CÁC GIÁM MỤC ANH : « NGƯỜI XIN TỴ NẠN KHÔNG PHẢI LÀ HÀNG HÓA »
Quyết định của Luân Đôn gởi trả lại những người di cư Rwanda đến Anh bất hợp pháp đã gây ra phản ừng từ các Giám mục Anh quốc và Xứ Wales. Các ngài cho rằng một kế hoạch như thế « không giải quyết được gì », và nhắc lại lối tiếp cận của Đức Phanxicô : « Đón tiếp, bảo vệ, thăng tiến và hội nhập ».
Biểu tình phản đối kế hoạch trục xuất người di cư ở Luân Đôn ngày 13/6/2022
Kế hoạch gây tranh cãi của chính phủ Anh đã khơi lên sự phẫn nộ của các Giám mục. Các ngài đã lên tiếng hôm 14/6, trong một thông điệp được ký bởi Đức cha Paul McAleenan, Giám mục phụ tá giáo phận Westminster, đặc trách vấn đề di dân của Hội đồng Giám mục Anh quốc và Xứ Wales.
« Một kế hoạch phản tác dụng »
Đức Cha cho rằng, khi quyết định trục xuất cưỡng bức về Rwanda những người đã tìm cách tỵ nạn ở Anh, Luân Đôn đã « minh họa một cách đáng xấu hổ những gì mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã gọi là « mất ý thức trách nhiệm đối với anh chị em của chúng ta mà mọi xã hội dân sự đều được xây dựng trên đó » ». « Kế hoạch này sẽ chỉ làm tăng thêm khó khăn cho những người hy vọng một sự khởi đầu mới, và nó không có tác dụng giải quyết các vấn đề vốn thúc đẩy người ta rời bỏ nhà cửa của mình ».
Chính phủ Anh muốn ngăn chặn các hành vi vượt eo biển Manche bất hợp pháp, vốn không ngừng gia tăng bất chấp những lời hứa lặp đi lặp lại để kiểm soát nhập cư kể từ Brexit. Sau nhiều kháng nghị cá nhân khác nhau, chuyến bay được thuê đặc biệt đến Rwanda với giá hàng trăm ngàn Euro và dự kiến vào tối ngày 14/6 có nguy cơ cất canh gần như trống không. Theo hiệp hội Care4Calais, dự kiến chỉ có 7 người di cư trong khi ban đầu các nhà chức tranh dự định gởi tới 130 người (người Iran, Irắc, Albani hay Syria).
Chính phủ Anh thể hiện quyết tâm của mình, bất chấp những lời chỉ trích đang gia tăng. « Sẽ có những người trên các chuyến bay này và nếu họ không ở trên chuyến bay này, thì họ sẽ ở trên chuyến tiếp theo », bà Liz Truss, Bộ trưởng ngoại giao Anh, phát biểu trên Sky News. « Những gì thực sự quan trọng, đó là thiết lập nguyên tắc » và « phá vỡ mô hình kinh tế của những kẻ khủng khiếp này, những kẻ buôn người gặp nạn này ».
Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết : « Chúng tôi sẽ không bị ngăn trở hay gây phiền toái bằng bất cứ cách nào trước một số chỉ trích ». Các kháng nghị mới của các cá nhân vẫn đang được chờ đợi, trong khi dự kiến sẽ có một cuộc xem xét chi tết về tính hợp pháp của biện pháp này vào tháng Bảy.
Bảo vệ phẩm giá của mỗi nhân vị
« Tội phạm bị đánh bại bằng cách đối đầu với thủ phạm, chứ không phải bằng các trừng phạt nạn nhân », các Giám mục Anh khẳng định. « Việc di cư là một vấn đề phức tạp, nhưng nó không được giải quyết bằng cách giao vai trò và trách nhiệm của mình cho các nước khác ».
« Dù chuyến bay đến Rwanda có cất canh hôm nay hay không, chúng tôi cũng thấy mình trong một hoàn cảnh mới. Chúng tôi nhấn mạnh các mạnh hơn về sự kiện rằng người xin tỵ nạn không phải là hàng hóa để trục lợi, cũng không phải là những vấn đề bị từ chối và trục xuất bởi chính phủ », Đức cha McAleenan tiếp tục nhấn mạnh.
Ngài nhắc lại rằng « phẩm giá bẩm sinh của mỗi nhân vị, được tạo dựng theo hình ảnh và giống như Thiên Chúa. Đức tin Kitô giáo của chúng ta đòi hỏi chúng ta đáp ứng cách quảng đại những người xin tỵ nạn mà phẩm giá của họ phải được che chở và bảo vệ ».
Kết thúc thông điệp của mình, ngài kêu gọi theo đuổi « bốn động từ mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề nghị trong lối tiếp cận của chúng ta đối với người di cư và tỵ nạn : « đón tiếp, bảo vệ, thăng tiến và hội nhập » ».
