CÁCH THỨC CỬ HÀNH, DẤU CHỈ CỦA Ý THỨC MÀ LINH MỤC CÓ VỀ CĂN TÍNH CỦA MÌNH
« Đời sống và thừa tác vụ linh mục là sự tiếp nối đời sống và hành động của chính Chúa Kitô. Căn tính của chúng ta, phẩm giá đích thực của chúng ta, nguồn vui của chúng ta, và niềm xác tín của chúng ta về cuộc sống nằm ở đó ».
Những lời này, được thuật lại trong Tông huấn hậu Thượng hội đồng của Đức Gioan-Phaolô II về việc đào tạo linh mục trong hoàn cảnh hiện nay (Pastores dabo vobis, số 18), trình bày một tổng hợp đẹp đẽ, hữu hiệu và mang dấu ấn một sự kinh ngạc thán phục biết ơn, về ý thức mà Giáo Hội có về phẩm giá của linh mục. Và thậm chí còn hơn thế. Chúng đề nghị cho mỗi linh mục một thứ gương trong đó ngài có thể vui sướng chiêm ngắm căn tính của mình để làm cho nó sống động hơn, nhất là nhờ việc cử hành phụng vụ.
Quả thế, chính hành vi phụng vụ cho thấy cách đặc biệt thực tại thâm sâu và lôi cuốn nhất của chức tư tế thừa tác : là hình ảnh sống động và trong suốt của Chúa Kitô Linh Mục. Suy tư thần học đã làm nên một công thức rất hàm súc để mô tả thực tại này : « in persona Christi » (« nhân danh / hiện thân của Chúa Kitô »). Linh mục hành động trong con người của Chúa Kitô, ngài « được sống bởi Chúa Kitô » trong việc thực thi các hành vi của thừa tác vụ phụng vụ và bí tích.
Từ đó phát xuất tầm quan trọng của cách thức mà chúng ta cử hành : nó cho thấy ý thức mà linh mục có về căn tính của mình và đồng thời giúp cho ngài « ở lại » bên trong căn tính này, đổi mới nó và đào sâu nó, đồng hình đồng dạng với nó bằng một cường độ luôn luôn lớn lao hơn.
Một vài ví dụ liên quan đến cử hành Thánh Lễ có thể giúp hướng đến một sự hiểu biết sâu xa hơn về những gì chúng ta muốn nhấn mạnh.
Linh mục cho thấy ý thức mà ngài có về chính mình từ phòng thánh : qua thái độ cầu nguyện mà ngài chuẩn bị cho việc cử hành, qua ý thức thờ phượng mà ngài khoác lấy những phẩm phục thánh, qua sự chọn lựa cẩn thận mà ngài thực hiện đối với những phẩm phục này tùy theo vẻ đẹp và phẩm giá của chúng. Tất cả là một dấu chỉ hùng hồn của việc bước vào trong một thừa tác vụ vốn cất đi tính chủ quan của linh mục và dẫn ngài vào hành vi của Chúa Kitô Linh Mục mà tính chủ quan này được phó thác.
Linh mục cho thấy ý thức mà ngài có về căn tính của mình trong suốt Phụng Vụ Lời Chúa : trước tiên, ngài là người chăm chú lắng nghe Lời Chúa trong sự tĩnh lặng của tâm hồn ; rồi ngài là một người phục vụ khiêm tốn khi truyền lại một lời vốn không phải là của ngài nhưng là của Chúa Kitô và của Giáo Hội và ngài phải, chính vì lý do này, công bố cách nguyên vẹn, không sợ hãi hay không có những can thiệp cá nhân nhưng cách can đảm và bảo đảm, với chính Con Tim rất trìu mến của Chúa Giêsu.
Thế nhưng, đặc biệt chính khi bước vào Phụng Vụ Thánh Thể mà linh mục cho thấy ý thức ngài có về những gì ngài chuẩn bị sống. Trong khi ngài phó thác cuộc sống cho Chúa Cha, như hy lễ vì phần rỗi của thế gian, khi lớn lên nơi ngài ý thức sống động về những tâm tình của Chúa Kitô, thì ở đó những cử chỉ và lời nói của ngài thủ đắc một chiều sâu độc nhất và một sự vang vọng nội tâm trong một nghĩa bi kịch nào đó. Quả thế, có thể nói, linh mục được chiếm ngự bởi cuộc Thương khó của Chúa Giêsu, bởi sự đau nhói vì tội lỗi thế gian, bởi ước muốn thống thiết hoàn toàn hiến thân vì phần rỗi mọi người.
Khi cử hành các mầu nhiệm thánh, linh mục biết rằng ngài không phải là diễn viên chính : Diễn Viên Chính đích thực và cao cả là một Đấng Khác, mà ngài được mời gọi mở rộng của tâm hồn mình và toàn thể cuộc sống mình cho Người để trở nên sự hiện diện bí tích của Người.
Bởi thế, cách thức mà linh mục cử hành là cách thức của Gioan Tẩy Giả : bạn của Đức Lang Quân vui mừng khi nghe tiếng Người và biểu lộ sự hiện diện của Người ; cảm thấy nơi mình sự đòi hỏi tuyệt đối phải nhỏ lại để Đức Lang Quân có thể lớn lên.
Chính trong nghệ thuật đứng sang một bên và giấu mình trong Chúa Kitô này mà hoàn toàn hệ tại phong cách cử hành của linh mục, con người của sự linh thánh bởi vì được chiếm lấy cách mầu nhiệm bởi Đấng Linh Thánh tuyệt vời là Chúa Kitô, như thánh Tôma Aquinô nói (x. Summa Theologiae III, 73, 1, 3m).
Chính cách thức cử hành này cho thấy ý thức đúng đắn mà linh mục có về căn tính của mình ; đó là cách thức cử hành vốn, được rèn luyện cách cẩn thận và trung thành trong việc cử hành thường ngày, làm cho luôn xác tín và say mê hơn, nơi người linh mục, sự gắn bó với căn tính sáng ngời của mình, làm cho niềm vui của mình nên chân thực và bén rễ sâu hơn, cho sự dấn thân phục vụ Giáo Hội trở nên đích thực và phong nhiêu hơn.
(29/12/2012)
Đức Ông Guido Marini
Trưởng ban nghi lễ phụng vụ của Toà Thánh
Tý Linh chuyển ngữ
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- THÔNG ĐIỆP GIÁNG SINH VÀ PHÉP LÀNH URBI ET ORBI 2024 : CẦU MONG TIẾNG SÚNG HÃY IM BẶT !
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG
- BÁO CÁO CỦA HỘI THỪA SAI PARIS VỀ CÁC VỤ LẠM DỤNG TÌNH DỤC