CÁC VỤ LẠM DỤNG : ĐỨC BÊNÊĐÍCTÔ XVI BÀY TỎ SỰ XẤU HỔ, NỖI ĐAU ĐỚN VÀ CHÂN THÀNH XIN THA THỨ
Trong một bức thư gởi cho các tín hữu giáo phận Munich, Đức Bênêđíctô XVI nói về nạn ấu dâm trong Giáo hội, và đồng thời dùng chính những từ trong thánh lễ « lỗi tại tôi mọi đàng » : « Chính chúng ta đã bị kéo vào lỗi rất lớn này khi chúng ta không đương đầu với nó bằng quyết tâm và trách nhiệm cần thiết ».
Đức Bênêđíctô XVI đã lên tiếng, cách trực tiếp và cá nhân, về mối tương quan liên hệ đến những vụ lạm dụng trong giáo phận Munich và Freising, ở Đức, nơi ngài từng làm Tổng Giám mục gần 5 năm. Ngài lên tiếng trong một bức thư với cung giọng sám hối, chứa đựng « sự thú tội » cá nhân của mình, diễn tả « nỗi đau đớn đối với các cuộc lạm dụng và những lỗi lầm đã xảy ra trong thời gian nhiệm kỳ của tôi ở những nơi tương ứng ».
Trong phần đầu tiên của bức thư, ngài nói rằng đã trải qua « những ngày xét mình và suy nghĩ » sau khi báo cáo được công bố. Ngài cảm ơn nhiều người đã bày tỏ sự gần gũi đối với ngài cũng như những người đã cộng tác với ngài để đọc báo cáo và chuẩn bị câu trả lời cho ủy ban. Như ngài đã từng làm trong những ngày gần đây, một lần nữa ngài xin lỗi vì sai lầm hoàn toàn không cố ý liên quan đến sự hiện diện của ngài ở cuộc họp ngày 15/1/1980 trong đó đã quyết định đón tiếp vào giáo phận một linh mục cần phải được chăm sóc. Ngài cũng nói rằng ngài « đặc biệt biết ơn vì sự tin tưởng, sự nâng đỡ và lời cầu nguyện mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ cách cá nhân với ngài ».
Trong phần hai của bức thứ, Đức Bênêđíctô XVI cho biết được đánh động bởi sự kiện rằng mỗi ngày Giáo hội đặt ở trung tâm mỗi cử hành thánh lễ, « lời thú nhận tội lỗi của chúng ta và lời cầu xin ơn tha thứ. Chúng ta cầu xin công khai với Thiên Chúa hằng sống tha thứ tội lỗi của chúng ta, tội lỗi to lớn của chúng ta ». Ngài nói rằng từ « ‘maxima’ (to lớn) không có cùng một quy chiếu mỗi ngày. Nhưng mỗi ngày, nó hỏi tôi liệu cả hôm nay nữa, tôi sẽ không nên nói về một tội lỗi lớn lao hay không. Và nó nói với tôi một cách an ủi rằng, bất kể lỗi nặng nề của tôi hôm nay là gì, Chúa vẫn tha thứ cho tôi, nếu với lòng chân thành tôi để cho mình được Người xem xét và nếu tôi thực sự sẵn lòng thay đổi bản thân ».
Tiếp đến, Đức Bênêđíctô XVI gợi lên cuộc nói chuyện của ngài trực tiếp với các nạn nhân bị các giáo sĩ lạm dụng. « Trong tất cả các cuộc gặp gỡ của tôi với các nạn nhân lạm dụng tính dục do các linh mục thực hiện, đặc biệt trong nhiều chuyến tông du của tôi, tôi đã thấy tận mắt những hậu quả của một tội lỗi rất lớn và tôi đã học biết để hiểu rằng chính chúng ta đã bị kéo vào lỗi rất lớn này khi chúng ta khi chúng ta bỏ qua nó hay khi chúng ta không đương đầu với nó bằng quyết tâm và trách nhiệm cần thiết, như đã và đang xảy ra quá thường xuyên ».
