CẦN CÓ CÁI NHÌN THƯƠNG XÓT VÀ CÔNG BẰNG ĐỐI VỚI CÁC NHÂN VỊ ĐỒNG TÍNH
Tuyên ngôn “Fiducia supplicans” đã khơi lên nhiều phản ứng khác nhau, trong đó có những chống đối quyết liệt và đồng thời gán cho Đức Phanxicô và Bộ Giáo lý Đức tin cổ súy cho tội lỗi, « mở đường cho hươu chạy ». Sở dĩ như thế là vì người ta nhìn « người/kẻ đồng tính » chỉ dưới một khía cạnh duy nhất là đồng tính. Lối nhìn này một phần do sự tranh cãi giữa việc chúc lành cho con người hay cặp đôi, cá nhân hay đôi bạn… Thiết nghĩ cần có cái nhìn không chỉ thương xót mà còn công bằng đối với các nhân vị đồng tính.
Bộ Giáo lý Đức tin đủ sức để biết lối phân biệt như trên. Mà kiểu phân biệt này cũng chẳng phải âm thầm gì, nhưng là cả một cuộc tranh cãi ồn ào trên mạng, cuộc tranh cãi mà Đức cha Hervé Giraud, ở Pháp, nói rằng người ta « băm nát nhau » chỉ vì cuộc tranh cãi này. Quả vậy, không chỉ « băm nát nhau » giữa những người tranh cãi, mà còn muốn « băm nát » những con người đồng tính bằng lối phân tách giữa chúc lành cho con người hay cuộc kết hợp, cá nhân hay cặp đôi…
Tại sao Bộ Giáo lý Đức tin biết rõ điều đó, nhưng vẫn quyết định đưa ra một chọn lựa như vậy ? Theo thiển ý, đó là vì Bộ muốn vượt quá cuộc tranh cãi này, để nhìn con người như một tổng thể nhân vị, chứ không muốn « chẻ sợi tóc làm đôi, làm ba ».
Tiếng Việt thường chỉ nói « người/kẻ đồng tính ». Kiểu nói này dường như chỉ thấy con người này dưới khía cạnh đồng tính mà thôi, chứ không còn gì khác nữa. Đang khi trong tiếng Pháp, người ta phân biệt rõ « un homosexuel », « une homosexuelle » với « une personne homosexuelle ». Khi nói « un homosexuel », « une homosexuelle », thì người ta chỉ thấy toàn thể con người này là đồng tính ; đang khi nói « une personne homosexuelle », thì người ta cho thấy rằng đồng tính chỉ là một khía cạnh của con người này mà thôi, và nơi con người này còn rất nhiều điều tốt đẹp khác : một kỹ sư, một giáo viên, ca sĩ…, có khả năng dấn thân phục vụ cộng đồng, sống yêu thương, liêm chính, ngay thẳng, có lòng thương xót, nhân ái, không giả hình, vụ luật, trần tục, dối trá ; họ vẫn có thể xây dựng « gia đình », nuôi « con nuôi » tốt trong và cho xã hội …Nói chung là họ còn nhiều điều tốt khác, bên cạnh « tội đồng tính » của họ. Và những điều tốt khác này có thể là đối tượng của sự chúc lành. “Một lời cầu xin giúp đỡ dâng lên Thiên Chúa, một lời cầu nguyện để có thể sống tốt hơn” mà Tuyên ngôn nói đến là bao hàm toàn thể các khía cạnh này.
Nhiều người chỉ thấy tội lỗi của người đồng tính mà thôi, nên không chấp nhận được việc chúc lành, vì như thế là chúc lành cho tội lỗi, cổ súy tội lỗi, sai với truyền thống Giáo hội. Đang khi Bộ Giáo lý Đức tin đã nói rõ giáo lý của Giáo hội về hôn nhân là không thay đổi, và hoàn cảnh của những người này không phù hợp với ý muốn của Thiên Chúa, và việc chúc lành là hoàn toàn tự phát, hoàn toàn nằm bên ngoài phụng vụ, không hợp pháp hóa nó như hôn nhân, không mô phỏng những yếu tố trong hôn nhân, không thực hiện cùng thời điểm của kết hôn dân sự ; giáo lý về hôn nhân giữa một người nam và người nữ của Giáo hội vẫn không thay đổi ; chúc lành này chỉ xảy ra trong một cuộc hành hương nào đó, trong cuộc gặp gỡ riêng tư nào đó và họ không được đòi hỏi « tính hợp pháp của quy chế của mình, nhưng cầu xin tất cả những gì là chân thật, là thiện hảo và có giá trị nhân bản trong đời sống và trong các mối quan hệ của họ được đầu tư, chữa lành và nâng cao nhờ sự hiện diện của Chúa Thánh Thần »….Và sở dĩ chúc lành tự phát như thế cũng là vì trong chừng mực những người này bày tỏ “nhu cầu về sự hiện diện cứu độ của Thiên Chúa trong lịch sử của họ”. Giáo hội có thể đóng mọi cánh cửa, riêng cánh cửa này thì không !
