CÁI CHẾT CỦA CHA FELIX WILFRED, “MỘT MẤT MÁT LỚN LAO CHO NỀN THẦN HỌC CHÂU Á”
Một nhân vật trí thức được công nhận ở tầm mức quốc tế, nhà thần học Ấn Độ Felix Wilfred qua đời hôm 7/1/2025 ở tuổi 76 tại Chennai, bang Tamil Nadu. Ở quê hương của mình, ngài rất dấn thân đặc biệt trong đối thoại liên tôn và đấu tranh cho công bằng xã hội.
“Một mất mát lớn lao cho nền thần học Châu Á.” Chính bằng những lời này mà nhà thần học đồng nghiệp của ngài là Yann Vagneux, linh mục của Hội Thừa sai Hải ngoại Paris (MEP) ở Ấn Độ, hôm nay bày tỏ lòng kính trọng đối với Cha Felix Wilfred, người đã qua đời hôm thứ Ba ngày 7 tháng 1, thọ 76 tuổi, tại Chennai (Tamil Nadu). Xuất thân từ Bang phía tây nam Ấn Độ này, nơi ngài sinh ra vào năm 1948, nhà tư tưởng Công giáo lỗi lạc này là một trong “những nhà thần học Ấn Độ hiếm hoi được tôn trọng và trích dẫn trên toàn thế giới“, tu sĩ Dòng Tên Joe Antony, cựu tổng biên tập của tờ Tuần báo Công giáo New Leader ở Chennai, đã phản ứng như vậy.
Cha Joe Antony nói tiếp : “Gay gắt và có khuynh hướng tiến bộ, ngài đã can đảm bảo vệ người nghèo, giáo dân, công bằng xã hội và những thay đổi cần thiết trong Giáo hội”. Tính độc đáo trong tư tưởng của cha Felix Wilfred nằm ở khả năng của ngài trong việc tạo ra một nền thần học châu Á đích thực, từ chối sự chuyển đổi đơn giản của các mô hình phương Tây. Đặc biệt, “thần học Dalit” của ngài lên tiếng cho các giai cấp bị áp bức.
Một “nhà bác học”
Sau khi lấy bằng tiến sĩ thần học và bằng thạc sĩ triết học – giữa Ấn Độ, Rôma và Pháp – vị linh mục biết nhiều ngôn ngữ này, được thụ phong linh mục vào năm 1972 cho giáo phận Kottar (Tamil Nadu), đã thực hiện các trách nhiệm hàng đầu vượt ra ngoài phạm vi Công giáo Ấn Độ. Làm thư ký trong gần mười năm của văn phòng phụ trách các vấn đề thần học của Liên Hội đồng Giám mục Á Châu (FABC), ngài từng là thành viên của Ủy ban Thần học Quốc tế của Vatican và là chủ tịch của tạp chí thần học thế giới Concilium. Về mặt học thuật, ngài là hiệu trưởng Trường Triết học và Tư tưởng Tôn giáo tại Đại học Bang Madras (Chennai) và là giám đốc sáng lập của Trung tâm Nghiên cứu Liên văn hóa Á Châu.
Cựu hiệu trưởng giảng dạy nghiên cứu Ấn Độ tại trường Trinity College ở Dublin (Ireland), ngài thường xuyên được mời đến phát biểu tại các trường đại học danh tiếng như Boston College (Mỹ). Leo Samuel, giáo sư tại Đại học Madras, đã ca ngợi ngài ngay sau khi ngài qua đời: “Ngài ấy là một nhà bác học và một nhà trí thức khổng lồ”. Cha Felix Wilfred là tác giả của nhiều bài báo và sách, bao gồm Manuel d’Oxford sur le christianisme en Asie (2014) và Identités religieuses et le Sud global : Frontières poreuses et voies nouvelles (2021).