Ngài tuyên bố : « Cũng như trong các cuộc gặp gỡ này, một lần nữa, tôi chỉ có thể bày tỏ với tất cả các nạn nhân lạm dụng tính dục sự xấu hổ của tôi, nỗi đau buồn to lớn của tôi và lời cầu xin tha thứ chân thành của tôi ». « Tôi đã có trách nhiệm lớn lao trong Giáo hội Công giáo. Nỗi đau của tôi càng lớn hơn nhiều đối với các cuộc lạm dụng và những lỗi lầm đã xảy ra trong thời gian nhiệm kỳ của tôi ở những nơi tương ứng. Mỗi trường hợp lạm dụng tính dục đều kinh khủng và không thể đền bù được. Đối với các nạn nhân lạm dụng tính dục, tôi xin gởi lời cảm thông sâu xa nhất của tôi và tôi lấy làm tiếc cho mỗi trường hợp này ».
Tiếp đến, Đức Bênêđíctô XVI nói rằng ngài luôn hiểu nhiều hơn « sự ghê tởm và nỗi sợ hãi mà Chúa Kitô đã trải qua trên Núi Ôliu khi Người đã thấy tất cả những điều kinh khủng mà Người sẽ phải vượt qua cách nội tâm. Sự kiện vào lúc đó các môn đệ đã ngủ thật không may biểu hiện hoàn cảnh đang được tái hiện hôm nay và tôi cũng cảm thấy bị chất vấn. Vì thế, tôi chỉ có thể cầu xin Chúa, tất cả các thiên thần và các thánh, và anh chị em cầu nguyện cho tôi trước tòa Chúa là Thiên Chúa chúng ta ».
Đức Bênêđíctô XVI kết thúc bức thư của mình bằng những từ này : « Tôi sẽ sớm thấy mình trước vị thẩm phán cuối cùng của đời tôi. Cho dù tôi có nhiều lý do để e ngại và sợ hãi khi tôi nhìn lại quãng đường đời dài của mình, tuy nhiên tôi vẫn hạnh phúc vì tôi có niềm tin vững chắc rằng Chúa không chỉ là vị thẩm phán công minh, nhưng đồng thời là người bạn và người anh đã chịu đau khổ vì những khuyết điểm của tôi và với tư cách là thẩm phán, Người đồng thời là Đấng biện hộ (Paraclet) cho tôi. Đến giờ phán xét, ơn làm người Kitô hữu trở nên rõ ràng đối với tôi. Làm Kitô hữu mang lại cho tôi sự quen biết, còn hơn nữa, tình bạn với vị thẩm phán của đời tôi và cho phép tôi vượt qua cánh cửa bóng tối sự chết cách tin tưởng ».
Một phụ lục ngắn gồm ba trang được kèm theo bức thư của Đức Bênêđíctô XVI, được viết bởi bốn chuyên viên pháp luật – Stefan Mückl, Helmuth Pree, Stefan Korta và Carsten Brennecke – những người đã từng tham gia vào soạn thảo 82 trang trả lời cho những câu hỏi của ủy ban. Những câu trả lời này, được đính kém với báo cáo về các vụ lạm dụng ở Munich, đã từng khơi lên cuộc tranh cãi và chứa đựng lỗi sao chép, dẫn đến lời khẳng định rằng Đức Tổng Giám mục Joseph Ratzinger đã vắng mặt tại cuộc họp trong đó đã đưa ra quyết định tiếp nhận một linh mục đã có tội lạm dụng.
Trong các câu trả lời mới, các chuyên viên tái khẳng định rằng Đức Hồng y Ratzinger, khi ngài tiếp nhận linh mục vốn cần phải được chăm sóc ở Munich, đã không biết rằng linh mục đó đã là một kẻ săn mồi tình dục. Và trong cuộc họp vào tháng 1/1980, lý do linh mục này phải được chăm sóc đã không được đề cập, cũng như người ta chưa quyết định cho linh mục này tham gia vào hoạt động mục vụ. Các tài liệu xác nhận những lời nói của ĐHY Ratzinger.
