THƯ CỦA ĐỨC PHANXICÔ VỀ VAI TRÒ CỦA VĂN CHƯƠNG TRONG ĐÀO TẠO
Trong một lá thư gửi các ứng viên linh mục cũng như các nhân viên mục vụ và tất cả các Kitô hữu, Đức Phanxicô nhấn mạnh “giá trị của việc đọc tiểu thuyết và thơ ca trong hành trình trưởng thành cá nhân”, bởi vì việc đọc sách mở ra những không gian nội tâm mới, làm phong phú, giúp đối mặt với cuộc sống và nhạy cảm với các vấn đề của tha nhân.
CÁC LỖ ĐEN VÀ NGUỒN GỐC CỦA VỤ NỔ LỚN ĐƯỢC ĐỀ CẬP TẠI ĐÀI THIÊN VĂN VATICAN
Từ ngày 16-21/6/2024, khoảng bốn mươi nhà nghiên cứu, trong đó có hai người đoạt giải Nobel, sẽ thảo luận tại một cuộc hội thảo về tính thích đáng của những khám phá khoa học của linh mục Georges Lemaître. “Không nên nhầm lẫn Vụ nổ lớn (Big Bang) với câu chuyện về tạo dựng trong sách Sáng Thế ký. Đây là hai khu vực riêng biệt của cùng một con đường”, tu sĩ Guy Consolmagno, s.j., Giám đốc Đài quan sát Thiên văn Vatican, giải thích.
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU NASA: “TỪ KHÔNG GIAN, TẤT CẢ CHÚNG TA ĐỀU LÀ CÔNG DÂN CỦA TRÁI ĐẤT”
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho Vatican News, người đứng đầu NASA, cơ quan liên bang Hoa Kỳ phụ trách các chương trình không gian, nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hợp tác giữa Tòa Thánh và Hoa Kỳ trong lĩnh vực không gian. Đối với Bill Nelson, các chuyến du hành vũ trụ cho phép rút ra những bài học quý giá về tình huynh đệ nhân loại.
TẦM QUAN TRỌNG CỦA THẦN HỌC TRONG MỘT THẾ GIỚI ĐANG THAY ĐỔI, THEO ĐỨC PHANXICÔ
Tiếp kiến các nhà thần học từ khắp nơi trên thế giới tại Vatican sáng thứ Sáu, ngày 10/5/2024, Đức Phanxicô nhấn mạnh tầm quan trọng của “sự trung thành với truyền thống một cách sáng tạo, của cách tiếp cận liên ngành và tính hợp đoàn” trong nghiên cứu thần học. Ngài kêu gọi thần học “mở rộng”, để nó có thể trở thành một môn học thiết yếu cho cuộc sống của mỗi người và của toàn thể dân Chúa.
TUYÊN NGÔN DIGNITAS INFINITA VỀ PHẨM GIÁ CON NGƯỜI: PHẦN 3
3. Phẩm giá, nền tảng của các quyền và bổn phận của con người
23. Như Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc lại, “trong nền văn hóa hiện đại, quy chiếu gần nhất đến nguyên tắc về phẩm giá bất khả tước bỏ của nhân vị là Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền, được thánh Gioan Phaolô II xác định là một “cột mốc được đặt trên con đường đường dài và khó khăn của loài người” và là “một trong những biểu hiện cao nhất của lương tâm con người””.[38] Để chống lại những mưu toan nhằm thay đổi hoặc xóa bỏ ý nghĩa sâu xa của Tuyên ngôn này, điều thích hợp là nhắc lại một số nguyên tắc thiết yếu luôn phải được tôn trọng.
TUYÊN NGÔN DIGNITAS INFINITA VỀ PHẨM GIÁ CON NGƯỜI: GIỚI THIỆU
Giới thiệu
Trong Hội nghị ngày 15 tháng 3 năm 2019, Bộ Giáo lý Đức tin đã quyết định khởi xướng “việc soạn thảo một bản văn nhấn mạnh đến tính chất không thể tránh khỏi của khái niệm phẩm giá của nhân vị trong nhân học Kitô giáo và minh họa tầm quan trọng cũng như những ngụ ý tích cực về mặt xã hội, chính trị và kinh tế, bằng cách quan tâm đến những phát triển mới nhất của chủ đề này trong phạm vi học thuật và những hiểu biết đôi chiều của nó trong bối cảnh ngày nay”.
