CÁM DỖ CỦA TUỔI GIÀ : SỰ ĐỐ KỴ, MỐI OÁN HẬN, HAY HỘI CHỨNG SAUN
« Biết chào giã từ » hay khép kín trong « Hội chứng Saun » : đó là suy niệm của cha Luigi Maria Epicoco, ở trang nhất của nhật báo Osservatore Romano ngày 29/7/2021.
Cha Epicoco, linh mục phụ tá của Bộ Truyền Thông đã gợi lên « hai phiên bản đối lập của tuổi già » trong Thánh Kinh, « làm cho chúng ta đối mặt với khả năng về điều thiện và điều dữ, ngay cả trong giai đoạn cuối của cuộc đời chúng ta ».
Phiên bản thứ nhất : vua Saun. Cha Epicoco nhận xét : tuổi già của ông « đầy đố kỵ, oán hận đối với tuổi trẻ của Đavít ». « Nơi ông nổi lên dữ đội một ước muốn bách hại mà ông nhiều lần thực hiện ».
Ngài nhận thấy nơi « hội chứng Saun » một « căn bệnh thiêng liêng thậm chí vốn không tha cho các môi trường trong Giáo hội » : « Chúng ta thường chứng kiến một sự bất lực để sống tuổi già như là một thời gian phúc lành. Nuôi dưỡng lòng oán giận và một sự đố kỵ không nói ra đối với một người trẻ là dấu chỉ rõ ràng rằng có điều gì đó đã bị rạn nứt trong mối tương quan của chúng ta với Thiên Chúa và trong mối tương quan của chúng ta với sự hữu hạn ».
Người bị tấn công bởi hội chứng Saun « không được xây dựng trong tương quan với Thiên Chúa nhưng trong tương quan với lập trường của người đó trong thế giới, một lập trường dường như đã trở thành lý do hiện hữu của cuộc sống của người đó ».
Trái lại, tuổi già của Simêon và Anna, trong Tin Mừng, là « đầy mong đợi, đầy quan tâm, đầy ơn nói tiên tri » : « Điều gây ngạc nhiên nơi các ngài không chỉ là khả năng của các ngài biết phân định đối với hiện tại của mình, nhưng còn khả năng biết chào giã từ trước kinh nghiệm của họ gặp gỡ với Chúa Giêsu : « Lạy Chúa, giờ đây, theo lời Ngài đã hứa, xin để tôi tớ Ngài được an bình ra đi » (Lc 2, 29) ».
Cha Epicolo kết luận bằng cách trích dẫn Đức Thánh Cha Phanxicô : « sự đối thoại thế hệ là điều cần thiết, đó không phải là chỉ là sự chọn lựa ». « Và cuộc gặp gỡ với hài nhi không phải là sự gặp gỡ với một mối đe dọa…nhưng là sự gặp gỡ với một cuộc vượt qua, tức là với một cuộc vượt qua quyết định của sự sống ».
Tý Linh
(theo ZENIT)
Envie, ressentiment, ou le syndrome de Saül, par le p. Epicoco
Tags: Ông Bà
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 14. CÁC ƠN CỦA HIỀN THÊ. CÁC ĐẶC SỦNG, NHỮNG ƠN CỦA CHÚA THÁNH THẦN VÌ ÍCH CHUNG
- ẤN BẢN MỚI CỦA SÁCH BÀI ĐỌC DÀNH CHO TANG LỄ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
- CARLO ACUTIS VÀ PIER GIORGIO FRASSATI SẼ ĐƯỢC PHONG THÁNH TRONG NĂM THÁNH
- ĐỨC PHANXICÔ: THIÊN CHÚA SẼ CÓ LỜI CUỐI CÙNG VỀ CUỘC CHIẾN Ở UCRAINA
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ LẦN THỨ 39 : TÔI XÂY DỰNG CUỘC SỐNG CỦA TÔI TRÊN NHỮNG NIỀM HY VỌNG NÀO ?
- SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN TO LỚN VỀ CÁC SỐ LIỆU CỦA CUỘC XUNG ĐỘT
- THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ VỀ VIỆC KÍNH NHỚ CÁC THÁNH, CHÂN PHƯỚC, ĐẤNG ĐÁNG KÍNH VÀ TÔI TỚ CHÚA CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: MỌI SỰ ĐỀU QUA ĐI, CHÚA KITÔ VẪN CÒN MÃI
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
- NICARAGUA: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BỊ TRỤC XUẤT ĐẾN GUATEMALA
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- Ở RÔMA, SỰ TRIỂN LÃM ĐÁNG KINH NGẠC VỀ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ NHỜ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
- ĐỨC TGM JUSTIN WELBY, NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU GIÁO HỘI ANH GIÁO, TỪ CHỨC
- NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO: ĐỨC PHANXICÔ SẼ DÙNG BỮA TRƯA VỚI 1.300 NGƯỜI NGHÈO