CÁC TẬT XẤU VÀ CÁC ĐỨC HẠNH Ở TRƯỜNG HỌC CỦA ĐỨC PHANXICÔ : ĐỨC CÔNG BẰNG VÀ SỰ BẤT CÔNG

Written by xbvn on Tháng Tám 24th, 2021. Posted in Giáo lý, Luân lý, Nhân bản, Thế Giới, Tý Linh

Trong cuốn sách trao đổi được thực hiện với linh mục Marco Pozza, tuyên úy nhà tù Pađua, Ý (Pape François, Vices et vertus. Entretiens avec Marco Pozza, Edb, juin 2021), Đức Phanxicô trở lại với bảy đức hạnh dẫn đến ơn cứu độ và bảy tật xấu tương ứng với bảy đức hạnh và đưa tới sự hư vong. Đức Thánh Cha giải thích : « Có những người đầy đức hạnh, có những người lắm tật xấu, nhưng đa số trong chúng ta là trộn lẫn đức hạnh và tật xấu ». « Một số người được ban cho một đức hạnh, nhưng có một điểm yếu. Bởi vì tất cả chúng ta đều dễ bị tổn thương ». Hôm nay, chúng ta dừng lại ở Đức Công bằng và sự bất công.

Thực thi nhân đức công bằng là khá phức tạp bởi vì nó luôn gắn liền với một người khác với chính mình, theo hoàn cảnh cụ thể của người đó. Công bằng hệ tại trả cho mỗi người, con người, cộng đồng hay xã hội, thiện ích thuộc về người đó. Công bằng đương nhiên và hầu như theo bản năng, là điều quan tâm đến con người nhất. Tuy nhiên, nó cũng thường bị sai lệch và ít được tuân thủ. Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích : « Trong mọi tội phạm, đều có một bên bị thiệt hại và hai bên đều bị tổn thương : mối liên hệ của người chịu trách nhiệm về sự việc tội phạm với nạn nhân của mình và mối liên hệ của chính người này với xã hội ». « Có một sự bất đối xứng giữa hình phạt và tội phạm, và việc thực hiện một điều xấu không biện minh cho việc đáp trả lại bằng một việc xấu khác. Vấn đề là thực thi công lý cho nạn nhân, chứ không phải hành quyết thủ phạm ».

Đức Phanxicô nói tiếp : trong cái nhìn Kitô giáo về thế giới, « mô hình cho công lý tìm thấy hiện thân hoàn hảo nơi đời sống của Chúa Giêsu, Đấng mà, sau khi bị đối xử khinh bỉ, và thậm chí bằng bạo lực dẫn Ngài đến cái chết, cuối cùng, trong sự Phục Sinh của Ngài, đã mang lại một sứ điệp hòa bình, tha thứ và hòa giải ». Đó là những giá trị khó đạt tới, nhưng cần thiết cho thiện ích của mọi người. Nếu lề luật và việc áp dụng nó là cần thiết, thì mỗi người, ở cấp độ riêng của mình, cũng cần phải suy nghĩ về cách thức hòa giải công lý với hòa bình và hòa giải. Chẳng hạn, trong môi trường nhà tù, điều đó ngang qua một suy tư đầy đủ hơn về việc tái hội nhập các tù nhân.

Một hình thức bất công khác được che giấu trong việc biến các tính từ chỉ phẩm chất thành các danh từ. Chẳng hạn, người ta thường nói « những người thất nghiệp », « các tù nhân », « những người ngoại kiều »… Phát biểu như thế tóm lại là nhốt một người đang sống trong một hoàn cảnh tạm thời, cấp bách hay lầm lỗi, một cách dứt khoát, và như thế đi đến chỗ « đóng đinh người đó và phẩm giá của họ ». Tuy nhiên, như Đức Thánh Cha nhắc nhớ cách chính xác, « không phải tính từ chỉ phẩm chất con người mà Chúa yêu thích, nhưng là chính con người ». « Dù chúng ta là tội nhân hay không, thì chính tình yêu của Thiên Chúa thực thi công lý. Sự gần gũi của  Thiên Chúa đã công chính hóa chúng ta, thánh Phaolô liên tục nói điều đó trong các Thư của mình. Chính tình yêu công chính hóa chúng ta, tình yêu mà vị thẩm phán nhìn con người này, mà không để mình bị quấy rối bởi các tính từ ». Có phải đó là một tội phạm không ? Đức Phanxicô nói tiếp : « Đó là một người con của Thiên Chúa, đó là người anh em của tôi, đó là một nhân vị ».

Tý Linh

(theo aleteia.org)

 

Tags: ,

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Mười Một 2024
H B T N S B C
« Th10    
  1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30