Nói chung, Bộ đã nói rất rõ mà nhiều người vẫn cứ cố chấp, khăng khăng gán Bộ cho phép chúc lành cho tội lỗi, thiếu rõ ràng và mở đường cho việc hợp pháp hóa các cuộc kết hợp đồng tính như hôn nhân. Thiết nghĩ, ở đây không chỉ là cái nhìn thương xót (vì họ tội lỗi) mà còn phải công bằng (vì họ còn nhiều điều tốt lành) đối với các nhân vị đồng tính (personnes homosexuelles) này nữa.
Tý Linh
Tags: Công-lý, Nhân-phẩm, Đồng-tính
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- LỄ PHỤC SINH 2025: SỨ ĐIỆP URBI ET ORBI CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
- BÀI GIẢNG THÁNH LỄ PHỤC SINH 2025: LUÔN TÌM KIẾM CHÚA KITÔ PHỤC SINH TRONG CUỘC SỐNG CỦA CHÚNG TA
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾP KIẾN PHÓ TỔNG THỐNG HOA KỲ VANCE
- BÀI GIẢNG THÁNH LỄ VỌNG PHỤC SINH 2025 : « CHÚA KITÔ PHỤC SINH LÀ BƯỚC NGOẶT QUYẾT ĐỊNH TRONG LỊCH SỬ NHÂN LOẠI »
- PHÓ TỔNG THỐNG VANCE ĐƯỢC TIẾP ĐÓN TẠI VATICAN, CHIẾN TRANH VÀ NGƯỜI TỴ NẠN ĐƯỢC GỢI LÊN
- TƯỞNG NIỆM CUỘC THƯƠNG KHÓ CỦA CHÚA GIÊSU: THÁNH GIÁ TRẢ LẠI CHO CHÚNG TA SỰ TỰ DO LỰA CHỌN ĐÍCH THỰC
- ĐÀNG THÁNH GIÁ TẠI COLISÉE: CHÚA GIÊSU MANG NHỮNG VẾT THƯƠNG CỦA LỊCH SỬ CHÚNG TA
- TẠI SAO GIÁM MỤC KHÔNG ĐEO NHẪN GIÁM MỤC VÀO THỨ SÁU TUẦN THÁNH?
- THÁNH LỄ THỨ NĂM TUẦN THÁNH: “TÌNH YÊU LÀ CHỨC TƯ TẾ DUY NHẤT”
- THỨ NĂM TUẦN THÁNH CỦA ĐỨC PHANXICÔ VỚI CÁC TÙ NHÂN Ở RÔMA
- BÀI GIẢNG LỄ DẦU 2025 CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ: SỨ VỤ LINH MỤC LÀ CÔNG TRÌNH CỦA THIÊN CHÚA
- BÀI GIÁO LÝ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. II. CUỘC ĐỜI CHÚA GIÊSU. NHỮNG CUỘC ĐỐI THOẠI. BÀI 5. NGƯỜI CHA GIÀU LÒNG THƯƠNG XÓT. EM CON ĐÃ MẤT MÀ NAY LẠI TÌM THẤY (Lc 15, 32)
- VATICAN CHÍNH THỨC GIẢI THỂ HỘI ĐỜI SỐNG TÔNG ĐỒ SODALICIO
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾP KIẾN PHÁI ĐOÀN CÁC NHÂN VIÊN Y TẾ CỦA BỆNH VIỆN GEMELLI
- MỘT BỨC TƯỢNG “ĐỨC MẸ HOA HƯỜNG MẦU NHIỆM” ĐƯỢC LÀM PHÉP TRONG KHU VƯỜN VATICAN
- TÒA THÁNH CẢI TIẾN VIỆC ĐÀO TẠO BỘ MÁY NGOẠI GIAO CỦA MÌNH
- TUẦN THÁNH 2025: ĐỨC PHANXICÔ ĐÃ CHUẨN BỊ CÁC BÀI SUY NIỆM ĐÀNG THÁNH GIÁ
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT LỄ LÁ 2025: ĐỐI DIỆN VỚI NHỮNG ĐAU KHỔ, HÃY LUÔN CẢM NHẬN VÒNG TAY YÊU THƯƠNG QUAN PHÒNG CỦA THIÊN CHÚA
- BÀI GIẢNG LỄ LÁ 2025: “VÁC THÁNH GIÁ CỦA CHÚA KITÔ LÀ CÁCH CỤ THỂ NHẤT ĐỂ CHIA SẺ TÌNH YÊU CỨU ĐỘ CỦA NGƯỜI”
- THÁNH LỄ VÀ Ý LỄ, MỘT SẮC LỆNH MỚI NHẰM BẢO ĐẢM SỰ MINH BẠCH VÀ ĐÚNG ĐẮN HƠN