CÁC THẦN HỌC GIA ĐỨC MUỐN HỦY BỎ VẠ TUYỆT THÔNG CỦA MARTIN LUTHER

Written by xbvn on Tháng Năm 25th, 2021. Posted in Thế Giới, Tý Linh

Nhân kỷ niệm 500 năm vạ tuyệt thông Martin Luther, nhà cải cách Tin Lành, vào năm 1521 bởi Đức Giáo hoàng Lêô X, nhóm thảo luận đại kết Đức Altenberg đã kêu gọi các nhà chức trách Công giáo và Tin Lành phái Luther rút lại vạ tuyệt thông lẫn nhau vào thời đó.

Nhóm thảo luận gồm 30 thần học gia người Đức thuộc hai tôn giáo đã đưa ra một bài biện hộ, có tựa đề « Sự hòa giải sau 500 năm », kêu gọi giới chức hai bên rút lại lời kết án lẫn nhau vào thời đó.

Được thiết lập vào năm 1999 gần Cologne, nhóm thảo luận đại kết Altenberg chủ yếu yêu cầu hủy bỏ sắc chỉ « Decet Romanum Pontificem » của Tòa Thánh công nhận vạ tuyệt thông tác giả của 95 luận đề, và cả việc người Tin Lành phải huỷ bỏ việc Luther gọi Đức Lêô X là « phản Kitô ».

« Lịch sử bi thảm, từng biến Martin Luther và Đức Giáo hoàng Lêô X thành những địch thủ bất khả hòa giải, vẫn còn đòi hỏi sự chú ý của chúng ta 500 năm sau các biến cố », nhóm Altenberg nhấn mạnh trong phần mở đầu của bản văn.

« Cơ sở của đức tin »

« Ngày nay, chúng ta phải công nhận rằng có khả năng nhìn mọi sự một các đúng đắn và thanh thản hơn. (…) Trong các cuộc đối thoại đại kết theo sau Công đồng Vatican II, càng ngày càng trở nên rõ ràng rằng những lời trách cứ này không còn được duy trì bởi phái Tin Lành Luther nữa », bản văn nêu rõ, trước khi nhắc lại những lời đề nghị chính yếu của các thập niên vừa qua : « Kết quả của các cuộc đối thoại này là, Martin Luther, ngày xưa bị buộc tội lạc giáo, có lẽ được hiểu đúng hơn như một « chứng nhân của Chúa Giêsu-Kitô », như đã được trình bày trong Tuyên ngôn của Ủy ban hỗn hợp Tin Lành Luther-Công giáo Rôma (1983) ».

Bản văn nhấn mạnh : « Vả lại, tuyên ngôn chung về học thuyết về sự công chính hóa (DCJ) năm 1999 đã soạn thảo sứ điệp về ơn cứu độ của Chúa Giêsu-Kitô như là cơ sở của đức tin vốn liên kết cách sâu xa không chỉ Tin Lành Luther và người Công giáo, nhưng còn sự hiệp thông trên thế giới của Tin Lành Mêthôđista, Tin Lành Cải Cách và Anh giáo ».

 Bản văn này còn khuyên thực hiện nhiều giai đoạn cho « hiện tại và tương lai của phong trào đại kết », trước hết có hai yêu cầu : một yêu cầu, trực tiếp gởi đến Đức Thánh Cha Phanxicô để sắc chỉ vạ tuyệt thông Luther không được áp dụng cho người Tin Lành hôm nay ; và yêu cầu kia, kêu gọi mục sư Musa Panti Filibus, Tổng Giám mục Nigiêria và là chủ tịch Liên đoàn Luther thế giới, tuyên bố rằng việc kết án các Đức Giáo hoàng như là « phản Kitô » không được áp dụng cho Giáo hoàng hiện nay.

Tuyên bố chung

Cuối cùng, bài biện hộ này kêu gọi Hội đồng Giám mục Đức và Giáo hội Tin Lành Đức công bố một « tuyên ngôn công khai chung », sám hối về các sự kiện của những năm 1500, nguồn gốc của những căng thẳng nghiêm trọng hỗ tương này. Như thế, họ « sẽ cho thấy mối ưu tư vượt qua các kết án trước đây và tránh rơi vào lại những bất đồng lẫn nhau, thậm chí là những kết án ».

Tý Linh

(theo nhật báo La Croix)

Tags:

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Mười Hai 2024
H B T N S B C
« Th11    
  1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30 31