CẢI CÁCH GIÁO LUẬT : GIÁO HỘI NGHIÊM KHẮC HƠN ĐỂ XỬ PHẠT CÁC LẠM DỤNG
Nghiêm khắc hơn để ngăn ngừa và sửa chữa những lạm dụng tính dục, ít giới hạn tự do đánh giá hơn đối với quyền bính, rõ ràng hơn về các tội phạm và việc chế tài xử phạt chúng trong Giáo hội : Tòa Thánh vừa công bố hôm 1/6/2021 Bộ Giáo luật được cải cách. Những quy luật mới nhằm sửa đối Cuốn VI của Bộ Giáo luật 1983 – sẽ có hiệu lực từ ngày 8/12/2021.
Từ nay, những lạm dụng tính dục không còn được bàn đến trong số các tội phạm « chống lại những nghĩa vụ đặc biệt » nữa, nhưng nằm trong số các tội phạm đến « sự sống, phẩm giá và tự do của nhân vị ». Một sự chọn lựa nhằm khẳng định « tính nghiêm trọng của tội ác này và sự quan tâm dành cho các nạn nhân », Đức cha Filippo Iannone, chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về các văn bản pháp luật, đã nhấn mạnh như thế.
Khoản luật mới 1398 bao gồm các tội lạm dụng tính dục được phạm không chỉ bởi các giáo sĩ – thuộc quyền tài phán kín của Bộ Giáo lý Đức tin – nhưng còn cả những tội lạm dụng được phạm bởi các tu sĩ không có chức thánh và các giáo dân có những vai trò trách nhiệm trong Giáo hội ; cũng như mọi hành vi tính dục đạt được bởi những người trưởng thành bằng bạo lực, đe dọa, hay lạm dụng quyền bính.
Đức cha Juan Ignacio Arrieta Ochoa de Chinchetru, thư ký của Bộ, đã giải thích rằng những quy luật mới đã giảm thiểu giới hạn đánh giá trước đây dành cho quyền bính tại chỗ, những tội phạm được xác định rõ hơn, những chế tài được liệt kê rõ ràng (khoản luật 1336) và bản văn cung cấp các tham chiếu để hướng dẫn những ai phải phán xét các hoàn cảnh cụ thể.
Đức cha Arrieta đã giải thích rằng tiêu chí của cuộc cải cách này là « bảo vệ cộng đồng », cũng như « sự cần thiết sửa chữa sự bê bối và mối thiệt hại đã gây ra ». Nó hệ tại « cung cấp cho các mục tử những phương tiện cần thiết để ngăn ngừa tội phạm » và để « can thiệp đúng lúc trong việc sửa chữa các hoàn cảnh vốn có thể trở nên nghiêm trọng hơn ». Tuy nhiên, vẫn giữ nguyên « các đề phòng cần thiết » để bảo toàn sự giả định vô tội.
Theo ngài, hệ thống chế tài từ nay phải được sáp nhập tốt hơn « vào hình thức cai quản mục vụ thông thường của các cộng đoàn, đồng thời tránh các công thức thoái thác, nước đôi ». Quyền bính liên quan được mời gọi áp đặt pháp lệnh hình sự hay khởi động thủ tục chế tài xử phạt mỗi khi thấy cần thiết. Ngài khẳng định rằng đó là « một đòi hỏi của đức ái mục tử ».
Các tội phạm mới
Trong phần cụ thể của bản văn, các tội phạm mới phải chịu hình phạt là đối tượng của những đề mục cụ thể trong phần hai của Cuốn VI. Như thế, các tội phạm đã là đối tượng của các luật lệ này trong những năm gần đây đã được đưa vào Bộ Giáo luật : mưu toan truyền chức cho phụ nữ ; ghi âm việc xưng tội ; truyền phép Thánh Thể với mục đích phạm thánh.