Thượng Hội đồng, một dấn thân quan trọng cuối cùng
Sự dấn thân quốc tế quan trọng cuối cùng của cha Felix Wilfred là “sự tham dự của ngài, với tư cách là một nhà thần học chuyên nghiệp, trong khóa họp bế mạc Thượng hội đồng về tính hiệp hành vào tháng 10 năm 2024 tại Vatican”, cha Yann Vagneux nhắc lại. “Di sản của ngài là ngọn hải đăng hy vọng và là lời kêu gọi tiếp tục sứ mệnh đối thoại và hòa nhập của ngài,” các đồng nghiệp của ngài đã viết như thế trong một ghi chú được công bố sau khi ngài qua đời. Tang lễ của cha Felix Wilfred được cử hành vào thứ Tư ngày 8/1/2025 tại Tamil Nadu.
Tý Linh
(theo nhật báo La Croix)
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- ĐỨC PHANXICÔ BỊ CƠN ĐAU HÔ HẤP VÀO BUỔI SÁNG
- ĐHY PAROLIN LẤY LÀM TIẾC TRƯỚC “SỰ SUY ĐOÁN VÔ ÍCH” VỀ VIỆC TỪ CHỨC CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG
- GIÁO THUYẾT CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO CÓ PHẢI LÀ BẤT BIẾN KHÔNG?
- ĐỨC PHANXICÔ ĐÁP ỨNG ĐIỀU TRỊ, NHƯNG VẪN CÒN NGUY HIỂM
- SỨC KHỎE CỦA ĐỨC PHANXICÔ ĐỠ HƠN
- BỆNH VIÊM PHỔI HAI BÊN, CĂN BỆNH MÀ ĐỨC PHANXICÔ MẮC PHẢI LÀ GÌ?
- ĐỨC PHANXICÔ VẪN VUI VẺ BẤT CHẤP BỊ VIÊM PHỔI CẢ HAI BÊN
- “ORDO AMORIS” LÀ GÌ?
- J.D. VANCE TRÁI NGƯỢC VỚI ĐỨC PHANXICÔ: “LIỆU TRẬT TỰ CỦA TÌNH YÊU CÓ BIỆN MINH CHO VIỆC TRỤC XUẤT NGƯỜI NƯỚC NGOÀI KHÔNG?”
- NĂM THÁNH CỦA CÁC NGHỆ SĨ VÀ THẾ GIỚI VĂN HOÁ: BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
- ANNE LÉCU: “CÀNG QUAN TÂM ĐẾN THÁNH KINH, CHÚNG TA CÀNG QUAN TÂM ĐẾN CON NGƯỜI”
- KHỔ HÌNH KHỦNG KHIẾP CỦA THÁNH NỮ APOLLINA
- ĐHY PAROLIN PHẢN ĐỐI VIỆC TRỤC XUẤT NGƯỜI PALESTINE KHỎI GAZA
- THÁNH KINH THỰC SỰ NÓI GÌ VỀ TIẾNG CƯỜI?
- THÁNH KINH: LOẠT VIDEO CHỐNG LẠI NHỮNG LỐI GIẢI THÍCH SAI LẠC
- 350 GIÁO SĨ DO THÁI LÊN TIẾNG PHẢN ĐỐI VIỆC “THANH LỌC SẮC TỘC” Ở GAZA
- ĐỨC PHANXICÔ NHẬP VIỆN Ở RÔMA VÌ BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN
- TẠI SAO GIÁO HỘI CAN THIỆP VÀO VẤN ĐỀ XÃ HỘI?
- MỸ: CÁC HỆ PHÁI KITÔ VÀ CÁC TỔ CHỨC DO THÁI PHẢN ĐỐI VIỆC BẮT GIỮ NGƯỜI DI CƯ
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 5 : « MỘT ĐẤNG CỨU ĐỘ ĐÃ SINH RA CHO ANH EM, NGƯỜI LÀ ĐẤNG KITÔ, LÀ ĐỨC CHÚA » (Lc 2, 11). CHÚA GIÊSU GIÁNG SINH VÀ CÁC MỤC ĐỒNG THĂM VIẾNG