CÁC NHÀ SỬ HỌC NÓI GÌ VỀ SỰ TỒN TẠI CỦA CHÚA GIÊSU?
Chúa Giêsu có thực sự tồn tại không? Triết gia Michel Onfray lập luận rằng không trong cuốn Lý thuyết về Chúa Giêsu của ông, được xuất bản vào tháng 11/2023. Luận đề về huyền thoại này có cơ sở không? Các sử gia nói gì về Chúa Giêsu?
MỘT CHUYÊN GIA AI CỦA GOOGLE GIA NHẬP VATICAN
Demis Hassabis, chuyên gia về trí tuệ nhân tạo (AI) và giám đốc Google DeepMind, đã gia nhập Hàm lâm viên Khoa học Giáo hoàng vào ngày 8/3/2024. Ông nằm trong số những người đại diện cảnh báo dư luận về những rủi ro của những tiến bộ đáng kể được quan sát thấy trong những năm gần đây.
JON FOSSE, NGƯỜI ĐOẠT GIẢI NOBEL VĂN CHƯƠNG 2023: “CHÍNH GIỮA CẢNH TỐI TĂM TỒI TỆ NHẤT MÀ THIÊN CHÚA ĐÃ Ở GẦN TÔI NHẤT”
Nhà văn người Na Uy Jon Fosse, người đã nhận giải Nobel Văn chương vào thứ Năm ngày 7/12/2023 tại Stockholm, đã dành một cuộc phỏng vấn độc quyền cho nhật báo La Croix. Ông đề cập đến tính phổ quát của tác phẩm của ông, đến đức tin Công giáo mà ông trở lại vào năm 2012, đến điều không thể diễn tả được và điều đã khiến ông viết không mệt mỏi kể từ năm 12 tuổi.
ĐỨC PHANXICÔ: THẦN HỌC PHẢI CÓ KHẢ NĂNG GIẢI THÍCH TIN MỪNG TRONG THẾ GIỚI NGÀY NAY
Với Tự sắc “Ad theologiam promovendam”, Đức Phanxicô đã cập nhật các quy chế của Học viện Thần học Giáo hoàng bằng cách kêu gọi nó hướng đến một “cuộc cách mạng văn hóa can đảm” mang tính ngôn sứ và đối thoại cũng như có tính mục vụ, dưới ánh sáng Mặc Khải.
GIÁO PHẬN QUI NHƠN: TỌA ĐÀM VỀ LM. GIOAKIM ĐẶNG ĐỨC TUẤN, DANH NHÂN CÔNG GIÁO VIỆT NAM
Dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Hàn Mạc Tử (2012), cách nay hơn một thập kỷ, Tòa Giám mục Qui Nhơn đã tổ chức họp mặt các tác giả Văn thơ Công giáo Việt Nam lần đầu vào hai ngày 21-22/9/2012. Tiếp đó, Giải Viết Văn Đường Trường rồi Giải Sáng Tác Cho Tuổi Thơ, suốt 7 năm liền luôn trao giải vào ngày 21-22/9, đã tạo nên truyền thống cho các tác giả Văn thơ Công giáo Việt Nam họp mặt hằng năm vào dịp này.
ĐỨC PHANXICÔ GẶP GỠ SINH VIÊN ĐẠI HỌC CÔNG GIÁO BỒ ĐÀO NHA : TRI THỨC LÀ MỘT TRÁCH NHIỆM
Một ngày sau khi đến Bồ Đào Nha để tham dự JMJ ở Lisbon, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp gỡ các sinh viên từ Đại học Công giáo Bồ Đào Nha vào thứ Năm 3/8/2023. Người kế vị thánh Phêrô khuyến khích họ “thay thế sợ hãi bằng ước mơ” , “tìm kiếm và mạo hiểm” bằng cách trở thành những nhân vật chính của “thuật biên đạo vũ mới” đặt con người vào trung tâm.
TÁI KHÁM PHÁ MỘT BẬC THẦY TRONG VIỆC TÌM KIẾM SỰ THẬT: THÁNH TÔMA AQUINÔ
Kỷ niệm 700 năm phong thánh cho thánh Tôma Aquinô là cơ hội để nhìn lại di sản của nhà thần học lớn của Dòng Đa Minh và của lịch sử Giáo hội. Isolde Cambournac, với luận án tiến sĩ của mình về thánh nhân, sẽ đưa chúng ta theo bước chân của một người tìm kiếm Thiên Chúa mà tư tưởng của ngài vẫn có thể hướng dẫn các tín hữu.