Một sự « hổ thẹn » đối với Giáo hội Anh giáo
Kế hoạch trục xuất này cũng khơi dậy sự phẫn nộ nơi Giáo hội Anh giáo. « Chính sách phi luân này bao trùm Vương quốc Anh với sự xấu hổ », các vị lãnh đạo tinh thần của Giáo hội Anh giáo, trong đó có Đức Tổng Giám mục Justin Welby của Canterbury ; Đức Tổng Giám mục Stephen Cottrell, của York, và 23 Giám mục khác, đã nhấn mạnh như thế trong một lá thư được công bố hôm 14/6/2022, bởi nhật báo The Times. Các ngài khẳng định : « Di sản Kitô giáo của chúng ta nên thúc giục chúng ta đối xử với người xin tỵ nạn cách trắc ẩn, bình đẳng và công bằng ».
Những phê bình bị bác bỏ bởi bà Bộ trưởng Liz Truss. « Chính sách của chúng tôi hoàn toàn hợp pháp. Nó hoàn toàn đạo đức », bà khẳng định và đồng thời đảm bảo rằng Rwanda là « một nước an toàn ». « Những người phi luân trong trường hợp này là những kẻ buôn người ».
Theo thỏa thuận với Kigali, ban đầu Luân Đôn sẽ cung cấp tài chính cho hệ thống với số tiền 120 triệu bảng Anh. Chính phủ Rwanda nói rõ rằng họ sẽ đề nghị cho người di cư khả năng « định cư cách lâu dài ».
Tý Linh
(theo Vatican News)
Tags: Di dân, Giáo-Hội-&-Nhà-Nước, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- NGUỒN GỐC LỄ CÁC THÁNH NAM NỮ VÀ LỄ CẦU CHO CÁC TÍN HỮU ĐÃ QUA ĐỜI
- BÉN RỄ SÂU VÀ LỮ HÀNH ĐỂ LOAN BÁO TIN MỪNG
- “LUCE”, VATICAN GIỚI THIỆU LINH VẬT CHO NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 11. «NGÀI ĐÃ XỨC DẦU CHO CHÚNG TA VÀ ĐÃ ĐÓNG ẤN TÍN TRÊN CHÚNG TA». BÍ TÍCH THÊM SỨC, BÍ TÍCH CỦA CHÚA THÁNH THẦN
- BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN ĐẦU TIÊN CỦA ỦY BAN GIÁO HOÀNG VỀ BẢO VỆ TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
- DILEXIT NOS: “LINH ĐẠO LIÊN QUAN SÂU XA ĐẾN TÂM HỒN CON NGƯỜI”
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC PHANXICÔ ĐỊNH HÌNH GIÁO HỘI NGÀY MAI
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXX THƯỜNG NIÊN NĂM B : CHÚA GIÊSU ĐẾN GẦN CHÚNG TA NƠI NHỮNG NGƯỜI NGHÈO
- CHÚA NHẬT XXX THƯỜNG NIÊN NĂM B – BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ BẾ MẠC THƯỢNG HỘI ĐỒNG VỀ TÍNH HIỆP HÀNH : ĐỪNG NGỒI YÊN MÀ LOAN BÁO TIN MỪNG
- NGAI TÒA CỦA THÁNH PHÊRÔ ĐƯỢC TRƯNG BÀY TẠI VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG Ở VATICAN
- VIDEO TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ BẾ MẠC THƯỢNG HỘI ĐỒNG
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC PHANXICÔ ĐƯA GIÁO HỘI VÀO THIÊN NIÊN KỶ THỨ BA
- “VĂN HÓA LẮNG NGHE TRONG THƯỢNG HỘI ĐỒNG NÀY LÀ MỘT ÂN HUỆ TUYỆT VỜI”
- ĐỨC PHANXICÔ THÔNG BÁO : MỘT THƯỢNG HỘI ĐỒNG KHÔNG CÓ TÔNG HUẤN
- TÍNH HIỆP HÀNH, MỘT SỰ HOÁN CẢI ĐỂ TRỞ NÊN TRUYỀN GIÁO HƠN
- “DILEXIT NOS”: CÁC TRƯỜNG PHÁI TU ĐỨC PHÁP ĐƯỢC VINH DANH TRONG THÔNG ĐIỆP MỚI
- LAURENT LANDETE: THÔNG ĐIỆP DILEXIT NOS LÀ “MỘT LIỆU PHÁP CHỐNG LẠI MỌI ĐAU KHỔ, MỌI THIẾU SÓT TRONG TÌNH YÊU”
- “DILEXIT NOS”: MỘT CUNG GIỌNG MỚI
- “DILEXIT NOS”: TẠI SAO ĐỨC PHANXICÔ QUAN TÂM ĐẾN THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU
- MỘT TRÁI TIM THAY ĐỔI THẾ GIỚI