CÁC TẬT XẤU VÀ CÁC ĐỨC HẠNH Ở TRƯỜNG HỌC CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỨC KHÔN NGOAN VÀ SỰ NGU NGỐC

Written by xbvn on Tháng Tám 22nd, 2021. Posted in Giáo lý, Luân lý, Nhân bản, Thế Giới, Tý Linh

Trong cuốn sách trao đổi được thực hiện với linh mục Marco Pozza, tuyên úy nhà tù Pađua, Ý (Pape François, Vices et vertus. Entretiens avec Marco Pozza, Edb, juin 2021), Đức Phanxicô trở lại với bảy đức hạnh dẫn đến ơn cứu độ và bảy tật xấu tương ứng với bảy đức hạnh và đưa tới sự hư vong. Đức Thánh Cha giải thích : « Có những người đầy đức hạnh, có những người lắm tật xấu, nhưng đa số trong chúng ta là trộn lẫn đức hạnh và tật xấu ». « Một số người được ban cho một đức hạnh, nhưng có một điểm yếu. Bởi vì tất cả chúng ta đều dễ bị tổn thương ». Hôm nay, chúng ta dừng lại ở đức khôn ngoan và sự ngu ngốc.

Thuật ngữ “prudence” (khôn ngoan, thận trọng) thường được sử dụng bất cứ lúc nào: “Hãy thận trọng trên đường đi”, “Hãy thận trọng trong lời nói của bạn”, “Hãy khôn ngoan trong các chọn lựa của bạn”… Cách chính xác nó có nghĩa là gì? Sự khôn ngoan (thận trọng) là một đức tính để phục vụ các đức tính bản lề khác (công bằng, tiết độ, dũng cảm). Nó không chọn lựa mục đích của các hành động của chúng ta nhưng là phương tiện đạt tới mục đích. Nó lượng giá hoàn cảnh và tiếp đến thúc đẩy chúng ta chọn lựa đường lối hành xử tốt nhất để đạt tới các mục đích của chúng ta. Như thế, đức khôn ngoan khuôn đúc nên các đức tính luân lý khác. Nó mang lại cho người công bằng hành động cách công bằng, cho người dũng cảm hành động cách can đảm, cho người tiết độ vẫn làm chủ bản thân.

Đức khôn ngoan là một nhân đức quan trọng đối với người cai trị”, Đức Phanxicô nhấn mạnh trong sách của ngài. “Những người đam mê, và chúng ta cần có thể nói: “Bạn hãy dừng lại, và hãy suy nghĩ.” Thật không dễ dàng để khôn ngoan. Điều đó đòi hỏi suy nghĩ nhiều, cầu nguyện nhiều, nhưng, nhất là, đồng cảm nhiều. Đức Thánh Cha minh họa: ví dụ, “người vô trùng, tức là người không bao giờ bị nhơ bẩn, người rửa bằng chất khử trùng – không phải là người khôn ngoan thực sự”. Đức khôn ngoan đi đôi với sự cảm thông, đồng cảm đối với các hoàn cảnh, những con người, thế giới, các vấn đề. Sự cảm thông có nghĩa là “đau khổ với”. “Nếu bạn không thể đau khổ với người ta, thì bạn không có bất kỳ sự cảm thông nào và bạn sẽ không bao giờ khôn ngoan”. “Thật khó hiểu, nhưng đức khôn ngoan không chỉ là một nhân đức tính toán, ủng hộ hay chống đối, nhưng cũng là đức tính của tâm hồn”.

 Tật xấu tương ứng với đức khôn ngoan là sự ngu ngốc. Nó có nghĩa là “không muốn hay không thể lắng nghe Lời Chúa: kẻ ngu ngốc không để cho Lời Chúa đi vào (tâm hồn), nó không hiểu Lời Chúa, nó hiểu sai Lời Chúa”. “Chính Lời Chúa giải thoát chúng ta, và tật điếc này không còn chỗ cho tình yêu và tự do: sự ngu ngốc làm cho trở nên nô lệ của dối trá, nô lệ các thụ tạo thay vì bước theo Đấng Tạo Hóa.”

Tý Linh

(theo aleteia.org)

Tags: ,

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Một 2025
H B T N S B C
« Th12    
  1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31