JEAN DE SAINT-CHERON: BLAISE PASCAL, NGƯỜI BẠN ĐỒNG HÀNH ĐỂ TÌM KIẾM HẠNH PHÚC THẬT SỰ
Đức Phanxicô dành một Tông thư cho Blaise Pascal nhân kỷ niệm 400 ngày sinh của ông. Nhà văn Jean de Saint-Cheron nhìn lại tư tưởng và di sản của một nhân vật phi thường, cả về quan điểm trí thức lẫn tâm linh.
TÔNG THƯ NHÂN DỊP KỶ NIỆM 400 NĂM NGÀY SINH CỦA BLAISE PASCAL
Blaise Pascal sinh ngày 19/6/1623. Là một nhà toán học và vật lý học, ông đã cống hiến cuộc đời mình để tìm kiếm Thiên Chúa, đưa đức tin và lý trí lại gần nhau hơn trong thái độ tôn trọng sự cao cả của đức tin. Ngày 19/6/2023, Đức Phanxicô đã bày tỏ lòng tôn trọng đối với ông trong một Tông thư có tựa đề « Sublimitas et miseria hominis » (« Sự cao cả và sự khốn khổ của con người »), nhân kỷ niệm 400 năm ngày sinh của ông.
NGÀY 10/6, MỘT THÔNG ĐIỆP HY VỌNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ ĐƯỢC GỞI VÀO QUỸ ĐẠO
Một cuốn sách kỹ thuật số thu nhỏ chứa đựng một lời cầu nguyện của Đức Phanxicô được gởi vào không gian, vào ngày thứ Bảy 10/6/2023. Nó sẽ được đưa vào quỹ đạo ở độ cao 525 km bằng một tên lửa sẽ được phóng từ California.
CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU KITÔ HỮU, HAY LÀM THẾ NÀO DUNG HÒA KHOA HỌC VÀ ĐỨC TIN
Nhân dịp khánh thành Trung tâm Teilhard-de-Chardin (centreteilharddechardin.fr) từ ngày 2 đến 4/6/2023 trên cao nguyên Saclay (Essonne), nhật báo La Croix đã phỏng vấn các nhà khoa học Kitô hữu về cách thức họ cố gắng liên kết nghiên cứu và đức tin của mình.
NHỮNG HÌNH ẢNH GÂY SỐC VỀ MỘT CHÚA GIÊSU SIÊU THỰC ĐẠT ĐƯỢC TỪ TẤM KHĂN LIỆM THÁNH
Một cuộc triển lãm đặc biệt được tổ chức từ ngày 14/10/2022 tại nhà thờ chánh tòa Salamanque : « Người đàn ông bí ẩn », tái tạo người đàn ông của Tấm Khăn Liệm Thánh, lần đầu tiên được tạc cách siêu thực và hoàn toàn phù hợp với các phân tích của Tấm Khăn Liệm Thánh ở thành Turin. Các kết quả thật kinh ngạc và cho thấy một hình ảnh chưa từng có, nếu không muốn nói là rất bạo lực về cuộc Thương khó của Chúa Kitô.
TÒA THÁNH CHỈ RA « BA CĂN BỆNH » CỦA CÁC NỀN DÂN CHỦ HIỆN ĐẠI
Bộ trưởng ngoại giao của Tòa Thánh, Đức cha Paul Richard Gallagher, đã có bài phát biểu về nền dân chủ « theo sự khôn ngoan của các Giáo hoàng » trong bối cảnh địa chính trị hiện nay. Bài phát biểu tại một hội nghị ở phân khoa khoa học xã hội của đại học giáo hoàng Grégorien ở Rôma, vào ngày 27/3/2023.
LUẬT TỰ NHIÊN
LUẬT TỰ NHIÊN[1]
Lý thuyết về luật tự nhiên hướng dẫn đời sống luân lý cũng như những quyết định luân lý, đã xuất hiện khá lâu rồi trong tiến trình tư tưởng Tây phương. Kể từ khi người Hy Lạp đầu tiên suy tư về triết học. Trong tác phẩm của Aristote, Rhetoric and Ethics, (Tu Từ Học và Đạo đức học), ta thấy có mô tả về thứ luật phổ quát này đang áp đặt cho con người.