CÁI CHẾT CỦA CHA PONCHAUD, CHỨNG NHÂN VĨ ĐẠI CỦA LỊCH SỬ CAMPUCHIA
Linh mục thừa sai người Pháp, cha François Ponchaud, thuộc Hội Thừa sai Hải ngoại Paris (MEP) đã qua đời vào thứ Sáu ngày 17/1/2025, thọ 86 tuổi. Ngài đã dành phần lớn cuộc đời mình ở Campuchia, chứng kiến lịch sử đầy bi kịch của đất nước này, đặc biệt là trải qua thời kỳ Khmer Đỏ lên nắm quyền.
Một người con của Campuchia vừa qua đời ở tuổi 85, tại Lauris, miền nam nước Pháp, trong nhà hưu dưỡng của MEP. Cha François Ponchaud, sinh ngày 8 tháng 11 năm 1939 tại Sallanches, Haute-Savoie, qua đời vào thứ Sáu, ngày 17 tháng Giêng, ba năm sau khi vĩnh viễn rời khỏi Đông Nam Á nơi ngài đã thực hiện sứ mạng của mình. Trên hết, ngài là nhân chứng trực tiếp cho lịch sử đầy biến động của Campuchia và là người được Đài phát thanh Vatican vinh dự phỏng vấn nhiều lần để phân tích thời sự của đất nước.
Mối quan hệ giữa nhà thừa sai này, người từng là lính nhảy dù ở Algeria trong 28 tháng trong chiến tranh trước khi được thụ phong linh mục vào năm 1964, đã bắt đầu từ rất sớm kể từ khi ngài lên đường đến Phnom Penh vào năm 1965. Ở đó, ngài đã học tiếng Khmer và thậm chí còn dịch một cuốn Kinh thánh đại kết sang ngôn ngữ này trong khoảng thời gian từ 1970 đến 1975.
Chứng nhân về sự khủng khiếp của Khmer Đỏ
Năm 1975 là một năm bản lề trong cuộc đời ngài và người dân Campuchia. Cha Ponchaud là người chứng kiến sự chiếm đoạt quyền lực của Khmer Đỏ và sự sụp đổ của thủ đô. Theo trang Ad Extra của MEP, đăng tin về sự qua đời của ngài, Cha Ponchaud đã bị giam giữ tại đại sứ quán Pháp trong vài tuần trước khi bị trục xuất khỏi đất nước vào ngày 8 tháng 5 năm 1975, chưa đầy một năm sau khi những người cách mạng xuất hiện.
Giống như nhiều linh mục, tu sĩ nam nữ gốc nước ngoài đang làm việc ở Campuchia, ngài chỉ có thể trở lại đó vào năm 1993, khi hòa bình lập lại sau hơn mười lăm năm dưới chế độ Khmer, nội chiến và sự chiếm đóng của Việt Nam. Trong suốt những năm sống bên ngoài đất nước này, Cha Ponchaud không ngừng kể về bi kịch của người dân Campuchia. Năm 1977, ngài xuất bản Cambodge année zéro, một cuốn sách tiết lộ cho thế giới biết về nỗi kinh hoàng mà phe Mao Trách Động đã gây ra và trở thành tài liệu tham khảo cho những ai nghiên cứu về những sự kiện này và thời kỳ này. Ngài đi khắp thế giới và thăm những người tỵ nạn ở Pháp, Châu Âu, Canada và Hoa Kỳ, chưa kể đến các trại tỵ nạn ở Thái Lan, tiếp tục công việc truyền giáo của mình.
Người hoạt động không mệt mỏi cho việc loan báo Tin Mừng
Sau khi trở lại Campuchia năm 1993, trong hơn hai mươi năm, ngài làm việc ở Chamlak và O Réang Euv (Khet Kamong Cham). Như Ad Extra khẳng định, “François Ponchaud đã đóng góp to lớn cho sự phát triển của xã hội Campuchia, trong các lĩnh vực giáo dục và phát triển xã hội”. Ngoài công việc dịch thuật, ngài còn viết nhiều sách bằng tiếng Khmer và triển khai một số dự án phát triển nông thôn. Ngài cũng thành lập Trung tâm Văn hóa Công giáo Campuchia để dạy ngôn ngữ và văn hóa Khmer cho các nhà thừa sai và tình nguyện viên, luôn hướng tới mục tiêu của MEP là “phục vụ người dân Campuchia tốt hơn”. Ngài cũng ủng hộ việc đối thoại liên tôn, chủ yếu với các Phật tử.
Ngài dành 5 năm cuối cùng trong sứ mạng của mình, cho đến năm 2021, tại một giáo xứ nhỏ ở nông thôn, giữa các hoạt động tâm linh và văn hóa, luôn chú ý đến những gì đang diễn ra trong nước. Trong thời gian hưu dưỡng này, ngài đã được Vatican News phỏng vấn ngài hai lần, dịp 20 năm cái chết của Pol Pot, thủ lĩnh của Khmer Đỏ, vào năm 2018, và dịp 40 năm chế độ Khmer sụp đổ, vào năm 2019. Mỗi lần như vậy, ngài đã thể hiện sự sáng suốt tuyệt vời về tình hình Campuchia và tình yêu sâu sắc đối với đất nước này.
Tý Linh
(theo Xavier Sartre –Vatican News)
Tags: Á-Châu
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- ĐỨC PHANXICÔ ĐÁP ỨNG ĐIỀU TRỊ, NHƯNG VẪN CÒN NGUY HIỂM
- SỨC KHỎE CỦA ĐỨC PHANXICÔ ĐỠ HƠN
- BỆNH VIÊM PHỔI HAI BÊN, CĂN BỆNH MÀ ĐỨC PHANXICÔ MẮC PHẢI LÀ GÌ?
- ĐỨC PHANXICÔ VẪN VUI VẺ BẤT CHẤP BỊ VIÊM PHỔI CẢ HAI BÊN
- “ORDO AMORIS” LÀ GÌ?
- J.D. VANCE TRÁI NGƯỢC VỚI ĐỨC PHANXICÔ: “LIỆU TRẬT TỰ CỦA TÌNH YÊU CÓ BIỆN MINH CHO VIỆC TRỤC XUẤT NGƯỜI NƯỚC NGOÀI KHÔNG?”
- NĂM THÁNH CỦA CÁC NGHỆ SĨ VÀ THẾ GIỚI VĂN HOÁ: BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
- ANNE LÉCU: “CÀNG QUAN TÂM ĐẾN THÁNH KINH, CHÚNG TA CÀNG QUAN TÂM ĐẾN CON NGƯỜI”
- KHỔ HÌNH KHỦNG KHIẾP CỦA THÁNH NỮ APOLLINA
- ĐHY PAROLIN PHẢN ĐỐI VIỆC TRỤC XUẤT NGƯỜI PALESTINE KHỎI GAZA
- THÁNH KINH THỰC SỰ NÓI GÌ VỀ TIẾNG CƯỜI?
- THÁNH KINH: LOẠT VIDEO CHỐNG LẠI NHỮNG LỐI GIẢI THÍCH SAI LẠC
- 350 GIÁO SĨ DO THÁI LÊN TIẾNG PHẢN ĐỐI VIỆC “THANH LỌC SẮC TỘC” Ở GAZA
- ĐỨC PHANXICÔ NHẬP VIỆN Ở RÔMA VÌ BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN
- TẠI SAO GIÁO HỘI CAN THIỆP VÀO VẤN ĐỀ XÃ HỘI?
- MỸ: CÁC HỆ PHÁI KITÔ VÀ CÁC TỔ CHỨC DO THÁI PHẢN ĐỐI VIỆC BẮT GIỮ NGƯỜI DI CƯ
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 5 : « MỘT ĐẤNG CỨU ĐỘ ĐÃ SINH RA CHO ANH EM, NGƯỜI LÀ ĐẤNG KITÔ, LÀ ĐỨC CHÚA » (Lc 2, 11). CHÚA GIÊSU GIÁNG SINH VÀ CÁC MỤC ĐỒNG THĂM VIẾNG
- “LIỆU CHÍNH QUYỀN TRUMP SẼ CHỌN ĐỐI ĐẦU VỚI ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ?”
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ GỞI CHO TỔNG THỐNG PHÁP EMMANUEL MACRON NHÂN DỊP “HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH HÀNH ĐỘNG VỀ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO”
- MẸ TÊRÊSA CALCUTTA ĐƯỢC GHI VÀO LỊCH CHUNG RÔMA