ». CHÚA THÁNH THẦN VÀ NIỀM HY VỌNG KITÔ GIÁO
- SỨ THẦN TÒA THÁNH TẠI PARIS NÓI VỀ LÝ DO TẠI SAO ĐỨC PHANXICÔ KHÔNG ĐẾN PARIS
- JOHN TRAYNOR, NGƯỜI ĐƯỢC PHÉP LẠ THỨ 71 Ở LỘ ĐỨC
- KINH TRUYỀN TIN LỄ ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI 2024: ĐẶT NIỀM HY VỌNG VÀO LÒNG THƯƠNG XÓT VÔ NGẦN CỦA THIÊN CHÚA
- BÀI GIẢNG CỦA ĐTC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI 2024
- ĐỨC PHANXICÔ CẦU CHÚC VIỆC MỞ LẠI NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS TRỞ THÀNH MỘT DẤU CHỈ NGÔN SỨ VỀ SỰ ĐỔI MỚI CỦA GIÁO HỘI PHÁP
- ĐỨC PHANXICÔ MỜI GỌI CÁC TÂN HỒNG Y HÃY LÀ NHỮNG NGƯỜI XÂY DỰNG SỰ HIỆP THÔNG VÀ HIỆP NHẤT