Những tội phạm khác đã từng được trích dẫn trong Bộ Giáo luật 1917 và đã biến mất trong Bộ Giáo luật 1983, đã được đưa vào lại, như việc tham nhũng trong khuôn khổ trách nhiệm mục vụ, việc ban các bí tích cho những người bị cấm lãnh nhận các bí tích này, việc che giấu những ngăn trở hay những vạ đối với quyền bính hợp pháp để lãnh nhận chức thánh.
Và những tội phạm mới cũng được đưa vào : vi phạm bí mật Tòa Thánh ; không thi hành một bản án hay một lệnh hình sự ; không khai báo một tội ác ; việc bỏ thừa tác vụ cách bất hợp pháp.
Vả lại, những tội phạm liên quan đến di sản cũng được thêm vào, như nhượng các tài sản của Giáo hội mà không có những tham vấn được đòi hỏi ; những tội phạm di sản do lỗi nghiêm trọng hay sự chểnh mảng nghiêm trọng trong việc quản lý. Bản văn cũng đưa vào một tội phạm mới đối với giáo sĩ hay tu sĩ « vi phạm một tội về mặt kinh tế – bao gồm trong khuôn khổ dân sự – hay vi phạm cách nghiêm trọng các quy định trong khoản luật 285 § 4 » cấm các giáo sĩ quản lý các tài sản mà không có phép của Đấng bản quyền của mình.
Các đề mục mới
Cuốn VI năm 1983 đã bàn đến, trong phần thứ nhất, các tội phạm và các hình phạt « nói chung », được phân chia thành : việc trừng phạt ; luật hình sự ; chủ thể bị trừng phạt ; các vạ, các hình phạt hay các trừng phạt khác ; áp dụng hình phạt ; và chấm dứt hình phạt.
Các phần phụ của nó từ nay có tựa đề : việc trừng phạt ; luật hình sự ; chủ thể bị trừng phạt ; các hình phạt hay các trừng phạt khác ; áp dụng hình phạt ; xóa bỏ hình phạt và thời hiệu tố tụng.
Phần thứ hai bàn về « hình phạt cho từng tội phạm » trước đây gồm bảy đề mục : tội phạm chống lại đạo và sự hiệp nhất của Giáo hội ; tội phạm chống lại nhà chức trách Giáo hội và tự do của Giáo hội ; chiếm đoạt giáo vụ và những tội phạm khi thi hành giáo vụ ấy ; tội phạm ngụy tạo ; tội phạm nghịch với các nghĩa vụ đặc biệt ; tội phạm đến sự sống và sự tự do của con người ; quy tắc tổng quát.
Từ nay, các đề mục được phân chia như sau : tội phạm đến đức tin và sự hiệp nhất của Giáo hội ; tội phạm chống lại nhà chức trách Giáo hội và việc thực thi các trách vụ ; tội phạm đến các bí tích ; tội phạm đến thanh danh tốt và tội phạm ngụy tạo ; tội phạm nghịch với các nghĩa vụ đặc biệt ; tội phạm đến sự sống, phẩm giá và tự do của con người ; quy tắc tổng quát.
Tý Linh
(theo ZENIT)
Réforme du Droit canon : l’Eglise plus sévère pour sanctionner les abus
Tags: Giáo luật
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG
- BÁO CÁO CỦA HỘI THỪA SAI PARIS VỀ CÁC VỤ LẠM DỤNG TÌNH DỤC
- SỨ ĐIỆP CHO NGÀY THẾ GIỚI HÒA BÌNH 2025
- GIÁO HỘI ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 17. THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ NÓI : « XIN NGƯỜI NGỰ ĐẾN ! ». CHÚA THÁNH THẦN VÀ NIỀM HY VỌNG KITÔ GIÁO
- SỨ THẦN TÒA THÁNH TẠI PARIS NÓI VỀ LÝ DO TẠI SAO ĐỨC PHANXICÔ KHÔNG ĐẾN PARIS