Lý do của sự sai lầm này liên quan đến sự hiện diện – lúc đầu bị ĐHY Ratzinger phủ nhận – được nêu chi tiết sau đây : chỉ giáo sư Stefan Mückl đã được phép xem phiên bản điện tử của hồ sơ điều tra, mà không thể sao lưu, in hay sao chụp tài liệu. Trong giai đoạn soạn thảo sau đó, Stefan Korta đã vô tình mắc lỗi sao chép khi ghi rằng Đức Joseph Ratzinger đã vắng mặt ngày 15/1/1980. Sai lầm sao chép này vì thế không thể được gán cho Đức Bênêđíctô XVI như là một lời tuyên bố sai có ý thức hay một « lời nói dối ». Vả lại, vào năm 2010, nhiều bài báo, chưa bao giờ phủ nhận, đã nói về sự hiện diện của ngài trong buổi họp này và chính ngài, trong cuốn tiểu sử do Peter Seewald viết, được công bố vào năm 2020, khẳng định đã có mặt.
Các chuyên viên khẳng định rằng không có bất kỳ trường hợp nào được phân tích trong báo cáo, Đức Ratzinger đã biết được các vụ lạm dụng tính dục được thực hiện hay bị nghi ngờ thực hiện bởi các linh mục. Tài liệu không cung cấp bất cứ bằng chứng trái ngược nào và, quả thật, khi trả lời các câu hỏi cụ thể về điểm này trong cuộc họp báo, chính các luật sự, tác giả của báo cáo, đã tuyên bố họ phỏng đoán rằng có lẽ Đức Joseph Ratzinger đã biết, nhưng lời khẳng định này đã không được chứng thực bằng các lời chứng hay tài liệu.
Sau cùng, các chuyên viên phủ nhận rằng các câu trả lời mà họ đã viết nhân danh Đức Bênêđíctô XVI đã giảm nhẹ tính nghiêm trọng của hành vi phơi bày cơ thể của một linh mục. « Trong bản trình bày, Đức Bênêđíctô XVI đã không giảm nhẹ hành vi phơi bày cơ thể, nhưng đã kết án nó cách minh nhiên. Cụm từ được sử dụng làm bằng chứng cho việc giảm nhẹ chứng phơi bày cơ thể đã ra khỏi ngữ cảnh ». Trong câu trả lời của mình, Đức Bênêđíctô XVI đã gọi các vụ lạm dụng, bao gồm cả chứng phơi bày cơ thể, là « kinh khủng », « tội lỗi », « đáng trách về mặt luân lý » và « không thể đền bù được ». Trong phần đánh giá của giáo luật, « người ta chỉ đơn giản chỉ ra rằng, theo giáo luật có hiệu lực lúc đó, theo ý kiến của các cố vấn giáo luật, chứng phơi bày cơ thể không phải là một tội phạm của giáo luật, bởi vì quy phạm hình sự thích đáng đã không bao gồm, trong trường hợp đặc biệt này, một hành vi thuộc loại đó ».
Bản phụ lục, được ký bởi bốn cố vấn pháp lý và Đức Bênêđíctô XVI đảm nhận trách nhiệm, như thế đóng góp vào việc làm sáng tỏ những gì phát xuất từ tâm trí và trái tim của Đức Joseph Ratzinger, và những gì là kết quả của các nghiên cứu của các cố vấn của ngài. Đức Bênêđíctô XVI tái khẳng định rằng ngài đã không biết các cuộc lạm dụng do các linh mục thực hiện trong thời gian ngài làm Giám mục của Munich. Nhưng quan những lời lẽ khiêm tốn và Kitô hữu sâu xa, ngài xin lỗi về « lỗi lầm rất to lớn » của các vụ lạm dụng và về những sai lầm, đặc biệt đã xảy ra trong nhiệm kỳ của ngài.
Tý Linh
(theo Vatican News)
Tags: Bênêđíctô XVI
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG