CÁC TRƯỜNG NỘI TRÚ BẢN ĐỊA CANADA : ĐỨC PHANXICÔ XIN LỖI
Trong một tuyên bố lịch sử, Đức Thánh Cha Phanxicô, hôm 1/4/2022, đã xin lỗi các vị đại diện của những người bản địa Canada vì vai trò của Giáo hội Công giáo trong các trường nội trú ở Canada.
Sự phẫn nộ, sự xấu hổ, và cuối cùng là lời xin lỗi. Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhân danh Giáo hội Công giáo xin lỗi về những lạm dụng và những đối xử tồi tệ đã xảy ra trong các trường nội trú dành cho người bản địa ở Canada từ năm 1830 đến 1996.
« Tôi muốn cùng với các anh em Giám mục Canada xin lỗi anh chị em », Đức Thánh Cha tuyên bố. « Vì hành xử đáng trách của các thành viên này của Giáo hội Công giáo, tôi xin Chúa tha thứ, và tôi muốn nói với anh chị em từ tận đáy lòng mình : tôi thực sự xin lỗi », Đức Thánh Cha nhấn mạnh và đồng thời cũng gợi lên một « phản chứng của Tin Mừng ».
Bên cạnh những lời xin lỗi của ngài, được các cộng đồng người Canada chờ đợi trong nhiều năm, và kết thúc với chuyến viếng thăm đặc biệt của các đại diện người bản địa tại Vatican trong một tuần – Đức Giáo hoàng đã tiếp kiến họ bốn lần, trong một tuần – , Đức Thánh Cha đã thêm vào « sự phẫn nộ » và « sự xấu hổ » của ngài về những lạm dụng trong các trường nội trú. Những nơi mà ít nhất 5300 kẻ xâm hại tình dục đã thực hiện, và những điều kiện sống tồi tệ đã dẫn đến tỷ lệ tử vong cao lạ thường. Trong các trường học quá đông đúc được thông gió kém này, từ 3500 đến 10000 học sinh nội trú đã chết vì bệnh lao và bệnh cúm.
« Tôi đã chăm chú lắng nghe chứng từ của anh chị em trong những ngày trước và tôi đã mang chúng trong lời cầu nguyện của tôi », Đức Thánh Cha khẳng định. Những ngày mà Đức Thánh Cha đã hiểu rằng những người dân này đã chịu « một bi kịch ».
Bị kịch bị « nhổ tận gốc », Đức Thánh Cha nói tiếp và đồng thời đề cập đến việc các trường nội trú này do Giáo hội Công giáo điều hành theo yêu cầu của Nhà nước Canada, và mục tiêu là « hội nhập » người bản địa. « Các nền văn hòa và căn tính của anh chị em đã bị tổn thương », Đức Thánh Cha thừa nhận và đồng thời lên án việc « thực dân hóa » đã muốn xóa bỏ nền văn hóa bản địa.
Chính « não trạng thực dân » này mà Đức Thánh Cha đã quy cho « những lạm dụng khác nhau » mà người bản địa phải chịu, cách riêng « những đau khổ và thiếu thốn » gắn liền với mong muốn của một số người là « làm (cho người bản địa) mất đi căn tính và văn hóa của họ ». Những hành vi đã tạo nên « chấn thương giữa các thế hệ ».
Đức Thánh Cha nhấn mạnh : « Tôi cảm thấy xấu hổ vì vai trò mà những người Công giáo, những vị hữu trách Công giáo đã có trong tất cả những gì đã làm cho anh chị em bị tổn thương, trong các lạm dụng và thiếu tôn trọng đối với căn tính của anh chị em, văn hóa của anh chị em và ngay cả căn tính tinh thần của anh chị em ». « Tôi muốn nói với anh chị em rằng Giáo hội ở bên cạnh anh chị em và muốn tiếp tục bước đi với anh chị em ».
Trong bài phát biểu này, được theo sau bằng những điệu múa truyền thống, rồi những tràng pháo tay dài từ phía những người tham dự, Đức Thánh Cha cũng đã thông báo ý muốn đến Canada để mừng lễ Thánh Anna, cũng được người bản địa cử hành. Vì thế, chuyến tông du có thể sẽ diễn ra khoảng ngày 26/7.
Sau buổi tiếp kiến, nhiều vị đại diện của người bản địa đã công khai bày tỏ lời cảm ơn của mình. Bà Cassidy Caron, chủ tịch Hội đồng quốc gia Métis, đã khẳng định : « Những lời nói của Đức Giáo hoàng hôm nay mang tính lịch sử. Chúng là cần thiết. Giờ đây tôi chờ đợi chuyến viếng thăm của Đức Giáo hoàng đến Canada, nơi ngài sẽ có thể xin lỗi trước mặt những người còn sống sót và các gia đình ».
Bà cũng đã đề cập đến khoảnh khắc mà bà đã khám phá, trong bản văn được phân phát trong phòng Clêmentê, bốn từ này được ghi trên bản tịch tiếng Anh của bài phát biểu của Đức Thánh Cha : « I am very sorry » (« Tôi thực lòng xin lỗi »). Bà kể : « Tôi đã chỉ vào những từ đó, và đưa chúng cho người ngồi cạnh tôi xem, và cô ấy đã bật khóc. Tôi vô cùng xúc động vì tôi biết điều này quan trọng là thế nào đối với cô ấy, và những từ này quan trọng dường nào đối với những người còn sống sót của chúng tôi, một khi họ trở về nhà ».
Về phần mình, Đức cha William McGrattan, phó chủ tịch HĐGM Canada, tuyên bố : « Ước muốn của Giáo hội Canada là tiếp tục con đường chữa lành, sự thật và hòa giải này ». Một con đường mà trong những ngày này đã vượt qua được một giai đoạn lịch sử.
Tý Linh
(theo nhật báo La Croix)
Tags: Phanxicô-I, Văn hóa
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG
- BÁO CÁO CỦA HỘI THỪA SAI PARIS VỀ CÁC VỤ LẠM DỤNG TÌNH DỤC
- SỨ ĐIỆP CHO NGÀY THẾ GIỚI HÒA BÌNH 2025
- GIÁO HỘI ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 17. THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ NÓI : « XIN NGƯỜI NGỰ ĐẾN ! ». CHÚA THÁNH THẦN VÀ NIỀM HY VỌNG KITÔ GIÁO
- SỨ THẦN TÒA THÁNH TẠI PARIS NÓI VỀ LÝ DO TẠI SAO ĐỨC PHANXICÔ KHÔNG ĐẾN PARIS