CÁC TRƯỜNG CÔNG GIÁO : MỘT VĂN KIỆN MỚI LÀM RÕ CĂN TÍNH CỦA CHÚNG
Một Huấn thị mới của Bộ Giáo dục Công giáo đã được công bố hôm 29/3/2022. Nó nhắc lại tầm quan trọng của một hiệp ước giáo dục toàn cầu, cổ võ đối thoại giữa đức tin và lý trị, cũng như sự cộng tác giữa các trường học và gia đình. Nó cổ võ một nền giáo dục , một trường học mở ra, “một trường cho tất cả mọi người, đặc biệt cho những người yếu nhất”.
Giáo dục là một niềm đam mê luôn luôn được đổi mới : đó là nguyên tắc dùng làm cơ sở cho Huấn thị của Bộ Giáo dục Công giáo được công bố hôm 29/3, có tựa đề « Căn tính của trường học Công giáo vì một nền văn hóa đối thoại ». Một công cụ tổng hợp và thực tiễn dựa trên hai động lực : « Sự cần thiết ý thức rõ ràng hơn và sự mạch lạc của căn tính Công giáo của các cơ sở giáo dục của Giáo hội trên thế giới » và ngăn ngừa « xung đột và chia rẽ trong lĩnh vực thiết yếu của giáo dục ». Văn kiện này năm trong khuôn khổ hiệp ước giáo dục toàn cầu mà Đức Thánh Cha rất mong muốn, để Giáo hội, mạnh mẽ và hiệp nhất trong lãnh vực giáo dục, có thể thực hiện sứ mạng loan báo Tin Mừng và đóng góp vào việc xây dựng một thế giới huynh đệ hơn.
Giáo hội là Mẹ và Thầy
Trước tiên, được nhấn mạnh rằng Giáo hội là « Mẹ và Thầy » : hoạt động giáo dục của Giáo hội không phải là « một việc làm từ thiện », nhưng là một phần thiết yếu của sứ mạng của mình, vốn dựa trên một số nguyên tắc căn bản : quyền phổ cập giáo dục ; trách nhiệm của tất cả mọi người – trước tiên là của cac bậc cha mẹ, những người có quyền chọn lựa giáo dục cho con cái của mình cách tự do và theo lương tâm của mình, và tiếp đến là trách nhiệm của Nhà nước, vốn có bổn phận làm cho khả thi những chọn lựa giáo dục khác nhau trong khuôn khổ của luật pháp – bổn phận giáo dục là điểm đặc thù của Giáo hội, trong đó việc loan báo Tin Mừng và việc thăng tiến con người toàn diện liên kết chặt chẽ với nhau ; việc đào tạo ban đầu và liên tục của các giáo viên, để họ trở thành chứng nhân của Chúa Kitô ; sự cộng tác giữa cha mẹ và giáo viên và giữa trường học Công giáo và không Công giáo ; khái niệm về trường học Công giáo như một « cộng đồng » thấm nhuần tinh thần Tin Mừng về tự do và bác ái, vốn hình thành và mở ra cho tình liên đới. Cũng cần nhắc lại rằng « một nền giáo dục tính dục tích cực và khôn ngoan » là một yếu tố quan trọng mà các học sinh có thể nhận được nơi các cơ sở Công giáo.
Văn hóa chăm sóc
Trường học Công giáo cũng có sứ mạng giáo dục về « nền văn hóa chăm sóc », truyền đạt những giá trị dựa trên việc nhìn nhận phẩm giá của mỗi người, cộng đồng, ngôn ngữ, nhóm sắc tộc, tôn giáo, dân tộc và tất cả các quyền cơ bản phát xuất từ đó. Là « la bàn » đích thực cho xã hội, nền văn hóa quan tâm dạy cách lắng nghe, dấn thân đối thoại mang tính xây dựng và hiểu biết lẫn nhau.
Giáo dục về đối thoại và giáo dục đi ra
Trong cuộc đối thoại liên tục với toàn thể cộng đồng, các cơ sở giáo dục Công giáo không được là một mô hình khép kín, trong đó sẽ không có chỗ cho những ai không phải « hoàn toàn » Công giáo. Huấn thị cảnh giác thái độ này, bằng cách nhắc nhớ mô hình « Giáo hội đi ra » : « Chúng ta không được đánh mất nhiệt huyết truyền giáo để khép kín mình trong một hòn đảo và đồng thời chúng ta phải có can đảm làm chứng cho một « nền văn hóa » Công giáo mang tính phổ quát, bằng cách vun trồng một ý thức lành mạnh về căn tính Kitô của chúng ta ».
Làm rõ các thẩm quyền và luật pháp
Một điểm trọng tâm của văn kiện là sự cần thiết làm rõ các thẩm quyền, tuân theo nguyên tắc bổ trợ, và luật pháp. Có thể xảy ra rằng Nhà nước áp đặt cho các cơ sở công lập Công giáo những « hành xử không phù hợp » với tính khả tín về giáo lý và kỷ luật của Giáo hội, hay những chọn lựa chống lại quyền tự do tôn giáo và căn tính Công giáo của một trường học. Trong những trường hợp này, nên « thực hiện các biện pháp hợp lý để bảo vệ các quyền lợi của người Công giáo và của các trường học của họ, cả thông qua đối thoại với các nhà chức trách của Nhà nước cũng như qua việc nại đến các tòa án có thẩm quyền ».
Văn hóa và căn tính
Huấn thị kết luận bằng cách nhấn mạnh rằng « các trường học Công giáo vốn luôn đề nghị kết hợp nhiệm vụ giáo dục với việc loan báo rõ ràng Tin Mừng đã tạo nên một đóng góp có giá trị cho việc loan báo Tin Mừng cho nền văn hóa, ngay cả nơi những nước và các thành phố trong đó một hoàn cảnh không thuận lợi khuyến khích chúng ta chứng tỏ tính sáng tạo để tìm ra những con đường thích đáng », như Đức Thánh Cha Phanxicô đã giải thích vào năm 2019.
Tý Linh
(theo Vatican News)
Tags: Giáo-dục, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- THÔNG ĐIỆP GIÁNG SINH VÀ PHÉP LÀNH URBI ET ORBI 2024 : CẦU MONG TIẾNG SÚNG HÃY IM BẶT !
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS