LINH THAO CỦA GIÁO TRIỀU: BÀI 3. CÁI CHẾT THỨ NHẤT
Nhà giảng thuyết của Phủ Giáo hoàng, Cha Roberto Pasolini, OFM Cap, đưa ra bài suy tư thứ ba trong cuộc Linh thao năm 2025 của Giáo triều Rôma, tập trung vào chủ đề: “Cái chết thứ nhất”. Dưới đây là bài tóm tắt:
Tại sao chúng ta gặp khó khăn trong việc nhận ra rằng sự sống vĩnh cửu đã bắt đầu? Thánh Kinh cho rằng ngay từ lúc khởi đầu, con người đã thiếu nhạy cảm và thù nghịch với hành động của Thiên Chúa. Các ngôn sứ trong Cựu Ước đã tố giác sự bất lực của dân chúng trong việc nhận biết ‘những điều mới mẻ’ mà Thiên Chúa đang kiện toàn, trong khi chính Đức Giêsu, thấy được sự thiếu hiểu biết nơi những kẻ nghe người, được nói đến trong các dụ ngôn. Điều này không chỉ đơn giản hoá sứ điệp của Ngài, nhưng còn làm nổi bật sự cứng cỏi của lòng dạ con người, vốn đóng kín trước khả năng về một đời sống viên mãn.
Tân Ước miêu tả tình trạng này bằng một tuyên bố đầy nghịch lý: chúng ta đã chết, nhưng chúng ta không nhận ra điều đó. Cái chết không những là biến cố cuối cùng của đời sống (cái chết sinh học) nhưng còn là một thực tại mà chúng ta đã nếm trải rồi – qua sự tự khép mình vốn ngăn cản chúng ta nhận thức được sự sống như là điều gì đó vĩnh cửu mà Thiên Chúa muốn ban tặng cho chúng ta. Sách Sáng Thế thuật lại sự mất đi tính nhạy cảm này thông qua điều mà truyền thống gọi là ‘tội nguyên tổ’: thay vì đón nhận sự sống như một ân ban, thì nhân loại lại tìm kiểm soát nó, vượt quá giới hạn mà Thiên Chúa đã định. Kết quả không phải là sự tự chủ mà con rắn hứa hẹn, nhưng là cảm giác xấu hổ và mất phương hướng.
‘Cái chết nội tâm’ đầu tiên này thể hiện qua những nỗ lực không ngừng của chúng ta nhằm che đậy sự yếu đuối của mình bằng những hình ảnh, vai trò, và sự thành công, hơn là đối diện với sự trống rỗng sâu thẳm bên trong mình. Tuy nhiên, trong Kinh Thánh, Thiên Chúa dường như không lo sợ bởi tình trạng này: phản ứng đầu tiên của Người là kiếm tìm nhân loại, khi hỏi: “Ngươi ở đâu?” (St 3, 9). Điều này ngụ ý rằng cái chết nội tâm chẳng phải là sự kết thúc, nhưng là điểm khởi đầu cho hành trình cứu độ.
Lý lẽ này cũng xuất hiện trong câu chuyện về Cain và Aben: Thiên Chúa không can thiệp để ngăn cản việc giết người em, nhưng Người bảo vệ Cain khỏi tội lỗi của chính anh ta. Điều này cho thấy rằng ‘cái chết’ đầu tiên của chúng ta không phải là một định mệnh khó tránh khỏi, nhưng là cơ hội để tái khám phá sự sống vĩnh cửu như một thực tại lúc này, chứ không chỉ là một thực tại tương tai. Chính Đức Giêsu mời gọi chúng ta hiểu những bi kịch của cuộc sống như là những cơ hội hoán cải, chứ không phải là những dấu chỉ lên án (Lc 13, 4-5).
Thiên Chúa nhìn cái chết nội tâm của chúng ta không như một sự thất bại, nhưng là điểm khởi đầu cho một đời sống mới. Chướng ngại thực sự đối với cuộc sống vĩnh cửu không phải là cái chết về mặt sinh học, nhưng là sự bất lực của chúng ta trong việc nhận ra rằng chúng ta đã được đắm chìm trong một thực tại siêu việt trên thời gian – chỉ khi chúng ta chọn sống đời sống đó với niềm tin tưởng và sự mở lòng với Thiên Chúa.
———————————
Cồ Ngọc Hải dịch
(nguồn: vatican news)
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT LỄ LÁ 2025: ĐỐI DIỆN VỚI NHỮNG ĐAU KHỔ, HÃY LUÔN CẢM NHẬN VÒNG TAY YÊU THƯƠNG QUAN PHÒNG CỦA THIÊN CHÚA
- BÀI GIẢNG LỄ LÁ 2025: “VÁC THÁNH GIÁ CỦA CHÚA KITÔ LÀ CÁCH CỤ THỂ NHẤT ĐỂ CHIA SẺ TÌNH YÊU CỨU ĐỘ CỦA NGƯỜI”
- THÁNH LỄ VÀ Ý LỄ, MỘT SẮC LỆNH MỚI NHẰM BẢO ĐẢM SỰ MINH BẠCH VÀ ĐÚNG ĐẮN HƠN
- ĐỨC PHANXICÔ : “CHÚC MỪNG CHÚA NHẬT LỄ LÁ VUI VẺ VÀ TUẦN THÁNH SỐT SẮNG!”
- GIỮA TIẾP BIẾN VĂN HÓA VÀ HỘI NHẬP VĂN HÓA, BÀI HỌC CỦA BA NGHỆ SĨ CÔNG GIÁO VIỆT NAM
- CHA ROBERTO PASOLINI: QUA VIỆC LÊN TRỜI, CHÚA GIÊSU MỜI GỌI CHÚNG TA TRỞ THÀNH CHỨNG NHÂN CỦA NGƯỜI
- ĐỨC PHANXICÔ GẶP GỠ CÁC VỊ ĐỨNG ĐẦU CÁC BỘ
- PHÁP : KỶ LỤC MỚI VỀ SỐ LƯỢNG NGƯỜI DỰ TÒNG VÀO NĂM 2025!
- LÀN SÓNG DỰ TÒNG: GIÁO HỘI PHÁP TÁI KHÁM PHÁ SỨC MẠNH CỦA SỰ HOÁN CẢI
- CHUYẾN VIẾNG THĂM BẤT NGỜ CỦA ĐỨC PHANXICÔ ĐẾN ĐỀN THỜ THÁNH PHÊRÔ ĐỂ CẦU NGUYỆN TẠI MỘ CỦA ĐỨC PIÔ X
- BÀI GIÁO LÝ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. II. CUỘC ĐỜI CHÚA GIÊSU. NHỮNG CUỘC ĐỐI THOẠI. BÀI 4. CHÀNG THANH NIÊN GIÀU CÓ. CHÚA GIÊSU NHÌN ANH (Mc 10, 21)
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾP KIẾN VUA CHARLES III VÀ CAMILLA TẠI NHÀ THÁNH-MARTA
- ĐỨC PHANXICÔ ‘ĐANG RẤT KHỎE’, BÁC SĨ SERGIO ALFIERI ĐẢM BẢO SAU KHI NGÀI BẤT NGỜ XUẤT HIỆN
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾP TỤC CẢI THIỆN DẦN DẦN TRONG THỜI GIAN DƯỠNG BỆNH
- CÁC GIÁM MỤC HOA KỲ CHẤM DỨT HỢP TÁC VỚI CHÍNH QUYỀN LIÊN BANG VỀ VẤN ĐỀ NGƯỜI TỴ NẠN
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ NĂM THÁNH CỦA BỆNH NHÂN VÀ NHỮNG NHÂN VIÊN CHĂM SÓC SỨC KHỎE: CHIA SẺ NỖI ĐAU KHỔ CỦA NGƯỜI KHÁC LÀ MỘT BƯỚC HƯỚNG ĐẾN SỰ THÁNH THIỆN
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT V MÙA CHAY NĂM C: “TÔI CẢM NHẬN ĐƯỢC ‘NGÓN TAY CỦA THIÊN CHÚA’”
- QUẢNG TRƯỜNG THÁNH PHÊRÔ: ĐỨC PHANXICÔ XUẤT HIỆN CHÀO ĐÓN NHỮNG NGƯỜI HÀNH HƯƠNG
- CẦU NGUYỆN BẰNG KINH MÂN CÔI VỚI THÁNH GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ II
- SỰ PHỤC SINH CỦA CHÚA GIÊSU LOẠI BỎ NÃO TRẠNG BÁO THÙ